Quán cafe võng ấm áp tình người ở TP.HCM: Sẵn lòng cưu mang người cơ nhỡ miễn phí
Để thuê võng ở quán cafe của bà Quy (Tp.HCM), người ta chỉ phải tốn khoảng 20.000 đồng. Thế nhưng, nếu đó là người cơ nhỡ, bà không thu tiền mà lại cưu mang miễn phí

Sẵn lòng cưu mang người cơ nhỡ
Bà Nguyễn Thị Quy (50 tuổi) là chủ quán cafe võng đêm 439 nằm dọc theo quốc lộ 1A đoạn qua quận Bình Tân, TP.HCM. thoạt nhìn, quán cafe ấy chẳng có gì đặc biệt, thế nhưng nó lại được nhiều người biết đến bởi sự ấm áp tình người. Quán chỉ có khoảng 40 chiếc võng xanh giăng dọc hai bên lối đi, có chỗ tắm giặt cho khách và phía sau có sân cất xe. Đơn sơ là vậy, thu nhập cũng không cao, nhưng bà Quy chẳng ngần ngại làm việc tử tế.
Ông Lê Thanh Tùng (75 tuổi, quê Tiền Giang) là một trong những vị khách lâu năm ở quán võng bà Quy. Ông cho biết: "Mấy nay ve chai sụt giá lắm, giảm gần một nửa. Bữa nào người ta uống bia người ta cho thì tôi lượm được nhiều, hôm nay đi cả ngày nhưng ít quá nên tôi về sớm". Trước khi có dịch, mỗi tối ông thường ra đường Ba Tháng Hai để xin cơm từ thiện, được cho nhiều thì chia cho người khó khăn ăn cùng.

Vài tháng trở lại đây, dịch bệnh nguy hiểm nên ông không thể ra đường kiếm sống, không đi xin cơm từ thiện được nữa mà có gì ăn đó. Thấy vậy, bà Quy không ngần ngại giúp đỡ, cho ông một nơi trú thân tử tế. Ông Tùng kể: "Ở đây chủ quán cho tắm rửa, giặt giũ thoải mái, đợt dịch bùng phát mạnh chủ quán giúp đỡ cơm nước, giờ dịch bớt rồi mình phải tự lo, đâu thể để chủ quán lo hoài được".
Ở đây còn có ông Hùng (55 tuổi, quê Tây Ninh), thuê võng ở đây suốt nhiều năm qua. Trước kia ông vốn khỏe mạnh, nhưng không may bị tai biến, mất khả năng lao động. Suốt 2 năm qua, dù ông không kiếm ra đồng nào, bà Quy vẫn thương tình cho ông ở lại.
Ông tâm sự: "Tôi và vợ ly hôn được 10 năm, đứa con gái theo mẹ nó rồi không nhớ tôi nữa. Tôi xuống Sài Gòn chạy xe ôm, thời gian đầu chạy xe đến đâu thì tôi ngủ ở đó, hôm thì ngủ trên xe, ngày ngủ ở vỉa hè. Rồi người ta thấy vậy chỉ xuống đây thuê võng ngủ cho rẻ, có 20.000 đồng, chứ hồi đó giờ làm gì có tiền mà mướn nhà trọ ở. Từ ngày đổ bệnh tai biến đứt mạch máu não, tôi bán xe, bán điện thoại để vô bệnh viện rồi mua thuốc uống. Chủ quán thấy vậy không lấy tiền nữa, còn nấu cơm cho ăn, người ta ăn gì thì chị cho tôi ăn đó. Mấy tháng nay dịch bệnh không có tiền, hết thuốc gân tay chân nó rút lại, duỗi thẳng ra nó đau lắm".
Bản thân gặp khó vẫn giúp đỡ người nghèo vì không đành lòng
Bà Nguyễn Thị Quy tâm sự, bà mở quán võng này tới nay đã được 7 năm, khách thuê chủ yếu là dân tứ xứ, người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập bấp bênh. Bà tâm sự: "Ai khó khăn quá thì tôi chấp nhận cho họ ngủ lại rồi mỗi ngày nấu cơm cho người ta ăn. Già rồi ở vậy nó vui. Tôi mở quán này hoài, cho họ ở hoài, chừng nào chủ đất lấy đất lại thì tôi mới thôi".

Bà cho biết, ban đầu mở quán cafe võng cũng chỉ vì thấy nhiều người khổ quá, không có chỗ ngủ. Ít ra ở đây họ còn có giấc ngủ ngon, chứ ngủ gầm cầu, ngoài đường bà không đành lòng. Có khi vợ chồng, con cái dẫn nhau tới đây ở, người phụ nữ ấy cũng bao tắm giặt, nhà vệ sinh sạch sẽ, nước đá uống thoải mái và chỉ lấy 20.000 đồng mỗi ngày.
Bà Quy cho hay: "Thời điểm dịch bệnh, chính quyền đến kiểm tra nhưng vẫn cho khách ở kẹt lại chừng 20 người mà mình đóng cửa cho họ ở trong nhà luôn. Chứ bắt họ đi ra ngoài, họ mang bệnh họ chết rồi sao, mà đi ra rồi họ ngủ dưới gầm cầu bị đuổi, bị bắt".
Đọc thêm
Thấy dịch bùng phát ở huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam, thầy hiệu trưởng Lê Huy Phương đã xung phong lái xe miễn phí chở F0 đi điều trị.
Dù bản thân đang mắc COVID-19, anh Hoàng Tuấn Anh - "cha đẻ" của loạt ATM Oxy, ATM gạo và ATM khẩu trang vẫn miệt mài điều phối tiếp oxy miễn phí.
Có trong tay bằng đại học, thay vì tìm công việc ổn định như bao người, sơ Đặng Thị Nụ (quê Thái Bình) lại dành hết công sức cho việc từ thiện.
Tin liên quan
Quà cho người già, không gì quý giá hơn là ân cần chia sẻ, chịu ngồi xuống trò chuyện và lắng nghe của từng đứa con mà mẹ đã sinh ra, đã cưu mang, dạy dỗ nuôi nấng cho đến ngày khôn lớn.
Nhờ tài bơi lội “nhập thuỷ như phúc bình địa hỹ”, Yết Kiêu đã lập hàng loạt công lao, được vua ban tặng danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thuỷ quân.
Mùa xuân vĩnh cửu (The Eternal Springtime) dài 26 phút của đạo diễn Việt Vũ đã lọt vào danh sách nhận đề cử Oscar 2022 cho hạng mục phim tài liệu ngắn xuất sắc.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.