4 "luật ngầm" người có EQ cao luôn nắm chắc để có quan hệ tốt nơi công sở, sự nghiệp thăng tiến

Rất nhiều người có EQ cao có thể thăng tiến sự nghiệp, là bởi họ luôn nắm rõ 4 luật ngầm trong quan hệ nơi công sở này.

Chi Nguyễn
16:30 03/10/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bất kì công ty nào cũng có văn hóa riêng và "luật ngầm" riêng. Nắm rõ những quy tắc bất thành văn này, mối quan hệ giữa sếp với nhân viên, đồng nghiệp với đồng nghiệp sẽ gắn kết hơn. Những nhân viên có EQ cao sớm ngộ ra điều này, vì thế mà bản thân họ có thể phát triển tốt đẹp. Dưới đây là 4 quy tắc bất thành văn nơi công sở mà ai cũng cần nắm rõ:

Hãy làm tốt nhưng đừng phô trương

Ở nơi làm việc sự khiêm tốn dường như là một lời khen ngợi, bởi vì những người có quyền lực đều biết cách trở nên khiêm tốn. Rất nhiều người thể hiện năng lực rất cao, đạt hiệu suất công việc vượt trội, có thể được cấp trên đánh giá tốt nhưng lại gây ảnh hưởng tới tinh thần của các đồng nghiệp khác.

Điều này cho chúng ta biết rằng, phải giữ thái độ khiêm nhường trong công việc của mình; mọi người đều có thể cố gắng hết sức và làm tốt công việc, nhưng bạn phải tránh tạo ra cảm giác phô trương. Nếu không trưởng nhóm hoặc đồng nghiệp của bạn sẽ nghĩ bạn thích thể hiện, tạo ra “nguy hiểm” đe dọa tới quyền lợi của những người xung quanh.

Ở nơi làm việc, chỉ khi nào học được cách giữ thái độ khiêm tốn, bạn mới có thể tránh phô trương lợi thế của mình. Vì vậy, để hòa đồng tốt hơn với mọi người, chúng ta phải học cách giữ thái độ khiêm tốn.

Học cách giả vờ

4-luat-ngam-nguoi-co-eq-cao-luon-nam-chac-de-thang-tien-noi-cong-so

Làm việc trong môi trường công sở không chỉ là một bài kiểm tra khả năng. Mặc dù những người xuất sắc sẽ tỏa sáng ở bất cứ nơi nào họ đến, nhưng những người có năng lực mạnh thường có “cái tôi” cao, suy nghĩ quá thẳng thắn. Suy cho cùng thì bản chất của nơi làm việc nói riêng và cả xã hội nói chung đều khác với trường học.

Nếu năng lực của bạn nổi trội mà lại giành được quá nhiều sự chú ý trong công ty thì bạn sẽ tự chuốc lấy rắc rối cho mình. Bạn phải hiểu rằng, giữa nhân viên luôn tồn tại sự cạnh tranh. Kết quả cạnh tranh trực tiếp ảnh hưởng tới trách nhiệm và quyền lợi của mọi người. Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là phải “học cách giả vờ”.

Mọi người nên thông minh khi cần thông minh, nhưng phải khéo léo để có thể “giả vờ” trước mặt đồng nghiệp. Khi trao đổi với đồng nghiệp, học cách giả vờ để tránh rắc rối.

Đừng vội quan tâm tới lãi lỗ trước mắt

Từng có người nói rằng, “được lỗ là có phúc”. Ở giai đoạn trẻ tuổi, rất ít người có thể hiểu được ý nghĩa đằng sau câu nói này và cũng càng ít người có thể thực hiện theo.

Trong môi trường công sở ngày nay, để hòa đồng với đồng nghiệp thì bạn không cần quan tâm đến những lợi ích và mất mát trước mắt. Hãy thể hiện tầm nhìn dài hạn để hiểu rằng, một chút lãi hay lỗ trong thời điểm này chẳng có nghĩa lý gì. Cần học được cách chịu đựng những thiệt thòi ban đầu để đồng nghiệp của bạn cảm thấy rằng bạn là một người không có những mối đe dọa tiềm tàng, để bạn không bị cô lập hay loại trừ bởi tất cả mọi người.

Điều này không chỉ giúp bạn hòa nhập dễ dàng hơn, mà còn đem lại hiệu quả công việc tốt hơn khi được yêu cầu làm việc nhóm. Khi đã trở thành một phần của tập thể, có vị thế nhất định trong tương lai, bạn sẽ có thể bắt đầu gặt hái ích lợi để bù lại mất mát đã qua.

Vì vậy, mọi người phải nắm được quy tắc bất thành văn này để đồng nghiệp không cảm thấy mối nguy tiềm tàng.

Nhiều lời ắt dại dột

4-luat-ngam-nguoi-co-eq-cao-luon-nam-chac-de-thang-tien-noi-cong-so

Bất kể là khi nào, nói xấu người khác sau lưng luôn là sai lầm. Trong môi trường công sở, những lời nói sau lưng càng cần phải cẩn trọng hơn bao giờ hết. Giữa đồng nghiệp với nhau luôn tồn tại một mối cạnh tranh vô hình, rất ít có quan hệ tình bạn thuần túy. Một vài lời nói xấu người khác có thể bị lan truyền ra ngoài, đến tai đương sự và cuối cùng để lại hậu quả nặng nề mà chính bản thân bạn phải gánh chịu.

Mọi người phải hiểu rằng: Nóng giận mất khôn, nói nhiều mất lý trí. Trong công ty cũng cần hiểu rõ chân tướng sự việc và kiểm soát miệng của mình. Đừng chỉ nói cho vui mồm, nói cho thỏa sự tò mò trong lòng. Đến khi chính những lời nói đó gây ra phiền phức và khó chịu cho người khác, nó sẽ biến thành “vũ khí” để họ công kích bạn. Vì vậy, ở nơi làm việc, tốt nhất là nên chăm chỉ làm việc và cố gắng không nói xấu đồng nghiệp, để có thể tự bảo vệ mình tốt hơn.

Theo Trí thức trẻ

Xem thêm: Điểm mặt 3 thứ càng khoe càng dễ mất, người có EQ cao vội giấu đi để thành công âm thầm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận