Những tấm gương thầy giáo nghị lực phi thường vượt lên nghịch cảnh, truyền cảm hứng

Dù bản thân là người khuyết tật, không được lành lặn như bao người khác, những người thầy giáo này vẫn vượt lên nghịch cảnh, quyết tâm truyền lửa cho thế hệ tương lai.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 31/05
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thầy Nguyễn Ngọc Ký

12-thay-giao-nghi-luc-vuot-len-nghich-canh-truyen-cam-hung
Thầy Nguyễn Ngọc Ký

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký chính là tấm gương điển hình của tấm gương vượt lên số phận. Ông sinh ra ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, năm 4 tuổi đã bị liệt cả hai tay. Thế nhưng, điều đó vẫn không thể ngăn cản ước mơ cháy bỏng được đến trường của ông, ông đã học cách viết bằng chân để có thể tới lớp.

Sự cố gắng và nghị lực phi thường đó đã giúp cậu học trò năm ấy trở thành một trong những học sinh xuất sắc của thời bấy giờ. Ông còn được Bác Hồ 2 lần tặng huy hiệu cao quý. Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Ngữ Văn, ông đã trở về quê hương để cống hiến cho đất nước bằng nghề thầy giáo.

Thầy Chu Quang Đức

12-thay-giao-nghi-luc-vuot-len-nghich-canh-truyen-cam-hung
Thầy Chu Quang Đức

Thầy Chu Quang Đức SN 1984 tại Mê Linh, Hà Nội,  bị tật nguyền từ nhỏ, phải gắn bó với chiếc xe lăn. Ban đầu, thầy rất tự ti, nhưng được người thân động viên, khích lệ, thầy đã cố gắng vượt lên số phận. Thầy trở thành giáo viên dạy môn tin học của trường trung học phổ thông Mê Linh - Hà Nội, là một tấm gương sáng vượt lên số phận để có ích cho xã hội hơn.

Thầy Đỗ Duy Hiếu

12-thay-giao-nghi-luc-vuot-len-nghich-canh-truyen-cam-hung
Thầy Đỗ Duy Hiếu

Thầy Đỗ Duy Hiếu sinh ra và lớn lên ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa, không may gặp bạo bệnh nên không thể đi lại bình thường. Số phật tuy nghiệt ngã những không thể cản được ước mơ dạy học của thầy, giúp thầy lấy lại niềm tin vào cuộc sống.

Thầy Hiếu ban đầu học ĐH Bách Khoa Hà Nội, sau đó thi lại và đỗ vào ĐH Khoa học Tự Nhiên - ĐHQGHN. Với thành tích xuất sắc, Đỗ Duy Hiếu đã được biên chế vào Viện Toán học Việt Nam, được đặc cách làm luận án Tiến sĩ (không cần qua Thạc sĩ). 

Thầy còn được Đại học Lyon (Pháp) mời sang học tập và nghiên cứu với học bổng toàn phần. Nhưng thầy đã từ chối việc đi du học để hiện thực hóa ước mơ dạy học và truyền lửa cho các thế hệ học trò. Thầy đã mạnh dạn thành lập Trung tâm ôn luyện Toán dành cho học sinh từ lớp 2 đến người ôn thi Đại học.

Thầy Lê Hữu Tuấn

12-thay-giao-nghi-luc-vuot-len-nghich-canh-truyen-cam-hung
Thầy Lê Hữu Tuấn

Thầy Lê Hữu Tuấn (SN 1983, quê Đông Sơn, Thanh Hóa) không may gặp bạo bệnh, trở thành người khuyết tật. Thế nhưng, ông trời lại cho thầy cái tài với toán học, là một trong những thần đồng toán học xuất sắc của Việt Nam. Với đam mê trở thành thầy giáo, Hữu Tuấn nổi tiếng với luyện thi đại học tại Thanh Hóa, từng nhận được thư hỏi thăm và chúc tết của chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Thầy Trần Quốc Hoàn

12-thay-giao-nghi-luc-vuot-len-nghich-canh-truyen-cam-hung
Thầy Trần Quốc Hoàn

Thầy Trần Quốc Hoàn là người con đến từ Thành cổ Quảng Trị. Thầy sinh ra trong một gia đình cách mạng nhưng số phận lại nghiệt ngã với người thầy giáo trẻ khiến thầy bị liệt nửa người. Dù gia đình khó khăn, nhưng ý chí và nghị lực vượt lên số phận đã giúp thầy đứng vững trên bục giảng với xe lăn và tay không dính phấn. Tuy là người có số phận không may mắn nhưng thầy lại là một vận động viên xuất sắc của nước nhà với nhiều thành tích đáng khâm phục và tự hào.

Thầy Nguyễn Hữu Thắng

12-thay-giao-nghi-luc-vuot-len-nghich-canh-truyen-cam-hung
Thầy Nguyễn Hữu Thắng

Thầy Nguyễn Hữu Thắng sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Đàn - Nghệ An, mảnh đất của nhiều người tài giỏi. Không may gặp bạo bệnh, ông đành phải gắn bó với chiếc giường gần như cả đời. May mắn thay, một cánh tay trái của ông vẫn cử động được, và đó là động lực để ông vươn lên. 

Nhiều học sinh được ông giảng dạy đã trở thành những nhân tài cho đất nước nước. Thầy Thắng cũng chính là một tấm gương sáng phản chiếu những ý chí tiêu cực, lệch lạc khi ta cảm thấy cuộc đời mình kém may mắn. Ông là một người thầy nổi tiếng được cả nước biết đến.

Thầy Nguyễn Trai

12-thay-giao-nghi-luc-vuot-len-nghich-canh-truyen-cam-hung
Thầy Nguyễn Trai

Thầy Nguyễn Trai đến từ vùng đất Thừa Thiên - Huế, nổi tiếng là người thầy nhân hậu và lòng nhân ái. Mặc dù bị liệt cả 2 chân nhưng thầy không dừng lại than thân trách phận, mà thay vào đó là sự cố gắng của bản thân để đánh bại sự nghiệt ngã ấy. Thầy mở lớp học miễn phí tại nhà cho các em nhỏ và giúp các em có cái chữ thành người có ích. Với hơn 20 năm gắn bó với nghề, thầy đã giúp cho nhiều trẻ em nghèo tại quê hương có tương lai sáng lạn hơn. Và đó cũng là sự bù đắp cho những khiếm khuyết của người thầy này. Thầy Nguyễn Trai là tấm gương sáng về vượt qua số phận được mọi người yêu quý và kính trọng.

Thầy Lê Quốc Hưng

12-thay-giao-nghi-luc-vuot-len-nghich-canh-truyen-cam-hung
Thầy Lê Quốc Hưng

Thầy Lê Quốc Hưng được mọi người biết đến là người thầy của những học sinh nghèo. Thầy sinh năm 1965, là người con quê Bình Định với ước mơ trở thành bác sĩ chữa bệnh cho dân nghèo nhưng ước mơ ấy lại bị cơn bạo bệnh dập tắt, xóa đi trong ông những ý nghĩ về một tương lai tương sáng, rạng ngời. Nhờ sự động viên và chia sẻ của mọi người xung quanh đã giúp ông vượt lên tất cả và trở thành người thầy giáo có thể giảng dạy tất cả các môn học từ tự nhiên cho đến xã hội được nhiều người biết đến.

Với trí thông minh và sự tìm hiểu của mình, thầy đã giúp các học sinh học bài rất hiệu quả bằng những phương pháp tích cực hiện nay. Suốt 30 năm gắn bó với nghề dạy học tại quê hương, thầy trở thành thần tượng của những em học sinh về nghị lực sống và vượt qua số phận. Bên cạnh đó, thầy còn là người truyền lửa cho những người kém may mắn trong cả nước.

Thầy Trương Tấn Dũng

12-thay-giao-nghi-luc-vuot-len-nghich-canh-truyen-cam-hung
Thầy Trương Tấn Dũng

Thầy Trương Tấn Dũng là người thầy trẻ tuổi đến từ thành phố Đà Nẵng. Thầy có một gia đình không hoàn hảo như nhiều người khác. Thêm vào đó, thầy lại bị tật nguyền từ khi mới lên 3 tuổi. Số phận của thầy tưởng chừng như chỉ dừng lại ở một điểm nào đó, nhưng nghị lực của thầy đã giúp thầy trở thành người thầy giáo được các bạn nhỏ trong vùng yêu quý và kính trọng. 

Hiện thầy đang giảng dạy tại trung tâm bảo trợ hội nạn nhân chất độc da cam thành phố Đà Nẵng. Mặc dù làm thầy với đồng lương ít ỏi nhưng thầy Dũng lại cảm thấy mình giàu có về tình thương và sự chia sẻ từ những đứa trẻ thầy giảng dạy tại trung tâm.

Thầy Hà Văn Đồng

12-thay-giao-nghi-luc-vuot-len-nghich-canh-truyen-cam-hung
Thầy Hà Văn Đồng

Mặc dù bị liệt nửa người nhưng hàng ngày ông vẫn miệt mài giảng dạy tiếng Trung kèm những kiến thức ngoài xã hội miễn phí cho hàng trăm trẻ em địa phương. Người đó chính là ông giáo tàn tật Hà Văn Đồng, sinh năm 1958, ở thôn Pó Háng, xã Trường Hà (Hà Quảng – Cao Bằng).

Rời quân ngũ trở về với quê hương với thân thể tật nguyền, mọi sinh hoạt đối với ông giáo Đồng dường như rất khó khăn, ông phải bò lê khi di chuyển, bố mẹ đặt đâu ngồi đấy, khi nhận thấy ông giáo Đồng như vậy người vợ cũng bỏ đi. Sau đấy với nghị lực "tàn nhưng không phế" ông đã mở một lớp học tại nhà để phổ biến kiến thức, tiếng Trung cho nhiều cháu nhỏ trong làng. 

Tại căn nhà nhỏ cấp bốn của thầy Đồng đã “đưa đò” trên 100 các thế hệ học sinh vượt vũ môn, thầy cũng không còn thống kê được có bao nhiêu em học sinh đã thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng khoa tiếng Trung trên cả nước bởi con số đó sẽ một ngày dài thêm

Thầy Phạm Thế Minh

12-thay-giao-nghi-luc-vuot-len-nghich-canh-truyen-cam-hung
Thầy Phạm Thế Minh

Mang di chứng tàn khốc của chiến tranh, bị bại liệt từ nhỏ nhưng Phạm Thế Minh không đầu hàng số phận, anh đã nỗ lực học tập, bồi đắp kiến thức. Hiện anh là Giám đốc Trung tâm tin học - ngoại ngữ Ánh Dương (An Dương, Hải Phòng), đào tạo gần 1.000 học viên về ngoại ngữ, tin học, đồ họa, trong đó có hàng chục học viên là người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam.

Suốt 25 năm dạy học, thầy giáo Phạm Thế Minh “gieo” kiến thức, “thổi” đam mê môn tiếng Anh – ngôn ngữ của thế giới. Nhiều học trò dưới sự dìu dắt, dạy dỗ tận tình của thầy Minh đều đỗ đạt các trường đại học uy tín trong nước như Đại học Quốc gia, Học viện Ngoại giao, Đại học Hà Nội….

Thầy Nguyễn Công Đông

12-thay-giao-nghi-luc-vuot-len-nghich-canh-truyen-cam-hung
Thầy Nguyễn Công Đông

Trong lớp học điêu khắc mộc mỹ nghệ, thầy giáo Nguyễn Công Đông (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn miệt mài gieo niềm hi vọng cho những học sinh khuyết tật suốt 14 năm qua bất chấp con đường dài hơn 20km đến lớp và đôi chân không lành lặn của mình.

Năm ông 2 tuổi, sau trận sốt kéo dài, Đông bị biến chứng teo cơ liệt nửa người. Ông là người rất thích vẽ, điêu khắc và mê nghệ thuật, nhưng chứng teo cơ đã ngăn cản đam mê của ông, khiến ông suy sụp tinh thần.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Đông vào Sài Gòn làm nghề lắp ráp điện tử. Nhưng cuộc sống xa quê quá đỗi khó khăn nên một năm sau Đông phải quay trở lại quê hương. Về Huế, ông xin học nghề tại Trung tâm Dạy nghề và đào tạo việc làm cho người khuyết tật tỉnh Thừa Thiên Huế. 3 năm sau, Đông tốt nghiệp nghề điêu khắc mộc mỹ nghệ loại giỏi, ông tham gia học thêm nghiệp vụ sư phạm và bắt đầu hành trình gieo ước mơ cho những thanh niên có hoàn cảnh tương tự mình…

Lớp học điêu khắc mộc nằm trong Trung tâm Dạy nghề và đào tạo việc làm cho người khuyết tật tỉnh Thừa Thiên Huế. Có 19 học sinh đang theo học ở đây. Các em chủ yếu mắc các bệnh như câm điếc, thiểu năng trí tuệ, bệnh Down, tự kỷ… Việc dạy điêu khắc cho học sinh bình thường đã khó, còn với những học sinh "đặc biệt" như thế này là một thách thức rất lớn đối với người dạy.

Xem thêm: Thầy giáo miền núi "vác tù và hàng tổng", gần 10 năm dốc sức trẻ giúp đỡ học sinh nghèo

Đọc thêm

Dù đi lại khó khăn, thầy giáo Kon Tum A Mik này vẫn miệt mài tự mình đi xe lăn tới lớp, ngày ngày gieo chữ cho trẻ vùng cao.

Thầy giáo Kon Tum dù khuyết tật vẫn một mình đi xe lăn đến trường, cần mẫn gieo chữ ở vùng cao
0 Bình luận

Cuối năm 2021, anh Ngô Văn Khánh (Bình Dương) quyết định bán mảnh đất bố mẹ cho ở quê, lấy tiền xây trường học và dạy miễn phí. 

Thầy giáo không chuyên bán đất quê lấy tiền xây trường, miệt mài dạy học miễn phí ở Bình Dương
0 Bình luận

Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ một nhà giáo, thầy giáo Hà Tĩnh Nguyễn Huy Đạt còn hết mình trong công tác thiện nguyện.

Thầy giáo Hà Tĩnh hơn 10 năm đi 'gieo' thiện nguyện: Sống là để cho đi
0 Bình luận

Tin liên quan

Cô giáo Túy Hoa không có người thân, sống lay lắt cùng bệnh tật trong căn nhà dột nát ở tỉnh Tiền Giang rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng.

Bệnh tật bủa vây cô giáo nghèo nhưng không có tiền chạy chữa
0 Bình luận

“Đừng là người võ đoán” là một câu chuyện rất nhăn văn, cũng rất đời. Đừng vội đánh giá người khác, bởi ở đời có những chuyện mắt thấy tai nghe chưa chắc đã là thật…

Đừng là người võ đoán – Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Phụ nữ độc lập trong kinh tế lẫn tư tưởng đều toát ra sức hấp dẫn mạnh mẽ, khiến người khác phải khuất phục và tán thưởng. Ngoài nhan sắc và tiền tài, còn có 4 năng lực khiến người phụ nữ hấp dẫn vạn phần. Đó là 4 năng lực gì?

Bên cạnh nhan sắc và tiền tài, sức hấp dẫn của người phụ nữ còn nằm ở 4 năng lực này!
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất