3 bí quyết lãnh đạo giúp tỷ phú Jeff Bezos xây dựng và lèo lái đế chế Amazon

Từ một cửa hàng bán sách trực tuyến, Amazon đã trở thành một đế chế thương mại điện tử khổng lồ, tất cả là nhờ bàn tay lãnh đạo của tỷ phú Jeff Bezos.

Chi Nguyễn
13:22 22/09/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ra đời vào năm 1994, khi ấy Amazon mới chỉ là một cửa hàng bán sách trực tuyến. Thế nhưng, sau 27 năm phát triển, dưới sự lèo lái của tỷ phú Jeff Bezos, Amazon đã trở thành một đế chế thương mại điện tử khổng lồ. 

Không thể phủ nhận rằng Jeff Bezos có nhiều quyết định độc đoán, thậm chí từng bị nhân viên ví như "bạo chúa". Dù vậy, vị tỷ phú này vẫn là một nhà lãnh đạo thiện tài, với những chính sách hợp lý đã biến Amazon trở thành công ty trị giá hàng ngàn tỷ USD. Dưới đây là 3 bí quyết lãnh đạo "thần sầu" từ Jeff Bezos có thể giúp ích cho sự nghiệp của ta:

Quy tắc 70%

3-bi-quyet-lanh-dao-tu-jeff-bezos-giup-xay-dung-de-che-amazon
Jeff Bezos tại trụ sở Amazon vào năm 1999

Amazon theo đuổi triết lý kinh doanh đặc biệt, đó là lúc nào cũng là "ngày đầu tiên". Jeff Bezos từng nói: "Ngày thứ 2 mọi việc sẽ ngưng trệ, ùn ứ. Kéo theo đó là vô số những rắc rối không liên quan. Và kết quả là sự sụp đổ, là cái chết vô cùng đau đớn". Tất nhiên, mọi nhân viên của Amazon đều được chỉ đạo hãy làm việc như ngày đầu tiên.

Ngày thứ 2 không chỉ xảy ra sau 1 đêm, mà nó là một vết cháy chậm, kéo dài hàng năm và khiến công ty có thể sụp đổ. Chủ tịch Amazon nhận định, việc không đưa ra các quyết định phù hợp kịp thời có thể dẫn tới những điều này. Mọi người thường cố gắng suy nghĩ, dự đoán 90% biến cố có thể xảy ra, dẫn đến việc cơ hội bị bỏ lỡ. 

Vì thế, Bezos đã chọn dùng quy tắc 70%. Quy tắc 70% có nghĩa là, ngay khi nắm trong tay 70% thông tin, hãy lập tức đưa ra quyết định. Dưới đây là 3 cách để áp dụng quy tắc này:

3-bi-quyet-lanh-dao-tu-jeff-bezos-giup-xay-dung-de-che-amazon
Khi đã nắm được 70% các câu hỏi, hãy ngừng suy nghĩ và bắt đầu đưa ra quyết định

- Lập danh sách và kiểm tra những điều liên quan. Hãy thử đặt các câu hỏi như "Cái này giá bao nhiêu? Khi nào thì nó có lãi? Làm thế nào để có thể mở rộng quy mô?"... Khi đã nắm được 70% các câu hỏi, hãy ngừng suy nghĩ và bắt đầu đưa ra quyết định.

- Đưa ra một kế hoạch cụ thể thay vì mò mẫm làm. Hãy chú ý tới thời gian để đưa ra quyết định kịp thời. Chẳng hạn, ta cho mình  10 ngày để nghiên cứu cơ hội đầu tư. Áp dụng quy tắc này, đến ngày thứ 7 là ta đã có thể đưa ra quyết định.

- Có bảng tính và công thức rõ ràng. Đừng bỏ qua các ố liệu thống kê có thể theo dõi như doanh số bán hàng, lượt xem và khối lượng công việc,...

Một điểm cần lưu ý là không có quyết định nào là cuối cùng. Hãy nhớ rằng ta có thể thay đổi quyết định bất cứ lúc nào.

Nguyên tắc "phản đối và cam kết"

Vào năm 2016, Jeff Bezos không ủng hộ việc tung ra một chương trình trên Amazon Studios do nghi ngờ rủi ro của nó. Dù vậy, đội ngũ vẫn kiên định với sáng tạo của mình và làm hết sức để giữ lại chương trình. Cuối cùng, vị tỷ phú này nói: "Tôi phản đối, nhưng vẫn sẽ đồng ý cho các bạn thực hiện ý tưởng đó. Hãy cam kết làm nó một cách tốt nhất có thể. Hy vọng đây sẽ là chương trình thành công nhất mà chúng ta từng làm". Sau cùng, chương trình này đã giành được 11 giải Emmy, 6 giải Quả cầu vàng và 3 giải Oscar.

3-bi-quyet-lanh-dao-tu-jeff-bezos-giup-xay-dung-de-che-amazon
Tôi phản đối, nhưng vẫn sẽ đồng ý cho các bạn thực hiện ý tưởng đó. Hãy cam kết làm nó một cách tốt nhất có thể

Nói cách khác, phản đối và cam kết có nghĩa là: "Tôi thấy sai sót và rủi ro trong quyết định, nhưng tôi vẫn nên tin tưởng vào phán đoán của bạn. Vì thế, tôi cam kết cùng thực hiện nó với bạn và bạn không cần tốn thêm thời gian thuyết phục tôi nữa". Đôi khi, ta không cần phải đồng ý với ý kiến của đồng nghiệp, nhưng ta vẫn nên cân nhắc sáng kiến của họ. Dưới đây là 3 trường hợp ta có thể áp dụng nguyên tắc này:

- Khi ta không đồng ý với chuyên gia: Đừng ngại bày tỏ sự lo lắng, và nêu lên những thắc mắc của mình để được giải đáp.

- Khi một ý kiến nào đó được đưa ra: Đừng lãng phí thời gian để thuyết phục hay yêu cầu mọi người thuyết phục. Hãy ủng hộ quyết định của số đông và đóng góp ý kiến nếu cảm thấy cần sửa chữa.

- Khi không đồng ý với đề xuất có tỷ lệ rủi ro thấp: Bật đèn xanh cho những quyết định nhỏ mà bạn không đồng ý sẽ xây dựng được lòng tin và truyền cảm hứng làm việc cho nhóm.

Giảm thiểu những điều hối tiếc

Con người chúng ta đều rất thích sự ổn định, vì thế chuyện chuyển việc, bỏ việc hay nghỉ hưu sớm là quá đỗi rủi ro. Thế nhưng, người thành công luôn biết rằng họ sẽ không thể giậm chân tại chỗ mãi. Jeff Bezos đã từng trải nghiệm điều đó, và ông đã đưa ra lựa chọn rất nhanh chóng.

3-bi-quyet-lanh-dao-tu-jeff-bezos-giup-xay-dung-de-che-amazon
Năm 80 tuổi, tôi sẽ không bao giờ hối hận khi bỏ một công việc tốt để bắt đầu làm việc tại Amazon. Tôi vô cùng tin tưởng và hào hứng với quyết định của mình

Ông thường tưởng tượng bản thân sẽ ra sao khi về già, liệu mình có nhìn lại những lựa chọn cũ và cảm thấy hối hận không? Bezos từng nói: "Hầu hết, chúng ta đều sẽ hối tiếc về những việc bị bỏ sót, đó là những lựa chọn không được thực hiện và nó trở thành nỗi ám ảnh, đeo bám chúng ta đến hết cuộc đời... Chúng tôi luôn tự hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra? Câu hỏi này giúp tôi biết, khi 80 tuổi, tôi sẽ không bao giờ hối hận khi bỏ một công việc tốt để bắt đầu làm việc tại Amazon. Tôi vô cùng tin tưởng và hào hứng với quyết định của mình".

Ở tuổi 57, Jeff Bezos đã quyết định rời vị trí CEO Amazon để tìm cách bay vào vũ trụ. Ông làm vậy vì không muốn mình hối hận vào năm 80 tuổi, khi không một lần nào được theo đuổi ước mơ tuổi thơ. Vì thế, bất cứ khi nào ta cảm thấy phân vân hay gặp khó khăn trong việc lựa chọn, hãy tự hỏi bản thân: "Liệu khi 80 tuổi, mình có hối hận về quyết định này không?". Khi ấy, câu trả lời chắc chắn sẽ giúp ta quyết định dễ dàng hơn rất nhiều.

Xem thêm: Nhìn cách tỷ phú Jeff Bezos kiếm tiền, hé lộ bí quyết để trở nên giàu có

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận