3 tuyệt chiêu quản lý tiền bạc bà mẹ bỉm sữa đã áp dụng thành công để tiết kiệm 1000 USD/tháng
Sau khi tâm sự với người bạn là một bà mẹ bỉm sữa, tôi đã học được 3 tuyệt chiêu quản lý tiền bạc giúp cô ấy tiết kiệm 1000 USD/tháng.

Trong hầu hết cuộc đời, ý tưởng lập và tuân thủ ngân sách dường như là điều không thể. Tôi sẽ lập một bản nháp về số tiền tôi muốn chi tiêu trong tháng tới, có một kế hoạch lỏng lẻo và cuối cùng quên mất ngân sách sau vài ngày.
Một trong những mục tiêu lớn nhất của tôi trong năm nay là vượt qua thói quen xấu đó và nghiêm túc hơn trong việc lập ngân sách. Sau khi thử nhiều cách mà không thành công, tôi đã than thở với người bạn là mẹ bỉm sữa. Cô ấy đã chỉ có tôi 3 tuyệt chiêu quản lý tiền bạc mà cô ấy đã dùng, giúp tiết kiệm được 1000 USD/tháng. Cụ thể như sau:
Hãy thực tế
Một trong những sai lầm lớn nhất mà tôi thường mắc phải khi cố gắng lập ngân sách là thề sẽ chi tiêu một số tiền nhất định mỗi tháng, điều này thực sự không thực tế. Số tiền đó luôn ít hơn ít nhất 25% so với số tiền tôi đã chi trong những tháng trước đó.

Thay vì cố gắng sửa hai thói quen (chi tiêu quá mức và không tuân thủ ngân sách), bạn tôi đã dạy tôi chọn từng mục tiêu một. Đặt ngân sách phù hợp với mức chi tiêu hiện tại của bạn là một cách tốt để đi đúng hướng và có tổ chức. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh ngân sách để giảm chi tiêu trong một số danh mục nhất định để giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn.
Tôi không chỉ làm như vậy mà còn đảm bảo lập ngân sách của mình xung quanh những gì tôi biết sẽ xuất hiện trong tháng đó. Mỗi tháng, số tiền tôi lập ngân sách để chi tiêu đều khác nhau. Một số tháng, tôi chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn, và những tháng khác, tôi làm ngược lại.
Không sao cả khi tiêu tiền một chút
Tôi luôn nghĩ rằng bí quyết để duy trì ngân sách là đảm bảo bạn luôn nghiêm ngặt. Theo bà mẹ bỉm sữa bạn tôi, điều ngược lại mới đúng. Không sao cả khi xem xét chi tiêu của bạn theo từng tuần và xem cần điều chỉnh những hạng mục nào.
Giả sử bạn chi tiêu quá mức cho hạng mục ăn uống, nhưng lại chi tiêu quá ít cho hạng mục quần áo. Bạn có thể chuyển tiền từ hạng mục này sang hạng mục khác.
Tôi ngồi xuống vào mỗi Chủ Nhật và chuyển số tiền được phân bổ dựa trên nhu cầu chi tiêu của mình trong tháng đó. Bài học rút ra: Hãy nghiêm ngặt với số tiền bạn đã lập ngân sách cho tháng đó, nhưng hãy thoải mái hơn về việc chính xác số tiền đó sẽ được chi vào đâu.
Lên kế hoạch cho các khoản chi bất ngờ
Tôi chưa bao giờ có danh mục khẩn cấp trong ngân sách của mình, vì vậy bất cứ khi nào có điều gì đó xảy ra mà tôi không lên kế hoạch (hóa đơn y tế, sửa chữa nhà cửa, v.v.), tôi sẽ cảm thấy bực bội và từ bỏ ngân sách. Mặc dù chúng ta không thể dự đoán điều gì có thể xảy ra trong tháng, nhưng việc tiết kiệm vài trăm đô la cho bất kỳ khoản chi đột xuất hoặc chi phí vào phút chót nào có thể giúp bạn tuân thủ đúng ngân sách của mình.

Vì tôi đã làm như vậy, nên tôi cảm thấy ít áp lực và lo lắng hơn nếu có điều gì đó xảy ra mà tôi không lên kế hoạch. Tôi chỉ cần rút tiền từ danh mục khẩn cấp đó và bổ sung phần chi phí còn lại từ quỹ khẩn cấp chung của mình.
Theo BI
Đọc thêm
Dẫu đã có 2 căn nhà cùng khoản tiền được bố để lại nhưng tôi vẫn làm việc "bán mạng" để mua thêm nhà, khẳng định giá trị bản thân.
Nếu làm giàu là ước mơ của bạn, thì hãy lưu ý 3 thói quen tiền bạc sai lầm dưới đây được triệu phú Ấn Độ Jaspreet Singh chỉ ra.
Theo các chuyên gia tài chính, dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy tài chính của bạn chưa đủ vững vàng để nghỉ hưu, và bạn cần tiết kiệm nhiều hơn.
Tin liên quan
Vượt lên nỗi đau bệnh tật, nữ giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, chị Nguyễn Thị Bảy đã tạo việc làm cho hơn 600 lao động nông dân.
Trong cuộc sống, có vô vàn lý do khiến một người không thể tiết kiệm hiệu quả. Đó là gì?
Cô gái Đắk Nông đang có công việc ổn định, nhưng rồi quyết "bỏ phố về rừng" làm từ thiện để giúp đời.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.