Tâm sự của phụ huynh có con du học: Học thạc sĩ Úc về nước dạy tiếng Anh được 5 triệu/tháng, lương chẳng bằng cô giúp việc
Dưới đây là tâm tư của một vị phụ huynh có con đi du học, dù tốn nhiều tiền mà khi về nước con chỉ đi dạy tiếng Anh, lương 5 triệu.

Giờ đây, việc cho con đi du học để hi vọng có sự nghiệp rộng mở khi trở về là mơ ước của nhiều bậc phụ huynh. Nhưng nhiều người lại tỏ ra lo lắng, hoang mang vì mọi chuyện lại không như họ kì vọng. Dưới đây là tâm sự của một vị phụ huynh có con đi du học thạc sĩ: "Con tôi đi học thạc sĩ ở Úc 2 năm, tốn của tôi không biết bao nhiêu là tiền của. Thế mà khi về vẫn chẳng bằng con nhà hàng xóm chỉ tốt nghiệp ở một trường đại học trong nước".
Vị phụ huynh này chia sẻ, con chị vốn học biên dịch tiếng Anh, sau khi tốt nghiệp thì do nhà có chút điều kiện đã cho con đi học thạc sĩ ở Úc. Con gái chị từ nhỏ đã được nuông chiều, được chăm từ A-Z nên chị rất lo lắng. Chị tâm sự: "Con gái từ nhỏ được nuông chiều, thứ gì cũng không biết làm, để cháu đi du học, tôi ngày đêm lo lắng, chỉ sợ nó không biết vun vén, tự lo cho cuộc sống của mình rồi ốm đau nữa thì ai chăm cho?".

Vì lo lắng, chị cứ bay đi bay về giữa hai nước, thành thử con đi học 2 năm không về nhà 1 lần mà mẹ thì đã sang Úc cả chục lần. Ban đầu, chị chỉ nghĩ cho con đi học để mở mang tầm mắt. Đến khi "vào cuộc" mới thấy bỏ ra quá nhiều tiền, nên chị kì vọng con học hành giỏi giang, tốt nghiệp về nước sẽ có việc lương cao, tương xứng với những gì bố mẹ bỏ ra.
Chị chán nản kể: "Ai ngờ, học xong hai năm cháu về nhà, vẫn ngơ ngơ ngác ngác, chẳng có thêm chút tự tin, hoạt bát nào. Sau mấy tháng nghỉ ngơi, con tôi xin vào dạy ở một trung tâm tiếng Anh, ngày đi làm theo ca, tháng nhận lương 5 triệu. Đúng là đáng chán. Con bé nhà hàng xóm học trong nước thôi mà lương tháng tính bằng tiền đô, còn con mình thì lương chỉ bằng mấy cô giúp việc".
Chị cho hay, chưa kể con chị cũng chẳng để tâm về việc đó, trái lại vẫn an nhàn, thỏa mãn với cuộc sống ấy. Khi tiền lương không đủ tiêu thì lại xin bố mẹ, vẫn mua sắm, đi cafe với bạn bè. Chồng chị thì gạt đi, nói rằng con gái cũng không cần giỏi giang quá, kiếm được tấm chồng tốt là được. Thế nhưng, chị vẫn cảm thấy không hài lòng.

Vị phụ huynh này than thở: "Bạn bè cứ gặp là hỏi con gái đi du học về làm gì rồi, nói đang dạy tiếng Anh thì không bình luận thêm gì nữa nhưng tôi biết, trong lòng họ đang cười tôi. Ai có con cái giỏi giang mà không hãnh diện cơ chứ? Thế mà cô con gái này của tôi, được tôi tốn công đầu tư như vậy lại phụ lòng mẹ. Chẳng thà tiền để ngân hàng rút lãi ra còn hơn, nuôi con du học, đã tốn kém lại còn bị người đời âm thầm cười chê, thật là quá chán".
Xem thêm: Cơn sốt đất giữa những người trẻ Việt mong muốn bỏ phố về rừng: Đừng để vỡ mộng
Đọc thêm
Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ, Vì Đức Minh xuất sắc giành học bổng toàn phần chuyên ngành Giám định tư pháp ở xứ sở Bạch Dương. Nam sinh người dân tộc Thái hy vọng sớm hoàn thành việc học để trở về phục vụ quê hương đất nước.
Sau khi giành ngôi quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21, Nguyễn Hoàng Khánh đã tiết lộ về dự định sắp tới của mình.
Hẳn những ai là fan của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" đều còn nhớ cậu bé Phan Đăng Nhật Minh - người dành được vòng nguyệt quế, nhà vô địch năm 2017. Chàng trai được mọi người gọi với nickname "Cậu bé google".
Tin liên quan
Khi thị trường biến động, George Soros và Warren Buffett đã ứng dụng học thuyết Thiên nga đen để sinh lời theo hai cách khác nhau. Vậy các nhà đầu tư có thể làm gì nếu Omicron trở thành cơn khủng hoảng mới?
Nhiều người cứ mang tư tưởng sinh con trai để nối dõi tông đường, có người giữ hương khói, làm đám giỗ cho mình lúc mất. Tôi thì không có cái suy nghĩ đó, con cái đến với mình là phúc trời cho, chỉ vậy thôi.
Biến chủng omicron khiến giới khoa học toàn cầu gióng lên hồi chuông cảnh báo vì số lượng đột biến của nó. Tuy nhiên, nhiều hơn không có nghĩa là tồi tệ hơn.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.