Thầy giáo ở Đà Nẵng mở thư viện, miễn phí dạy học cho học sinh nghèo
Suốt gần 5 năm qua, thầy giáo Đặng Văn Mười (Đà Nẵng) vẫn miệt mài với hành trình lan tỏa tình yêu với sách, "gieo chữ" cho học sinh nghèo.

Thầy giáo Đặng Văn Mười (SN 1989, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) tâm sự, ngay từ khi còn nhỏ thầy đã đam mê đọc sách. Những năm cấp 2, cấp 3, chỉ cần có tiền để dành là thầy sẽ đem đi mua sách. Sau này, khi trở thành giáo viên dạy môn Vật Lý ở trường THCS Sơn Trà, thầy vẫn nuôi dưỡng đam mê ấy.
Khi bắt đầu có điều kiện hơn, thầy giáo trẻ nhen nhóm mong muốn chia sẻ tri thức với mọi người, lan tỏa tình yêu sách cũng như khơi dậy văn hóa đọc. Vì thế, vào năm 2017, khi mới 28 tuổi, thầy Mười đã dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm khoảng 400 triệu đồng để mở thư viện "Hiền Nhân". Ban đầu, thư viện nhỏ này nằm trên đường Lê Hữu Trác, còn khoảng 1 năm trở lại đây đã chuyển về đường Phan Huy Ích.

Dù thư viện chỉ rộng khoảng 50m2, thế nhưng đó là cả một khoảng trời "tri thức" với hơn 4.000 cuốn sách đa dạng thể loại. Bạn đọc ghé thăm thư viện có thể thuê sách với số tiền chỉ khoảng 150.000 đồng/năm, thuê theo cuốn với giá 5.000 - 10.000 đồng tùy giá trị. Đặc biệt, học sinh sẽ được giảm tới 20-50% tiền thuê sách. 8x Đà Nẵng cho biết, giá cho thuê sách như vậy chủ yếu để khuyến khích mọi người đọc sách, đồng thời để họ có trách nhiệm với việc mượn và giữ gìn sách chứ không đặt lợi nhuận kinh doanh.
Kể từ tháng 9/2016, thầy Mười còn mày mò nhập dữ liệu lên phần mềm quản lý. Khi đó quả thực thầy rất bận rộn, sáng đi dạy, tối về cập nhật dữ liệu sách, đều đặn cứ 10 cuốn/ngày. Khoảng 1 năm sau, thư viện chính thức ra đời với khoảng 3.000 đầu sách thuộc nhiều thể loại từ văn học Việt, văn học nước ngoài, dạy con đến dạy làm giàu, kinh tế,... Dù thư viện đã có tới 4.000 cuốn, thầy giáo trẻ vẫn miệt mài tìm kiếm và bổ sung sách mới.

Thầy Mười tâm sự: "Người ta nói kinh doanh có điểm hòa vốn, còn việc mở thư viện như tôi chắc chắn không có, bởi phí đầu tư mở thư viện, viết phần mềm quản lý, rồi các hao mòn, hư hỏng sách… có lẽ không thể tính được khi nào mới đủ thu hồi vốn. Tôi yêu nghề giáo và mở thư viện chỉ bởi mình có nhiều sách, muốn chia sẻ cho mọi người cùng đọc".
Vào năm 2020 vừa qua, thầy Mười đã thực hiện đề tài "Nâng cao văn hóa đọc của học sinh tại các trường THPT thành phố Đà Nẵng". Đề tài của thầy đã được Hội đồng của Sở GD-ĐT Đà Nẵng trao loại A. Bên cạnh việc mở thư viện, thầy Mười còn khiến nhiều người nể phục khi sẵn sàng dạy học thêm miễn phí cho các học sinh có điều kiện khó khăn.
Xem thêm: Trần Minh Trung: "Hiệp sĩ" Cần Thơ dành cả tuổi thanh xuân để tình nguyện vá đường miễn phí
Đọc thêm
Hơn 15 năm qua, mặc cho bao nỗi vất vả khó khăn, cô giáo Quách Thị Bích Nụ (Hòa Bình) vẫn miệt mài với công việc lái đò đưa học sinh tới trường.
Đồng cảm với các phụ huynh có con bị ung thư, anh Trần Trung Kiên (Hà Nội) quyết định mở tiệm cơm 1K để san sẻ, động viên tinh thần.
Để thuê võng ở quán cafe của bà Quy (Tp.HCM), người ta chỉ phải tốn khoảng 20.000 đồng. Thế nhưng, nếu đó là người cơ nhỡ, bà không thu tiền mà lại cưu mang miễn phí
Tin liên quan
Theo Nguyễn Cao Kỳ Duyên, nữ MC rất có thể sẽ hủy bỏ đơn hàng Tesla, chuyển sang mua xe VinFast để ủng hộ hàng Việt.
Tử vi tuần mới từ 22/11- 28/11 của 12 cung hoàng đạo cho thấy công việc của Bọ Cạp trong tuần mới sẽ gặp may mắn và suôn sẻ. Hơn nữa bạn còn nhận được sự giúp đỡ chân thành từ đồng nghiệp.
Từng bán nhà đất để mua chung cư, sau đó lại bán lỗ căn hộ để mua nhà, người này khẳng định là mua nhà đất trong ngõ còn hơn trèo tít lên ở chung cư.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.