7 bí quyết thần sầu giúp bạn có khoản tiết kiệm 1,2 tỷ trước 30 tuổi: Làm giàu không khó, quan trọng là kiên trì!
Kiếm tiền để phục vụ bản thân, tiêu tiền để xứng đáng với chính mình, tiết kiệm tiền mới là cao thủ nhìn xa trông rộng!

- 1. Không nên tiêu hết 10 đồng khi làm ra được 10 đồng
- 2. Không nên chi tiêu một cách sĩ diện hão
- 3. Lên kế hoạch kỹ trước khi thực hiện một điều gì đó
- 4. Phải biết nói không với những lời chào mời ngon ngọt
- 5. Biến các công cụ trong nhà thành những vật dụng đa năng
- 6. Giàu cũng phải biết chi tiêu hợp lý
- 7. Tiết kiệm không đồng nghĩa với dè sẻn và keo kiệt
Tính ra thì thời gian vàng để kiếm tiền của mỗi người chẳng qua cũng chỉ có 20,30 năm. Ở thời kì đỉnh cao này, kiếm nhiều, tiêu cũng nhiều, bạn đã từng nghĩ bạn dựa vào cái gì để đạt được tự do tài chính sau 30 tuổi, rồi tiền chăm sóc vợ con, phụng dưỡng cha mẹ và dưỡng lão cho chính mình?
Ở độ tuổi đẹp nhất, kiếm tiền là để phục vụ bản thân, tiêu tiền là để xứng đáng với chính mình.
Nếu tiền kiếm ra là để nâng cao chất lượng cuộc sống, việc nên tiêu tiền thì đừng lơ là.
Biết kiếm tiền là bản lĩnh, tiền sinh ra tiền mới là bảo hiểm cao cấp nhất, tiền cần kiếm, cũng cần tiết kiệm, tiết kiệm lại rồi cất ở chỗ nên cất, đợi nó mang tới cho bạn sự bất ngờ.
Làm người phải có năng lực kiếm tiền, cũng phải có ý thức tiết kiệm tiền, càng phải có thủ thuật quản lý và lên kế hoạch tài chính cá nhân.
Đó là những điều tôi nhận ra sau nhiều năm vật lộn kiếm tiền, không ngại bôn ba khó nhọc, thắt chặt chi tiêu vì mục đích có được một khoản tích cóp để sau 30 tuổi không bị hoang mang, bối rối về tương lai bất định.
Khoản tiết kiệm 1,2 tỷ trước thềm sinh nhật lần thứ 30 của mình được coi là một thành tựu nho nhỏ đáng để bản thân hãnh diện, tự hào – dù đối với nhiều người con số ấy vẫn là quá khiêm tốn Nhưng, dù vậy tôi vẫn muốn chia sẻ một chút bí quyết tiết kiệm của mình, biết đâu sẽ hữu ích cho ai đó đọc được:
1. Không nên tiêu hết 10 đồng khi làm ra được 10 đồng
Bạn nên chia thu nhập bản thân làm nhiều phần tùy theo nhu cầu của bạn:
– Một phần cho chi tiêu căn bản như ăn uống
– Một phần để mua sắm các vật dụng cần thiết
– Một phần dùng tiết kiệm cho những mục tiêu trong tương lai như mua nhà hay đi du lịch
– Một phần để dành cho những rủi ro biến cố về sức khỏe.
2. Không nên chi tiêu một cách sĩ diện hão
Người giàu hẳn có cách chi tiêu của người giàu. Người kém thu nhập hơn ắt cũng sẽ có những cách chi tiêu riêng. “Liệu cơm gắp mắm”, không nên chi tiêu quá đà chỉ để chứng tỏ một điều gì đó cho thiên hạ thấy; vì có thể sau khi chi tiêu quá đà, bạn sẽ lâm vào cảnh nợ nần, túng quẫn, stress triền miên…
3. Lên kế hoạch kỹ trước khi thực hiện một điều gì đó

Việc lên kế hoạch giúp ta phần nào lường trước để tránh khỏi các rủi ro trong tương lai. Lên kế hoạch cũng cho ta biết được việc thu nhập nên chia ra thành bao nhiêu phần và mỗi phần cần bao nhiêu tiền. Bạn càng lên kế hoạch kỹ bao nhiêu, rủi ro mất tiền oan hoặc chi tiêu không hợp lý càng giảm thiểu bấy nhiêu.
4. Phải biết nói không với những lời chào mời ngon ngọt
Các chuyên gia marketing rất biết cách móc hầu bao khách hàng bằng nhiều hình thức mời chào sản phẩm hấp dẫn. Rất nhiều món hàng nhìn chỉ khác hình thức và kiểu dáng dù công dụng của nó không khác là bao so với cái bạn đã mua trước đó và đang sử dụng.
Nếu ở nhà bạn đã có món đồ đó, hãy cân nhắc lý do tại sao phải mua một món đồ mới tương tự công năng.
5. Biến các công cụ trong nhà thành những vật dụng đa năng
Chỉ một chút khéo tay, bạn có thể sáng tạo ra rất nhiều món đồ ý nghĩa. Ví dụ: thay vì mua tranh ở cửa hàng tranh, bạn có thể chọn một bức hình đẹp trên internet và in ra đóng khung và treo trên tường nhà. Thay vì mua một hộp đựng các cây cọ trang điểm, hãy sử dụng một chiếc ly thủy tinh hoặc ly gốm bạn có sẵn trong nhà thay thế.
6. Giàu cũng phải biết chi tiêu hợp lý
Khi chúng ta may mắn có được thu nhập tốt, chúng ta cũng không nên tiêu xài xả láng một cách hoang phí để bù đắp cho những thiếu hụt trong quá khứ nghèo khổ! Có rất nhiều mục tiêu trong cuộc sống, nếu không phải vì bản thân bạn thì sẽ là vì con cháu của bạn.
Nếu muốn đầu tư cho con cháu mình được đi du học nước ngoài cũng sẽ tốn khá nhiều tiền bạc và thời gian. Với lại, không ai biết rủi ro bạn sẽ gặp phải về thu nhập trong tương lai. Chắc gì công việc của bạn luôn luôn thuận lợi và không bao giờ gặp phải khó khăn?
7. Tiết kiệm không đồng nghĩa với dè sẻn và keo kiệt

Những gì cần mua bạn vẫn phải mua, không nên cắt giảm thái quá một cách keo kiệt. Khi lâu ngày đến thăm người lớn quan trọng, ta nên mua một chút quà nhỏ thay vì đi tay không.
Khi ốm đau, ta không nên tự chịu đựng thay vì phải đi gặp bác sĩ hoặc mua thuốc uống. Đường đi làm xa ta cố gắng mua cái xe thay vì đi bộ hoặc nhờ vả xe cộ của người khác nhiều lần một cách thản nhiên.
Cũng không nên vì tiết kiệm quá mà nhịn ăn nhịn uống. Tiền thuốc men và những loại tiền khắc phục hiệu quả sau đó tôi nghĩ nó còn tốn hơn gấp bội lần. Hãy phân biệt rõ những gì cần tiêu, nên tiêu và không nên tiêu.
Tiền bạc không phải tự nhiên trên trời rớt xuống. Chúng ta cũng không nên thoải mái tiêu tiền của kẻ khác. Tiền của người khác cũng là mồ hôi nước mắt. Nếu họ cho ta, ắt họ cũng muốn gì đó ở ta. Trên đời này không ai cho không ai cái gì, thế nên hãy biết cách kiếm tiền, tiết kiệm tiền, đầu tư tiền bạc một cách hơp lý và khôn ngoan.
Theo Trí thức trẻ
Đọc thêm
Dưới đây là 3 kiểu tiết kiệm vô nghĩa mà nhiều người hay làm, cứ tưởng giúp bản thân tiết kiệm nhưng thực tế lại không!
Có khoảng 1,45 tỷ tiền tiết kiệm, người đàn ông này băn khoăn không biết có nên rút ra đế mua đất sinh lời.
9x người Nhật Akimitsu cho biết, anh chọn sống tối giản vì muốn cuộc sống thoải mái hơn xưa, tuy đơn giản nhưng vẫn mãn nguyện.
Tin liên quan
Có 5 nguyên nhân gây ra bệnh tật về thể chất cho con người, là ăn quá no, ngủ quá nhiều, sống trụy lạc, hành động khinh suất và lười lao động.
“Ta chỉ có một đời để sống. Sao không làm những điều thật sự ý nghĩa với bản thân?" (Roise Nguyễn). Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói trên?
Tôi bán đất lấy tiền cho con mua nhà để ổn định cuộc sống. Nhưng tôi lại bị con dâu coi thường khi dọn về sống chung.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.