Cách người đàn ông bại liệt trở thành tổng thống, chèo lái nước Mỹ vượt qua khó khăn

Bị bại liệt khi mới 39 tuổi và mất khả năng đi lại nhưng Franklin Delano Roosevelt vẫn nỗ lực hết mình để trở thành tổng thống Mỹ. Ông đã ở cường vị này 4 nhiệm kỳ và chèo lái nước Mỹ vượt qua rất nhiều khó khăn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Xuất thân cao quý và những bước đi đầu tiên trên chính trường

Franklin Delano Roosevelt (30 tháng 1 năm 1882 – 12 tháng 4 năm 1945), thường được gọi tắt là FDR. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có và quyền thế. Nhờ đó mà trong suốt thời niên thiếu ông được hưởng những đặc quyền mà nhiều bạn bè cùng trang lứa không có được. Để đầu tư cho con học hành, cha mẹ thuê gia sư xuất sắc về nhà dạy kèm. Mẹ ông là một phụ nữ chuẩn mực, bà đã giáo dục ông một các bài bản, kỹ lưỡng, tạo nên nền tảng ban đầu để Franklin Delano Roosevelt trở thành một người xuất sắc.

Năm 14 tuổi (1896), Franklin Delano Roosevelt được cha mẹ cho tới trường Groton - trường tư nổi tiếng lúc bấy giờ để học tập. Năm 1900, ông theo học Harvard với mong muốn sớm tạo ra dấu ấn cho bản thân. Dù điểm số chủ yếu là C nhưng ông lại được nhiều người biết đến vì tích cực tham gia hoạt động xã hội. Thậm chí ông còn trở thành chủ biên tờ báo trường Harvard Crimson và cũng nhận được bằng chỉ sau 3 năm học tập. 

vi-sao-roosevelt-duoc-goi-la-tong-thong-vy-dai-cua-nuoc-my-8

Cũng trong thời gian học ở Harvard, Franklin Delano Roosevelt tuyên bố gia nhập đảng Dân chủ dù thời điểm đó ông rất ngưỡng mộ tổng thống Theodore Roosevelt - một người thuộc đảng Cộng hòa. Harvard cũng chính là nơi giúp ông gặp được người bạn đời của mình là bà Eleanor Roosevelt (cháu họ của đương kim tổng thống lúc bấy giờ). Cặp đôi kết hôn vào năm 1905 dù mẹ của ông Roosevelt ban đầu kịch liệt phản đối mối quan hệ này.

Sau khi rời Harvard ông theo học luật tại Đại học Columbia. Năm 1907, ông vượt qua kỳ thi vào Liên đoàn luật sư New York. Sau 3 năm hành nghề, ông chán việc. Vì vậy, khi những người thuộc đảng Dân chủ đề nghị ông ra tranh cử vào Thượng viện bang New York năm 1910, ông đã chấp thuận và từng bước dẫn thân vào con đường chính trị.

vi-sao-roosevelt-duoc-goi-la-tong-thong-vy-dai-cua-nuoc-my-7

Là nghị sĩ đảng Dân chủ nhưng ông tích cực bảo vệ nông dân - chủ yếu là những người thuộc đảng Cộng hòa. Ông cho rằng, Chính phủ phải đóng vai trò kiến tạo, duy trì một xã hội công bằng, bảo vệ các cá nhân khỏi tình trạng quyền lực chính trị và kinh tế. Đây là quan điểm trái ngược với giới lãnh đạo đảng Dân chủ. Vậy nên ông bị ghét ra mặt. Song bù lại, ông được nhân dân khắp nước yêu quý.

Năm 1912, Đại học Columbia. Năm 1907, Franklin Delano Roosevelt đắc cử Thượng nghị sĩ bang. Cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng Hải quân Mỹ. ở cương vị này, ông hoạt động năng nổ.

Năm 1914, ông quyết định tranh cử Thượng viện Mỹ nhưng thất bại vì không được sự ủng hộ của đảng Dân chủ và Nhà Trắng. Năm 1920, ông được đề cử làm Phó Tổng thống trong liên minh tranh cử của ông James M. Cox nhưng vẫn không thành công.

Vượt lên nghịch cảnh trở thành tổng thống vĩ đại của Mỹ

Rất nhiều tờ báo Mỹ và quốc tế đã viết rằng, Franklin Delano Roosevelt là một tổng thống vỹ đại đưa nước Mỹ vượt qua hai cuộc khủng hoảng lớn nhất thế kỷ XX gồm: Đại suy thoái và Thế chiến II. Nhưng không nhiều người biết, ông từng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng cá nhân là cuộc đấu tranh với bệnh bại liệt. Cuộc khủng hoảng này xảy ra vào năm ông 39 tuổi và đang ấp ủ tham vọng trở lại chính trường sau thất bại tranh cử Phó tổng thống vào năm 1920.

Theo đó, vào sáng 11/8/1921, Franklin Delano Roosevelt tỉnh dậy và cảm thấy cơ thể không được khỏe. Sau nhiều giờ chèo thuyền và bơi lội ở khu nghỉ dưỡng trên đảo Campobello ở Canada, đôi chân của ông đau nhức, cơ thể run rẩy không kiểm soát nổi. Franklin Delano Roosevelt quyết định đi ngủ sớm. Nhưng sáng hôm sau, tình hình tệ hơn, ông sốt gần 39 độ.

vi-sao-roosevelt-duoc-goi-la-tong-thong-vy-dai-cua-nuoc-my-6

Đó chính là cuộc chiến đầu tiên của Franklin Delano Roosevelt với căn bệnh bại liệt. Nó khiến ông liệt gần như toàn nửa thân dưới. Ông không thể tự đứng hoặc đi lại nếu không có sự hỗ trợ của người khác. 

Khi đó, mẹ ông đã khuyên rằng nên từ bỏ sự nghiệp chính trường để trở về Hyde Park (New York). Nhưng vợ ông luôn tin rằng, ông sẽ chiến thắng bệnh tật và sớm trở lại con đường chính trị.

Có thời điểm, Franklin Delano Roosevelt nghĩ sự nghiệp chính trị kết thúc và thậm chí còn buông xuôi. Song ông sớm lấy lại được thái độ tích cực nhờ sự động viên của vợ. Niềm say mê cuộc sống, sự dũng cảm vượt trội và tinh thần tiến về phía trước đã giúp ông có động lực tập vật lý trị liệu.

Trong quá trình hồi phục, Franklin Delano Roosevelt phải phụ thuộc vào vợ để giữ tên tuổi của mình trong đảng Dân chủ. Từ người nhút nhát, bà Eleanor Roosevelt trở thành một diễn giả và nhà phân tích chính trị giỏi. Những bài diễn thuyết trên khắp bang New York của bà đã giúp cái tên Roosevelt không bị phai nhạt trên chính trường Mỹ.

Tháng 12/1921, sau khi bình phục được vài tháng, nhà vật lý trị liệu bắt đầu làm việc với ông để xác định tổn thương cơ thể. Trong những tuần đầu tiên của năm 1922, ông bắt đầu tập một mình, đây là giai đoạn đầy khó khăn khi ông thậm chí không thể đứng dậy trong nhiều tháng. Do đó, ông phải bắt đầu tập các bài nhỏ lẻ, cố gắng vận động cơ. Ông phải sử dụng nẹp bằng thép để chân có thể đứng bằng nạng. Sau đó, ông tập đi lại khắp phòng.

Tháng 10/1922, Roosevelt đến thăm văn phòng luật của ông ở tòa nhà Equitable - nơi một bữa tiệc chúc mừng ông được chuẩn bị. Người tài xế hỗ trợ không kịp gài miếng cao su ở nạng trái khiến Roosevelt bị trượt ngã xuống sàn. Ông bật cười và nhờ hai thanh niên trong đám đông giúp đứng dậy. Ông đã không trở lại văn phòng hai tháng sau đó.

vi-sao-roosevelt-duoc-goi-la-tong-thong-vy-dai-cua-nuoc-my-4

Roosevelt luôn tin rằng, khí hậu ấm áp và tập thể dục có ích cho đôi chân của mình nên đã mua 1 chiếc nhà thuyền vào tháng 2/1913 để cùng bạn bè và một thủy thủ đoàn nhỏ lên đường đến Florida. Ông sống trên thuyền nhiều tuần liền, câu cá, dành thời gian cho bạn bè. Ông cũng thiết kế hệ thống ròng rọc giúp cơ thể xuống nước tập bơi.

Tháng 5/1923, bác sĩ nói rằng, cơ thể ông không cải thiện nhiều so với trước. Song Roosevelt  không chấp nhận kết quả này. Ông điên cuồng thử các liệu pháp điều trị khác.

Roosevelt lần đầu tiên tới thành phố Warm Springs ở Georgia vào tháng 10/1924. Nhiều năm sau đó, nơi đây trở thành điểm lưu trú thường xuyên của ông. Với nỗ lực không ngừng nghỉ, Roosevelt đã chăm chỉ tự học cách đi bộ trên quãng đường ngắn với nẹp ở hông và chân.

"Từ năm 1925 tới 1928, Franklin đã dành khoảng 116 trong 208 tuần, sống xa nhà và nỗ lực tìm cách khôi phục khả năng đi lại", nhà sử học Geoffrey Ward, người viết tiểu sử của Roosevelt, chia sẻ. Roosevelt không thể phục hồi được đôi chân nhưng việc tập luyện thường xuyên khiến ông duy trì sức khỏe tuyệt vời.

Vài năm sau, ông trở lại chính trường Mỹ, trở thành thống đốc bang New York vào năm 1928. Năm 1932, ông trở thành người đầu tiên và duy nhất đắc cử tổng thống Mỹ. Người dân Mỹ chấp thuận và ủng hộ một chính trị gia khuyết tật như ông. 

Tuy nhiên, Roosevelt vẫn quyết tâm không để công chúng chứng kiến cảnh mình ngồi xe lăn vì lo ngại tác động dư luận. Nhân viên mật vụ thường chặn tầm nhìn khi tổng thống sử dụng xe lăn, yêu cầu phóng viên không chụp ảnh. Hầu hết phóng viên đều tôn trọng điều này.

Khi xuất hiện trước công chúng, Roosevelt thường vịn một tay vào cố vấn hoặc con trai, tay kia cầm một cây gậy. Khi đứng phát biểu, ông thường đeo nẹp vào chân và tay nắm chặt bục phát biểu để giữ thăng bằng.

"Hàng trăm nghìn người, nếu không muốn nói là hàng triệu người, đã thấy tổng thống ở cự ly rất gần trong những năm ông ở Nhà Trắng, nhưng hầu hết không ai nhận ra ông bị khuyết tật", nhà sử học Hugh Gregory Gallagher cho hay.

vi-sao-roosevelt-duoc-goi-la-tong-thong-vy-dai-cua-nuoc-my-0

Có không ít sử gia cho rằng, bệnh bại liệt đã giúp Roosevelt trở thành 1 người mạnh mẽ. Ông chỉ thực sự nhận ra mình là ai khi trải qua căn bệnh này. Nó mang đến cho ông sự tự tin và thành công. Roosevelt qua đời năm 1945 khi đang là tổng thống nhiệm kỳ thứ 4.

Năm 2001, một bức tượng Roosevelt ngồi xe lăn được khánh thành ở thủ đô Washington, hình ảnh mà trước đây ông từng cố che giấu. Bức tường phía sau có khắc những câu nói của cựu đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt về tình trạng khuyết tật của chồng bà.

"Căn bệnh của Franklin đã cho ông ấy sức mạnh mà lòng dũng cảm mà trước đây không có. Ông đã phải tìm hiểu những điều cơ bản của cuộc sống và học được bài học lớn nhất trong tất cả các bài học, đó là lòng kiên nhẫn vô hạn và bền bỉ không ngừng", Eleanor cho biết.

Xem thêm: Helen Adams Keller: Người phụ nữ mù, điếc vượt nghịch cảnh, trở thành thành biểu tượng của tinh thần bất khuất

Đọc thêm

Tuổi thơ của Thương là những chuỗi ngày cơ cực, mất mẹ mất cha, sống trong tình thương của người bác. Thế nhưng em luôn nỗ lực hết mình để vượt lên nghịch cảnh mơ về giảng đường ĐH Ngoại thương.

Nữ sinh mồ côi cha mẹ vượt nghịch cảnh tới trường và ước mơ trở thành sinh viên ĐH Ngoại thương
0 Bình luận

Con người nếu biết chấp nhận nghịch cảnh là một phần của cuộc sống và bình tĩnh đối mặt với nó thì mới trưởng thành, mạnh mẽ hơn trên con đường đi đến đỉnh cao sự nghiệp.

Cá lội ngược dòng cá mới sống, người vượt nghịch cảnh mới mong thành công
0 Bình luận

Jeb chính là minh chứng sống cho việt, dù xuất phát điểm hay hoàn cảnh của bạn như thế nào đi chăng nữa, nếu bạn quyết tâm thì ước mơ sẽ thành hiện thực!

Cậu bé nhặt rác vượt nghịch cảnh trở thành cử nhân đại học
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất