6 triết lý kinh doanh "bất bại" của người Hoa đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị: Tiết phú do cần, đừng tiêu xài hoang phí
Quả thực việc kinh doanh xưa và nay đã có nhiều sự khác biệt, nhưng nắm chắc 6 triết lý kinh doanh "bất bại" của người Hoa này thì ta hoàn toàn có thể đổi đời.
Ở Việt Nam, cộng đồng người Hoa đã có mặt từ rất lâu, nơi nào có họ sinh sống là nơi ấy kinh doanh, buôn bán sầm uất vô cùng. Có một sự thật là, người Hoa là những doanh nhân rất giỏi, với những triết lý kinh doanh "bất bại" đến ngày nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Dưới đây là một số triết lý đó:
Triết lý bang hội
Bang hội ở đây thực ra chỉ là những hội nhóm kinh tế, là những nhóm người Hoa sống tụ tập gần nhau. Người Hoa nổi tiếng là đoàn kết, gần như ở đâu họ cũng sống tựu lại với nhau, chịu sự quản lý của một trưởng thôn/bang trưởng nào đó. Chưa kể, họ còn có truyền thống giúp đỡ đồng hương, giúp đỡ nhau hết mình như thể anh em, bạn bè.
Tại Chợ Lớn, bất kì ai di cư từ Trung Quốc sang đều được hỗ trợ chỗ ở, việc làm. Đến tuổi thì anh em giúp mai mối, dựng vợ gả chồng, có mâu thuẫn gì đều được giải quyết nội bộ. Với người đã khuất, nếu nhà quá nghèo không có tiền lo ma chay, anh em trong bang hội cũng sẽ gom góp lo chuyện hậu sự.
Có lần nọ, tôi đi cùng một người bạn là người Hoa đi dạo quanh chợ lớn, lúc về không may làm mất vé xe. Chú trông xe khó tính, dù bọn tôi có giấy tờ đầy đủ vẫn không được thả. Nào ngờ, cô bạn tôi gọi điện gia đình tâm sự, chú trông xe nghe thấy bạn tôi nói tiếng Hoa thì lập tức xuống giọng, lấy xe về. Từ ấy, tôi cứ có cảm giác, biết tiếng Hoa ở Chợ Lớn là tài tình lắm, cứ cùng thứ tiếng là anh em.
Đi tới đâu lập chợ tới đó
Có một thực tế là ở đâu cũng có Chinatown, và nơi nào cũng lớn mạnh và giàu có. Người Hoa giỏi kinh doanh, đi đâu cũng làm ăn được. Thế nhưng, cứ nhìn vào việc người Hoa xuống miền Nam rồi lập chợ đầu tiên, chứ không phải bệnh xá, trường học, đủh iểu thế mạnh của họ là gì.
Người Hoa có làm ăn theo nghề gia đình, cha truyền con nối, ít thuê người ngoài, không bỏ nghề bao giờ. Vì thế, khắp Chợ Lớn, chúng ta toàn gặp những con đường suốt mấy chục năm chỉ bán đúng một mặt hàng, không đổi ngành và cũng không ai ăn cắp nổi.
Tôi có hỏi một người bạn, người Hoa có khu ổ chuột không? Nó ngớ ra rồi lẩm bẩm, nhỏ giờ chưa từng biết những chỗ như vậy. Thì ra, người Hoa dù nhà cửa lớn bé thế nào, cũng không coi là người nghèo.
Người Hoa ở đâu, quán ăn ở đó
Giống như hầu hết Chinatown trên thế giới, Chợ Lớn là khu ẩm thực hấp dẫn với cả khách địa phương và khách du lịch. Ẩm thực là một trong những thứ mà người Hoa tự hào nhất, vừa được biến tấu để phù hợp với khẩu vị người Việt, lại vẫn giữ được nét nguyên bản.
Ở các gia đình người Hoa hoặc có mẹ/vợ là người Hoa, dễ bắt gặp những bữa ăn thịnh soạn trong bất kỳ buổi nào. Sự phát triển của ẩm thực Hoa cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen ăn uống của người Sài Gòn. Các món rất quen như: há cảo, hoành thánh, sủi cảo, phá lấu, bò pía… đều được xem như những đặc sản của Sài Gòn.
Làm giàu vì tiết kiệm
Kinh doanh giỏi, giàu sang nhưng hầu hết người Hoa lại tiết kiệm, bởi theo họ "tiểu phú do cần". Họ không có thói quen cho tiền người khác, nhưng lại sẵn sàng hỗ trợ họ việc làm, cho cần câu cơm để tự mưu sinh. Với họ, đã giúp là phải giúp cho giàu, đừng cho ăn qua ngày đoạn tháng.
Họ chỉ thực sự "vung tiền" làm từ thiện trong các buổi bán đấu giá vật phẩm có tổ chức quy mô trong các lễ Tết. Số tiền được "vung" ra luôn nhiều hơn 10 con số, tất cả đều có mục đích vì muốn hỗ trợ đồng hương.
Bằng cấp là thứ yếu
Tôi nhận thấy, cộng đồng người Hoa ở Việt Nam không mấy coi trọng bằng cấp. Thực ra, họ coi trọng sự chăm chỉ, cần mẫn và năng suất lao động hơn. Chỉ cần làm việc hoặc quen biết ai đó làm việc dưới một người sếp gốc Hoa, bạn sẽ dễ dàng nhận ra anh ta coi trọng năng lực đến thế nào. Ngoại hình, giao tiếp cũng không quan trọng, quan trọng là bạn có làm được việc không.
Đi dọc Chợ Lớn, dễ nhận ra nhiều bạn trẻ đang độ tuổi đi học đã bắt đầu bán lớn buôn bé ở đây cùng gia đình. Người Hoa luôn muốn con cái được tiếp xúc sớm với kinh doanh. Họ có thể khắt khe với con ngay từ nhỏ bằng việc cho thôi học, bắt đi làm công để sau này đứa trẻ đủ hiểu biết để gánh vác truyền thống.
Quan tâm đến sức khỏe
Người Hoa đặc biệt rất quan tâm tới sức khỏe của bản thân, họ không bài trừ mà tôn trọng cả Đông y gia truyền lẫn Tây y. Người Hoa vô cùng cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm, hàng hóa. Bán ở nhiều chợ lớn nhỏ khắp Quận 5, người Hoa vẫn thường chọn mua hàng ở "chợ người giàu" – nơi có giá thành khá chát nhưng được đánh giá là "đáng đồng tiền", phục vụ chủ yếu cho người Hoa.
Chưa kể, trong rất nhiều món ăn của người Hoa, họ đều sử dụng thảo dược, giúp tăng cường sức khỏe. Điều đó đủ chứng minh cho người ta thấy được, người Hoa là một dân tộc coi trọng sức khỏe hơn hết.
Tổng hợp
Xem thêm: 7 bí quyết vàng trong kinh doanh của người Hoa: Giao thương linh động, thương hiệu uy tín
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận