5 loại chi phí âm thầm khiến bạn rỗng túi khi mua nhà mới: Biết trước mà tránh chẳng thiệt mặt nào

Những loại chi phí khi mua nhà lần đầu tiên mà không phải ai cũng biết có thể khiến bạn rỗng túi nhanh chóng, chỉ nhận ra khi quá muộn.

Chi Nguyễn
08:30 29/08/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày nay, mua nhà không còn là chuyện của các cặp vợ chồng hay gia đình nữa, mà ngay cả người trẻ độc thân cũng cố gắng. Có một điều mà không ít người bỏ qua khi mua nhà lần đầu tiên, là các loại chi phí ẩn dễ dàng "ăn mòn" tài khoản của họ.

So với tiền mua nhà, những khoản tiền này tưởng chừng như không thấm vào đâu. Thế nhưng, chúng có thể khiến bạn tiêu "lẹm" vào dòng tiền trong ngân sách cố định và ảnh hưởng tới kế hoạch. Các khoản này có thể được trả trước hoặc định kỳ tùy theo từng loại phí, và bạn cần lưu ý lập ngân sách cho chúng:

Phí môi giới

5-loai-chi-phi-am-tham-khien-ban-rong-tui-khi-mua-nha-lan-dau-tien
Phí môi giới hay còn gọi là tiền hoa hồng là khoản phí bạn nên làm rõ để tránh bị mất tiền oan hoặc tranh chấp không đáng có sau này

Phí môi giới hay còn gọi là tiền hoa hồng là khoản phí bạn nên làm rõ để tránh bị mất tiền oan hoặc tranh chấp không đáng có sau này. Nếu bạn tự tìm hiểu và mua nhà một mình, khoản phí này bạn có thể bỏ qua. Tuy nhiên, nếu bạn tìm mua thông qua công ty môi giới bất động sản hoặc trung gian thì cần lưu ý. Khoản phí này sẽ phụ thuộc vào từng nơi và giá trị của tài sản. 

Song, thông thường số tiền sẽ rơi vào khoảng 1% - 2% giá trị mua bán. Mức phí này không có con số cụ thể, nên trước khi làm việc hãy hỏi thật rõ.

Phí trước bạ

Phí trước bạ là khoản phí quan trọng khi mua nhà, nhưng thực tế không phải ai cũng biết, đặc biệt là người trẻ. Phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu thường là 0,5 giá trị hợp đồng mua bán. Ví dụ, bạn mua một lô đất với giá 1 tỷ, bạn phải đóng khoảng 5 triệu đồng phí trước bạ.

Phí pháp lý, công chứng

Theo luật, ngoài phí trước bạ, người mua sẽ phải trẻ thêm 0,1% phí pháp lý, công chứng khi mua nhà đất. Bên cạnh phí pháp lý, công chứng cho các cơ quan thẩm quyền, bạn còn phải trả thêm phí thẩm định giá tài sản, tham khảo - tư vấn của các văn phòng luật nếu có sử dụng các dịch vụ này. Điều này nhằm hạn chế rủi ro, bị làm giá hay lừa đảo khi mua nhà.

Phí sửa sang, bảo trì

Nếu bạn mua nhà cũ, việc sửa chữa là điều tất yếu; tuy nhiên ngay cả khi mua nhà mới bạn vẫn nên cẩn thận. Hãy kiểm tra kỹ trước khi bàn giao nhà cửa, đưa ra kế hoạch để hạn chế những vấn đề như hỏng hóc, bảo trì,... Nếu tính nhẩm qua thì con số này có thể không lớn lắm, nhưng nếu cộng dồn thì đó là khoản tiền không hề nhỏ.

Chưa kể, không ít người mua sau khi nhận nhà lại cảm thấy không hài lòng với thiết kế và muốn sửa sang cho phù hợp. Trong trường hợp đó, điều cần lưu ý trước tiên là lên kế hoạch sẵn sàng cho việc này.

Phí tiện ích dịch vụ

5-loai-chi-phi-am-tham-khien-ban-rong-tui-khi-mua-nha-lan-dau-tien
Nhiều người lầm tưởng rằng chi phí dịch vụ chỉ có nếu họ mua nhà chung cư, nhưng thực tế thì không phải vậy

Nhiều người lầm tưởng rằng chi phí này chỉ có nếu họ mua nhà chung cư, nhưng thực tế thì không hẳn. Mỗi loại hình nhà ở đều có khoản phí dịch vụ riêng, chẳng hạn:

- Nhà đất: chi phí đi lại - vận chuyển, phí đậu xe, phí dịch vụ, phí rác thải,...

- Chung cư: phí dịch vụ tính theo m2 (tùy phân khúc chung cư), thường bao gồm thu gom rác thải, bảo trì thang mái, phí đậu xe, an ninh nhà ở...

Tóm lại, trước khi xuống tiền mua nhà, bạn phải kiểm tra và chắc chắn rằng mình đã có chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh như trên. Ngoài ra, đây là một số lưu ý khác khi mua nhà lần đầu tiên: 

- Thông tin quy hoạch: Tìm hiểu xem ngôi nhà mình mua thuộc dự án nào, ai là chủ đầu tư. Theo nguyên tắc, bạn sẽ không được mua bán, chuyển nhượng nếu nhà đất nằm trong quy hoạch. Tuy nhiên, có không ít kẻ gian sẽ dùng thủ đoạn để lừa bạn mua, đến khi nhận ra đã quá muộn.

Để biết rõ hơn, hãy mang bản photocopy sổ đỏ đến UBND huyện/quận nơi có nhà, đất để hỏi. Họ sẽ cung cấp thông tin hoặc hướng dẫn bạn tới bộ phận phụ trách cung cấp thông tin quy hoạch. (tùy từng UBND – một số nơi còn có bộ phận riêng chuyên trả lời thông tin dự án, quy hoạch cho dân).

- Thông tin về tranh chấp: Với nhà đất, bạn có thể tham khảo qua môi giới, người dân địa phương cũng như hàng xóm. Có những mâu thuẫn rất nhỏ như hàng rào, lối đi,... lại có thể dẫn đến nhiều rắc rối sau này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hỏi UBND xã thông tin này. Với dự án chung cư thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn, bạn có thể tìm hiểu qua Internet, hội nhóm,...

- Thông tin về vay nợ và thế chấp: Đối với việc thế chấp ngân hàng, thông tin này có thể tra cứu ở VPCC, việc này thường miễn phí. Trường hợp thế chấp hoặc vay “lãi cao” thì truy tìm nguồn gốc sẽ khó khăn.

- Việc ký kết hợp đồng, giao giấy tờ, sổ đỏ và giao tiền: Để đảm bảo chắc chắn, hãy nhờ VPCC giữ hợp đồng cho đến khi 2 bên giao xong tiền và giao giấy tờ sổ đỏ thì cùng qua VPCC lấy hợp đồng. Tránh trường hợp mỗi bên cầm đủ hợp đồng của mình nhưng chưa giao giấy tờ, sổ đỏ hay giao tiền.

Theo Lam Anh/Nhịp sống Việt

Xem thêm: Vợ chồng trẻ thu nhập dưới 30 triệu, băn khoăn có nên vay tiền tỷ để mua nhà?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận