3 kiểu tiết kiệm tiền vô nghĩa khiến bạn lỗ nhiều hơn lời: Sớm thay đổi ngay kẻo thiệt!

Dưới đây là 3 kiểu tiết kiệm vô nghĩa mà nhiều người hay làm, cứ tưởng giúp bản thân tiết kiệm nhưng thực tế lại không!

Chi Nguyễn
14:00 29/12/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ranh giới sữa “tiết kiệm” và “chi li, bủn xỉn” thực ra rất mong manh. Vậy làm sao để phân biệt được 2 khái niệm dễ nhầm lẫn này? Câu trả lời thực ra rất đơn giản: Nếu “tiết kiệm” chỉ mang lại lợi ích trước mắt - là cắt giảm được một phần số tiền cần chi, nhưng lại gây ra những hậu quả khó lường về lâu về dài, đó thực chất là “chi li”.

Để hiểu rõ và cụ thể hơn, hãy cùng phân tích 3 hành vi tiết kiệm vô nghĩa dưới đây.

Giữ lại món đồ không sử dụng

Những bộ quần áo đã “nghỉ hưu”, những đôi giày không được tiếp đất, những món đồ bếp phủ bụi, chen chúc nhau trong hộc tủ,... nhà bạn có những thứ này không?

Nếu câu trả lời là có, liệu có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mình vẫn giữ món đồ mà bản thân chẳng mấy khi sử dụng nữa?

3-kieu-tiet-kiem-tien-vo-nghia-khien-ban-lo-nhieu-hon-loi

Vì biết đâu có lúc lại cần; cho đi thì tiếc mà bán cũng chẳng ai mua, hoặc nếu có, giá bán cũng chẳng đáng bao nhiêu nếu so với giá mua ban đầu, đúng không?

Đây chính là hành vi tiết kiệm vô nghĩa. Những món đồ nằm yên một góc “ăn cắp” không gian sống của chính bạn, thậm chí còn “ăn cắp” cả sức lực và thời gian nếu bạn là một người ưa gọn gàng, sạch sẽ. Nhìn đồ lăn lóc, bám bụi, không dọn thì “ngứa mắt”, mà dọn xong cũng chẳng mấy khi đụng tới. Vậy có phải là vô nghĩa không? Câu trả lời quá rõ ràng rồi!

Trữ đông thực phẩm

Nhiều người nghĩ rằng, tự nấu nướng luôn tiết kiệm hơn việc ăn hàng. Điều này không sai, nhưng sẽ là tiết kiệm sai lầm nếu bạn tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh.

Nếu so sánh giá tiền của những món đồ đã bị bỏ đi hay những món ăn đã “ngấy đến tận cổ” vẫn phải cố nhai cho hết, tự mua thực phẩm, tự chế biến chưa chắc đã tiết kiệm hơn. Thường xuyên ăn đồ đông lạnh hoặc ăn lại đồ cũ không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm suy giảm niềm vui sống của chính khổ chủ. Đừng quên, “ăn” là một trong tứ khoái của con người, và cũng không phải tự nhiên “tươi ngon” lại trở thành thông điệp mà các hãng thịt luôn nhắc đi nhắc lại khi chạy chiến dịch quảng cáo.

Không đi khám sức khỏe tổng quát, định kỳ

“Đang khỏe re, sao phải đi khám nhỉ?” là câu cửa miệng của những người không có thói quen đi khám sức khỏe tổng quát hàng năm hoặc 6 tháng 1 lần. Cứ phải đợi cơ thể biểu tình bằng những cơn đau hoặc cảm giác khó chịu đến mức không thể chịu nổi mới chịu đi gặp bác sĩ là thói quen của không ít người, đặc biệt là người trẻ.

3-kieu-tiet-kiem-tien-vo-nghia-khien-ban-lo-nhieu-hon-loi

Thứ mà người trẻ lãng phí nhất có thể không phải là tiền bạc, mà chính là sức khỏe. Thức khuya tới canh ba, thường xuyên ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ngọt, nước có ga,... bạn có dám khẳng định bản thân không có những thói quen này không?

Không đi khám sức khỏe định kỳ, bạn có thể tiết kiệm 1-2 triệu mỗi năm nhưng đừng quên, bệnh tật không đột nhiên xuất hiện trong 1-2 ngày. Nó là sự tích tụ, phát triển theo năm tháng từ chính thói quen ăn uống và thói quen sinh hoạt. Thế nên đi khám không phải vì mong bản thân có bệnh, không ai dở hơi như vậy cả. Đi khám để sớm phát hiện mầm bệnh, để nếu không may có bệnh, việc điều trị sẽ nhanh và dễ dàng hơn.

Theo Phụ nữ mới

Xem thêm: Băn khoăn có nên rút tiền tiết kiệm để mua đất sinh lời?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận