2 tuyệt chiêu làm giàu từ con số 0 không phải ai cũng biết: Tự giác là rất quan trọng
Thực ra, tuyệt chiêu làm giàu từ con số 0 rất đơn giản, chỉ là không phải ai cũng nhận ra và kiên trì áp dụng nó vào cuộc sống.

Simon là một chàng trai trẻ tài năng và đầy triển vọng, tốt nghiệp ngành quản lý tài chính. Xuất phát điểm của anh ấy cũng rất bình thường, ra trường làm nhân viên văn phòng, thu nhập vài ngàn tệ/tháng. Với hầu hết mọi người, số tiền này chẳng thấm vào đâu.
Tuy nhiên, Simon lại ý thức sớm được rằng, tiền nào cũng là tiền, và chỉ cần biết tích tiểu thành đại, làm giàu không phải chuyện gì đó. Sau 8 năm, nhờ áp dụng 2 tuyệt chiêu dưới đây, anh bạn này đã thành công mua được 2 căn nhà đắt đỏ ở thành phố lớn.
Hãy sống trong khả năng

Mong muốn của con người là vô tận, đặc biệt là ham muốn về vật chất. Một khi đã mua 1 chiếc túi hàng hiệu, ta lại muốn mua thêm một đôi giày khác hợp rơ. Sau đó, ta lại muốn nâng cấp mức độ sang chảnh của quần áo và phụ kiện khác sao cho xứng tầm với chiếc túi.
Tất nhiên, đối xử tốt với bản thân là điều nên làm, nhưng chỉ nên sống trong khả năng mà thôi. Cứ chạy đua theo lối sống xa xỉ, nếu tài chính dư dả thì còn đỡ, nhưng nếu thu nhập bấp bênh thì cần xem lại. Không ít người vì muốn đánh bóng bản thân mà sẵn sàng vay mượn để mua hàng hiệu, đi du lịch sang chảnh. Cuối cùng thì đó cũng chỉ là sự giàu có nhất thời, còn thức tế là những khoản nợ "ngập đầu" đang bủa vây.
Tự giác là quan trọng nhất
Dù thu nhập của ta nhiều hay ít, thì việc tự giác quản lý tài chính vẫn phải được chú trọng. Simon ban đầu có mức lương là khoảng 5.000 NDT (17 triệu), và anh phân bố rất hợp lý, không để lãng phí một đồng nào.

Anh ăn không quá 50 tệ một ngày (khoảng 173 ngàn), tiêu 1.500 tệ/ một tháng (khoảng 5.2 triệu) cho tiền ăn; 500 tệ (khoảng 1.7 triệu) cho phương tiện đi lại; 100 tệ (khoảng 350 ngàn) cho hóa đơn điện thoại, 1.500 tệ (khoảng 5.2 triệu) cho thuê nhà, tổng cộng là 3.600 tệ (khoảng 12.5 triệu).
Với số tiền còn lại, anh chia 400 NDT vào tài khoản dùng để giải tí, như để thưởng cho mình đi nhà hàng, đi du lịch... Còn lại khoảng 1.000 tệ, anh đưa nó vào tài khoản tiết kiệm, mỗi tháng rút ra để đầu tư. Cứ thế, mỗi tháng Simon lại tự giác chi tiêu như vậy, không xoay chuyển một ly.
Nghe có vẻ tàn nhẫn, nhưng ta không thể nào làm giàu nếu không có kỷ luật tự giác. Chỉ bằng cách hy sinh chất lượng cuộc sống ở thời điểm hiện tại, chú trọng tiết kiệm thì ta mới có thể trở nên giàu có trong tương lai.
Với Simon, lối sống ấy chính là một "con gà đẻ trứng vàng". Quả trình "nuôi gà" rất gian nan, khổ sở, nhưng đến khi nó trưởng thành thì anh hoàn toàn có thể tận hưởng rồi.
Theo Trí trức trẻ
Xem thêm: Bức tâm thư dạy con đầy thấm thía của tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller hé lộ bí quyết làm giàu
Đọc thêm
Có không ít tỷ phú trở nên giàu có là nhờ gia thế của mình, nhưng đa phần tỷ phú đã phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" để được như bây giờ, như 5 vị dưới đây.
Làm giàu không bao giờ muộn cả, nếu bạn có sự nỗ lực thì dù 30 hay 40 tuổi bạn vẫn có cơ hội trở nên giàu có, thành công, sở hữu khối tài sản lớn. Dưới đây là 5 doanh nhân “vụt sáng” điển hình ngoài tuổi 30!
Bí quyết làm giàu được tỷ phú người Nhật Kazuo Inamori chia sẻ là nếu muốn cuộc sống bước sang một trang mới phải từ bỏ 3 điều gồm: lối chi tiêu bừa bãi, bỏ bớt thể diện và bỏ việc theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo.
Tin liên quan
Hang Co Phương là nơi in dấu và thể hiện ý chí quyết tâm vượt khó khăn, gian khổ, hy sinh quên mình để chi viện cho chiến trường của quân dân ta với quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Đỉnh cao của sự thông thái chính là lùi một bước để tiến ba bước, vận mệnh cuộc đời không nằm ở đường chỉ tay mà nằm trong lòng bàn tay của mỗi người.
Trên gương mặt con người, bộ phận nào không ngừng phát triển? - đây là câu đố thú vị xuất hiện trong chương trình "Nhanh như chớp".
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.