Tiền là thước đo lòng dũng cảm của đàn ông

Bạn nghĩ mình cần tiết kiệm bao nhiêu để có cảm giác an toàn? 1 tỷ? 5 tỷ? 20 tỷ đồng?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu trả lời có lẽ là khác nhau ở mỗi người. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi phải đối mặt với nhiều bất ổn, nhiều người ngày càng có xu hướng tiết kiệm tiền.

Có vô số chủ đề liên quan đến "tiết kiệm tiền" trên Internet, chẳng hạn như: Cách tiết kiệm 100 triệu, nghiện tiết kiệm là như thế nào, chuyên gia khuyên không nên tiết kiệm... Cật lực tiết kiệm tiền giống như một con đường tắt để nhiều người tạo cho mình cảm giác an toàn. Người ta thường mong có trong tay một lượng lương thực dư thừa để tự tin hơn, bớt bị động hơn trước những rủi ro không lường trước được.

01. Tiền là lòng dũng cảm của con người

Tiết kiệm tiền đồng nghĩa với tiết kiệm niềm tin. Sự tự tin của người trung niên đến từ tiền bạc.

Chuyên gia tư vấn tâm lý người Trung Quốc, Vương Ngữ Hoa đã chia sẻ câu chuyện của mình: Cô muốn thi MBA trong khoảng thời gian còn đang cho con bú, nhưng những người xung quanh phản đối, tạt gáo nước lạnh vào người cô và nói rằng cô sẽ chẳng thể nào vượt qua kỳ thi.

Gia đình cười nhạo cô: "Ngần đó tuổi đầu rồi còn đua với lũ trẻ mới ra trường". Nhưng ngay cả sau khi nghe những lời này, cô không bỏ cuộc mà ý thức được rằng: Khi người khác không ủng hộ bạn, lý do họ đưa ra chưa chắc đã là sự thật.

Khi đó, cô đã có công việc ổn định và thu nhập khá. Nếu nghỉ học hai hoặc ba năm, cô không chỉ phải đóng học phí mà còn mất thu nhập từ công việc.

Cô có chút buồn bực khi không nhận được sự hỗ trợ, nhưng cô không chìm đắm trong cảm xúc, thay vào đó, cô giải quyết vấn đề.

Cô có một ít tiền tiết kiệm trước khi kết hôn và một ít thu nhập từ đầu tư, đủ để trang trải chi phí hàng ngày.

Hơn nữa, khi còn đang mang thai, cô đã bán một căn nhà ở quê nhà, dòng tiền trong tay sẽ giúp cô trang trải cuộc sống dù không đi làm trong ba năm.

Thấy cô đã hạ quyết tâm, gia đình cũng không nói thêm gì nhiều. Sau đó, cô thành công nhập học chương trình MBA tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải và thành lập công ty riêng sau khi tốt nghiệp.

Nhìn lại trải nghiệm của mình, cô xúc động nói: "Nếu tôi không thể tự lo được vấn đề tài chính của mình thì ý tưởng của tôi sẽ bị người khác can thiệp".

Tiền là lòng dũng cảm của con người, nó cho chúng ta sức mạnh để thay đổi, để thử và để sai.

tien-la-thuoc-do-long-dung-cam-cua-dan-ong-8

Khi ý nghĩ tiết kiệm tiền xuất hiện trong đầu, thực ra chính là bản thân chúng ta trong tương lai đang yêu cầu giúp đỡ. Hầu hết những lo lắng trong cuộc sống đều có thể được giải quyết bằng tiền. Một khi không có tiền trong tay, con người rất dễ mất đi quyền lựa chọn và rơi vào thế bị động. Tuy nhiên, một người có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền tùy thuộc vào mối quan hệ của người đó với tiền bạc.

Một số người cho rằng nói đến tiền là thô tục nên ngại kiếm tiền. Cũng có những người sợ tiền và sẽ hoảng sợ mỗi khi có việc gì đó liên quan đến tiền.

Theo quan điểm tâm lý học, ý chí của con người là có hạn. Nếu bạn dành quá nhiều ý chí cho số tiền nhỏ, bạn sẽ có tâm lý phản kháng với số tiền lớn.

Cần lưu ý rằng khả năng kiếm tiền của một người không phải lúc nào cũng tăng lên. Nó có thể đạt đến đỉnh điểm ở một độ tuổi nhất định rồi chậm lại hoặc thậm chí trì trệ.

Vì vậy, dù tình hình kinh tế hiện tại của chúng ta như thế nào, tốt nhất bạn nên tiết kiệm 10% thu nhập mỗi tháng để chuẩn bị cho những ngày ngoài ý muốn.

02. Tiền không phải là mục đích, mà là công cụ

Cách đây một thời gian, một cặp đôi ở Thượng Hải, Trung Quốc bỗng trở nên nổi tiếng tại quốc gia này. Người vợ, cô Trần, 33 tuổi, từng là nhà thiết kế trò chơi. Chồng cô 43 tuổi, làm trong lĩnh vực bất động sản. Sau khi nghỉ việc, hai vợ chồng gặp khó khăn trong việc tìm việc làm nên quyết định nghỉ hưu sớm.

Cô Trần kiểm tra lại và phát hiện sau nhiều năm làm việc, hai người đã tiết kiệm được 3 triệu nhân dân tệ (khoàng 9.8 tỷ đồng). Họ có nhà, có ô tô, không thế chấp ở Thượng Hải, sau này cũng không có ý định có con nên cuộc sống cũng không quá căng thẳng. Vì vậy, họ gửi phần lớn số tiền tiết kiệm của mình và sử dụng phần nhỏ còn lại để đầu tư. Thu nhập tài chính hàng tháng của họ là khoảng 10.000 nhân dân tệ (khoảng 32 triệu đồng).

Vì không đi làm nên họ chi tiêu ít hơn rất nhiều cho việc giao tiếp, trang phục và ăn uống. Chi phí sinh hoạt hàng tháng của họ là khoảng 6.000 nhân dân tệ (khoảng 20 triệu đồng). Cô Trần thẳng thắn nói: "Số tiền này đủ để chúng tôi sống tới năm 70 tuổi".

Có nhiều ý kiến khác nhau trên mạng về sự lựa chọn của họ. Một số chuyên gia cho rằng họ quá vội vàng và số tiền gửi này sẽ chỉ là con số nhỏ nếu có điều xảy ra ngoài ý muốn. Cũng có những bạn trẻ ghen tị và muốn tận hưởng cuộc sống như họ.

Thật không may, ngay cả khi bạn thực sự không còn phải đi làm, điều đó không có nghĩa là bạn có thể sống một cuộc sống lý tưởng.

tien-la-thuoc-do-long-dung-cam-cua-dan-ong-5

Đồng nghiệp của tôi, chị Từ, sau khi làm việc một thời gian, cảm thấy chán nên xin nghỉ việc. Ở tuổi 40, thể lực của chị đã không còn được như xưa, một khi có một dự án đòi hỏi phải làm thêm giờ và thức khuya, chị thường xuyên không thể phát huy hết mình. Đi làm đã nhiều năm, chị cũng có được một khoản tiền tiết kiệm nhất định nên đã quyết định nghỉ việc để đi du lịch khắp nơi. Nhưng sau 2 tháng, chị ấy phàn nàn: "Đi nhiều rồi, tự nhiên lại cảm thấy không còn hứng thú với việc này nữa."

"Kể cả đã có tiền tiết kiệm nhưng việc không làm gì mỗi ngày thì ra vẫn có thể khiến con người ta lo lắng."

Mỗi lần nhìn thấy nhiều tờ hóa đơn khác nhau, cô sẽ lại nghĩ, hay là đi làm lại?"

Trong nhiều trường hợp, tiền chắc chắn có thể hỗ trợ chúng ta, nhưng nếu cuộc sống của chúng ta chỉ được hỗ trợ bởi tiền và thiếu sự hài lòng, hạnh phúc sâu sắc hơn, vậy thì nó vẫn sẽ rất dễ bị tổn thương.

Tiền không phải là mục đích, tiền chỉ là công cụ. Cảm giác an toàn thực sự không phải là sự tích lũy vật chất bên ngoài mà là sự kiên định và tự tin bên trong. Cảm giác an toàn không phải là thứ chúng ta sẽ tự động có khi số tiền gửi của chúng ta đạt đến một con số nhất định. Đúng hơn, giống như việc đi xe đạp, nó là một sự cân bằng động đòi hỏi chúng ta phải không ngừng điều chỉnh.

03. Là một người lớn, làm thế nào bạn có thể mang lại cho mình cảm giác an toàn?

Có người từng nói: "Người có cảm giác an toàn giống như một ngôi sao nhỏ treo trên bầu trời, nó sẽ tự động và liên tục phát ra ánh sáng ấm áp, soi sáng cả bản thân và cho cả người khác."

Là những con người hết sức bình thường, làm thế nào chúng ta có thể mang lại cho mình sự an toàn hơn? Một mặt, chúng ta cần xây dựng một nền tảng hỗ trợ cho cuộc sống xã hội. Con người không phải là một cô đảo. Chúng ta có thể đạt được những kết quả nhất định không chỉ nhờ nỗ lực của cá nhân mà còn nhờ sự hỗ trợ của nhiều người.

Hãy nghĩ: Nếu đối tác không hỗ trợ, liệu công việc có tiến triển suôn sẻ?

Làm sao chúng ta có thể có tâm trạng vui vẻ nếu những người thân yêu xung quanh chúng ta không ủng hộ và yêu thương?

Nếu con cái luôn không vâng lời, liệu không khí gia đình có hòa thuận? Vậy nên, chúng ta cần có ý thức xây dựng nền tảng hỗ trợ của riêng mình trong cuộc sống.

Hãy nghĩ xem: Ai là người ủng hộ tôi? Tôi có thể hỗ trợ ai? Hãy tử tế với họ nhất có thể. Càng có nhiều người chúc phúc cho bạn, bạn sẽ càng cảm thấy yên tâm và con đường phía trước sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Mặt khác, bạn cũng cần phải thỏa mãn đúng mức nhu cầu bên trong. Một số người lớn tuổi không muốn bật điều hòa ngay cả khi nhiệt độ lên tới 40 độ C, kết quả là họ phải nhập viện vì say nắng và tốn thêm hàng triệu đồng tiền khám chữa bệnh.

Tiết kiệm tiền, không đồng nghĩa với tằn tiện hay sống như một khổ hành tăng. Tiết kiệm tiền là quan trọng, nhưng giữ cho bản thân hạnh phúc về mặt cảm xúc cũng quan trọng không kém.

Hy sinh chất lượng cuộc sống của mình và sống một cuộc sống quá mức bình dân chỉ để khư khư giữ tiền, không đáng. Chưa kể, việc tiết kiệm quá mức trong thời gian dài chắc chắn sẽ dẫn đến các vấn đề về tâm lý, cũng có thể dẫn đến hành vi "tiêu dùng trả đũa" trong tương lai.

tien-la-thuoc-do-long-dung-cam-cua-dan-ong-3

Bạn có thể dành ra một "ngân sách hạnh phúc" nhất định cho mình hàng tháng và thỉnh thoảng thỏa mãn những mong muốn của bản thân, để có thêm động lực thực hiện ước mơ của mình.

Ngoài ra, trong quá trình tiết kiệm tiền, chúng ta cũng có thể "thêm kịch tính" một cách thích hợp, chẳng hạn như đặt ra "ngày không chi tiêu" hay "thử thách tiết kiệm tiền trong 30 ngày".

Cốt lõi của những trò chơi nhỏ này không phải là thắng hay thua mà là làm cho quá trình tiết kiệm tiền trở nên thú vị để bạn có thể kiên trì thực hiện.

Tôi rất thích câu nói này: "Người ta nói rằng chỉ có bạn mới có thể mang lại cho mình cảm giác an toàn, nhưng điều này nên bao gồm ba ý nghĩa: Thứ nhất là bạn có thể tự nuôi sống bản thân; thứ hai là bạn có thể đối mặt với nỗi cô đơn của chính mình; thứ ba là bạn có thể mang lại cho mình hạnh phúc."

Khi một người bước sang tuổi 40, nếu muốn nói lời tạm biệt với sự lo lắng, bồn chồn, trước mắt chúng ta chỉ có hai con đường.

Hoặc tiến về phía trước và kiếm nhiều tiền hơn. Hoặc hướng nội và giảm bớt ham muốn của bản thân.

Ở độ tuổi này, sau quá trình tích lũy nửa đầu đời, chúng ta đã bước vào giai đoạn trưởng thành hơn. Chúng ta không còn bối rối như hồi còn trẻ nhưng áp lực và trách nhiệm cũng nhiều hơn.

Tuổi tác vừa là một cuộc khủng hoảng vừa là một bước ngoặt. Chúng ta có thể tự hỏi lại bản thân để tìm ra cách sống mà chúng ta muốn và cái giá mà chúng ta phải trả để sống một cuộc sống như vậy. Nếu không, dù có tiết kiệm được bao nhiêu tiền, chúng ta cũng sẽ bị bao vây bởi vô số lo lắng và không thể thực sự cảm thấy thoải mái.

Tôi hy vọng bạn và tôi có thể trở nên mạnh mẽ hơn và khôn ngoan hơn để từ đó đạt được niềm vui và sự bình an đích thực.

Xem thêm: 10 quy tắc tiết kiệm các triệu phú đang làm theo

Đọc thêm

"Thiên hạ đệ nhất tiết kiệm" Nhật Bản chỉ tiêu 160.000 đồng/ngày và lời khuyên 6 chữ giúp bạn giữ được bội tiền.

Chuyên gia tiết kiệm nổi tiếng người Nhật mách cách giữ tiền để hiện thực hóa mục tiêu 'nghỉ hưu sớm'
0 Bình luận

Đến một thời điểm, bạn sẽ hiểu tiền tiết kiệm chính là niềm tin và động lực để thúc đẩy bạn đi về phía trước.

2025 rồi, đừng đặt mục tiêu tiết kiệm ngoài tầm với, hãy tích cóp từ các khoản nhỏ
0 Bình luận

Cách vị tỷ phú này cho đi khiến ai cũng cảm thấy vui mừng, xúc động, nhớ mãi về sau...

Cách 'tiêu tiền' lạ lùng của tỷ phú Việt U75: Ăn mặc giản dị, mang lương hưu với tiền tiết kiệm đi quyên góp
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất