7 cấp độ tự do tài chính theo triệu phú tự thân Grant Sabatier: "Nó đem lại cho ta nhiều tự do hơn"

Grant Sabatier là một triệu phú tự thân nổi tiếng, người đã kiếm đủ tiền để nghỉ hưu sớm, chia sẻ về 7 cấp độ tự do tài chính.

Chi Nguyễn
15:30 15/04/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Grant Sabatier là một trong những tiếng nói hàng đầu và là câu chuyện thành công nhất trong phong trào FIRE - viết tắt của "Financial Independence, Retire Early" (Tự do tài chính, nghỉ hưu sớm). Đến nay, triệu phú tự thân này đã kiếm đủ tiền để nghỉ hưu sớm và sống thoải mái nhờ thu nhập lâu dài từ các khoản đầu tư.

Anh cho biết, tình trạng của mình bây giờ chính là đích đến cuối cùng cho những ai đang muốn cuộc sống giống anh. Đố không phải là một thứ cho phép ta mua gì cũng được, mà là một phương tiện giúp ta có được nhiều sự lựa chọn hơn về lối sống. Sabatier nói: "Với mỗi đô la bạn tiết kiệm được, bạn sẽ mang lại cho mình nhiều tự do và nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống. Dựa trên số tiền bạn đã tiết kiệm và đầu tư, hãy tự hỏi bản thân: bạn đã có được bao nhiêu tháng ngày tự do?".

7-cap-do-tu-do-tai-chinh-theo-trieu-phu-tu-than-grant-sabatier
Với mỗi đô la bạn tiết kiệm được, bạn sẽ mang lại cho mình nhiều tự do và nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống

They vì đi chơi golf hay thuê thuyền đánh cá, vị triệu phú tự thân này gọi giai đoạn hậu đi làm 9-to-5 là giai đoạn "định hướng nhiệm vụ". Trong cuốn sách "Financial Freedom" của mình, cũng như trong Khóa học Tự do Tài chính, một chương trình giảng dạy trực tuyến về tài chính cá nhân, Sabatier đã đưa ra một lộ trình để đảm bảo sự chắc chắn về tiền bạc, bao gồm bảy cấp độ tự do tài chính, từ Sự rõ ràng cho đến Sự dồi dào về tài sản.

Một cuộc khảo sát gần đây của MagnifyMoney đã cho thấy một thực tế báo động, 50% lao động tại Mỹ cho biết họ đang sống theo kiểu kiếm đồng nào, tiêu đồng ấy. Điều này xếp họ vào cấp độ thứ hai: Sự tự cung tự cấp. Theo Grant Sabatier, việc tiến lên dần qua các cấp độ có thể đòi hỏi ta phải thay đổi thói quen tài chính và suy nghĩ tổng thể về tiền bạc. Dưới đây là 7 cấp độ tự do tài chính:

Cấp độ 1: Sự rõ ràng

Bước đầu tiên là kiểm tra tình hình tài chính của ta - ta có bao nhiêu tiền, ta nợ bao nhiêu và mục tiêu của ta là gì. Sabatier nói: "Bạn không thể đến nơi mình muốn nếu không biết mình bắt đầu từ đâu".

Cấp độ 2: Sự tự cung tự cấp

Tiếp theo, ta sẽ muốn tự đứng trên đôi chân của mình, nghĩa đen là về mặt tài chính. Điều này có nghĩa là kiếm đủ để trang trải chi phí của ta mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài, chẳng hạn như trợ cấp từ bố mẹ. Ở cấp độ này, ta có thể đang phải sống bằng đồng lương từng đồng hoặc vay nợ để trang trải cuộc sống.

Cấp độ 3: Có thể thả lỏng đôi chút

7-cap-do-tu-do-tai-chinh-theo-trieu-phu-tu-than-grant-sabatier
Chỉ vì bạn kiếm được nhiều tiền không có nghĩa là bạn thực sự tiết kiệm được số tiền đó

Những người ở Cấp độ 3 sẽ có thừa một khoản sau khi đã trả hết các chi phí sinh hoạt. Họ có thể dành khoản tiền này cho các mục tiêu như lập quỹ khẩn cấp và đầu tư cho hưu trí.

Vượt qua Cấp độ 2 đồng nghĩa với việc ta đã tự tạo cho mình một chút tự do về tài chính, dù nó không nhất thiết phải có nghĩa là ta đã kiếm được một mức lương lớn hơn nhiều. Thật vậy, 31% người Mỹ đang làm việc vẫn kiếm được hơn 100.000 đô la dù sống theo từng đồng lương, theo MagnifyMoney.

Sabatier nói: "Chỉ vì bạn kiếm được nhiều tiền không có nghĩa là bạn thực sự tiết kiệm được số tiền đó. Hầu hết mọi người ở đất nước này đang sinh sống bằng nợ".

Cấp độ 4: Sự ổn định

Những người đạt đến Cấp độ 4 đã trả được nợ lãi suất cao, chẳng hạn như nợ thẻ tín dụng, và đã cất giữ được chi phí sinh hoạt trong vòng 6 tháng vào quỹ khẩn cấp. Tích lũy các khoản tiết kiệm khẩn cấp giúp đảm bảo rằng tài chính của ta sẽ không bị xáo trộn bởi các trường hợp bất ngờ. Vị triệu phú tự thân này nói thêm: "Ở cấp độ này, bạn đã không còn phải lo lắng nếu bị mất việc hoặc phải chuyển đến một thành phố khác".

Các chuyên gia tài chính cho biết: Khi tính toán số tiền ta cần phải tiết kiệm, hãy suy nghĩ về bức tranh toàn cảnh tài chính của ta có thể trông như thế nào để hiểu được những trường hợp khó khăn, rồi mới nghĩ tới chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Christine Benz, giám đốc tài chính cá nhân và lập kế hoạch nghỉ hưu tại Morningstar cho hay: "Nếu bạn bị thất nghiệp, bạn sẽ phải thực hiện một số thay đổi. Chẳng hạn, bạn có thể sẽ phải cắt bỏ thẻ thành viên phòng tập thể dục và hủy đăng ký định kì của mình. Hãy nghĩ về mức tối thiểu mà bạn cần đạt được".

Cấp độ 5: Sự linh hoạt

Những người ở Cấp độ 5 đã tiết kiệm được ít nhất hai năm chi phí sinh hoạt. Với những hình thức tiết kiệm đó, ta đã có khả năng cân nhắc về thời hạn tiền bạc có thể mua được cho ta: "Bạn có thể nghỉ việc 1 năm nếu ta muốn".

Ta không cần phải tính toán tất cả số tiền này bằng tiền mặt: Đó có thể là tổng số tiền từ các tài khoản tiết kiệm và đầu tư của bạn. Miễn là ta có thể tiếp cận số tiền đó bằng cách nào đó, nếu cần, ta có thể linh hoạt để giải thoát bản thân, ít nhất là tạm thời, khỏi việc lao động.

Cấp độ 6: Sự tự do tài chính

Theo Sabatier, những người đã đạt được sự độc lập về tài chính có thể sống hoàn toàn bằng thu nhập tạo ra từ các khoản đầu tư của họ. Anh cho hay: "Bạn thường có một trong hai điều. Bạn có một đống tiền lớn trong danh mục đầu tư đang sinh lãi hoặc bạn có bất động sản cho thuê và dòng tiền từ tiền thuê trang trải chi phí sinh hoạt của bạn, hoặc kết hợp cả hai".

Để đạt đến cấp độ này, ta sẽ phải đầu tư một tỷ lệ cao trong thu nhập của mình, điều này có thể sẽ khiến ta phải chuyển sang một lối sống tiết kiệm hơn để giảm đáng kể chi phí sinh hoạt của mình. Vị triệu phú này nhận định, theo đuổi lối sống này đòi hỏi một sự thay đổi trong suy nghĩ để thoát khỏi những khuôn mẫu truyền thống về tài chính cá nhân.

Anh giải thích: "Mọi người đang được dạy để tiết kiệm 5%, 10%, 15% thu nhập của họ, và có thể bạn sẽ được nghỉ hưu khi 65 tuổi. Rất may là nhiều người trẻ đã bắt đầu hiểu rằng nếu tôi tích cực tiết kiệm và đầu tư, tôi có thể làm việc ít hơn và có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với tương lai và số phận của mình.”

Cấp độ 7: Sự dồi dào về tài sản 

Những người độc lập về tài chính sống bằng thu nhập từ những khoản đầu tư của họ dựa vào "quy tắc 4%" - một quy tắc về hưu cho rằng nhà đầu tư có thể rút 4% một cách an toàn, được điều chỉnh theo lạm phát, từ danh mục cổ phiếu và trái phiếu cân bằng mỗi năm, và tương đối chắc chắn rằng số tiền sẽ tiếp tục tăng và sẽ không cạn kiệt.

Mặc dù các nhà kinh tế tranh luận liệu 4% có phải là con số tối ưu hay không (một số bảo thủ hơn cho rằng con số phù hợp có thể gần với 3,3%), nhưng những tính toán đằng sau nó là cơ sở để thiết lập con số FIRE - số tiền bạn sẽ cần để nghỉ hưu và kiếm thu nhập hàng năm mà vẫn có thể thoải mái sống.

Trong khi những người ở Cấp độ 6 cần theo dõi sự thay đổi trong các khoản đầu tư của họ để đảm bảo việc nghỉ hưu của họ vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, những người ở Cấp độ 7 không phải lo lắng như vậy. Triệu phú tự thân giải thích: "Cấp độ 7 là sự giàu có - có nhiều tiền hơn những gì bạn cần. Bạn không phải lo lắng về tiền bạc và nó không phải là điều cần thiết đối với sự tồn tại hàng ngày của bạn".

Đó là cấp độ mà Grant Sabatier tìm thấy chính mình và cũng là cấp độ mà anh ấy muốn đưa mọi người đến, nếu ta sẵn sàng thay đổi tư duy về tiền bạc. Anh cho hay: "Nếu bạn muốn cuộc sống của mình đổi khác đi, bạn sẽ phải đưa ra những lựa chọn khác nhau".

Theo Grow Acorns

Xem thêm: Triệu phú chia sẻ bài học xương máu về kinh doanh đúc kết từ 5 lần đứng lên sau khánh kiệt

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận