Thai Lee: Nữ tỷ phú tự thân gốc Á có học vấn khủng, vực dậy công ty sắp phá sản thành đế chế tỷ đô
Thai Lee là một nữ tỷ phú tự thân kiêm doanh nhân tài năng, người đã vực dậy công ty sắp phá sản thành đế chế tỷ đô.

Trong danh sách những tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ 2022 của Forbes, bên cạnh những cái tên quen thuộc còn có một số gương mặt mới. Một trong số đó là bà Thai Lee, đứng thứ 6 trong danh sách, sở hữu khối tài sản 4,1 tỷ USD.
Thai Lee đã làm giàu từ hai bàn tay trắng, là CEO công ty công nghệ SHI International. Đây là tập đoàn có người điều hành là nữ giới lớn nhất tại Mỹ và đứng trong top 3 công ty thành công nhất do người nhập cư thành lập, theo thống kê của Forbes vào năm 2018. Năm 2020, SHI lọt vào danh sách Các Nhà tuyển dụng Tốt nhất cho Phụ nữ tại Hoa Kỳ.
Người phụ nữ Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp tại Harvard danh giá
Thai Lee sinh ra ở Bangkok, Thái Lan, lớn lên ở Hàn Quốc. Cha của bà là ông Daniel Lee Kie-hong, từng nhận học bổng toàn phần ở Amherst, sau này là một nhà kinh tế học nổi tiếng, góp phần thúc đẩy kế hoạch phát triển đất nước Hàn Quốc.

Ông từng muốn con gái theo ngành y tế, nhưng sau đó đã để con tự do lựa chọn đam mê. Thai Lee từng khẳng định, thành công mà bà có được ngày hôm nay là nhờ sự ủng hộ của gia đình, đặc biệt là nhờ cha. Bà nói: "Cha tôi là người có sức ảnh hưởng to lớn đối với gia đình. Ông ấy là người tin vào sức mạnh của giáo dục sẽ làm thay đổi thế giới này".
Năm 15 tuổi, Lee rời Hàn Quốc và đến Mỹ để học cấp 3, rồi lại học lên tiếp ở đây. Bà theo học trường Cao đẳng Amherst của Massachusetts, có bằng kép về sinh học và kinh tế. Website chính thức của Amherst còn ghi rằng, bà Lee là doanh nhân thành công nhất của trường từ trước đến nay.
Năm 2014, Thai Lee nhận bằng tiến sĩ danh dự và bằng khen. Chưa kể, bà còn theo học tại trường Kinh doanh Harvard, nhận bằng MBA (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) danh giá. Được biết, bà trở thành người phụ nữ Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp từ ngôi trường nổi tiếng này.
Vực dậy công ty sắp phá sản, xây dựng đế chế tỷ đô
Sau khi ra trường, bà Lee vào làm tại tập đoàn chuyên sản xuất hàng tiêu dùng Procter & Gamble trong 2 năm. Sau đó, bà chuyển sang làm ở công ty dịch vụ tài chính American Express. Nữ doanh nhân cho biết: "Tôi biết rằng mình cần phải chuẩn bị thật tốt cho kế hoạch tương lai, vì vậy những năm 20 tuổi tôi dành tất cả để học về kinh doanh".

Năm 1989, bà kết hôn với ông Leo Koguan, luật sư kiêm doanh nhân người Mỹ gốc Trung. Leo rất ủng hộ vợ mình trên con đường sự nghiệp, khuyến khích bà Lee thành lập công ty riêng. Cơ hội đến khi cặp vợ chồng nhận thấy Lautek, một công ty phần mềm tại New Jersey có bộ phận nhỏ tên gọi Software House đang gặp trục trặc.
Vợ chồng bà lập tức nhận thấy giá trị tiềm năng của công ty, và mua lại với giá 1 triệu USD. Đó là khoản tiền cả hai tích cóp trong nhiều năm cũng như vay mượn bạn bè. Cặp đôi đã đổi tên công ty thành Software House International (SHI) với giấc mơ tiến ra thị trường toàn cầu.
Chỉ tiếc, cuộc hôn nhân cặp đôi không được lâu bền, và họ đã ly hôn vào năm 2002. Dù vậy, sau khi chia tay, họ vẫn giữ mối quan hệ tốt, là đồng nghiệp. hai Lee giữ 60% cổ phần công ty, 40% còn lại thuộc về chồng cũ của bà.
SHI International dưới sự lèo lái của bà Thai Lee đã lột xác hoàn toàn. Từ một công ty sắp phá sản chỉ có 5 nhân viên, SHI đã trở thành tập đoàn IT hùng mạnh. Hiện công ty đang bán sản phẩm phần cứng, phần mềm, ứng dụng, dịch vụ tư vấn cho hơn 15.000 khách hàng, đạt doanh kỷ lục vào năm 2021 với 12,3 tỷ USD. Tập đoàn này còn được công nhận là doanh nghiệp kinh doanh do phụ nữ làm chủ lớn nhất tại Hoa Kỳ.

Trong Hội nghị thượng đỉnh Women in Cloud 2019, Thai Lee chia sẻ rằng nhờ vào việc vạch ra mục tiêu cụ thể đã giúp bà có được thành công như ngày hôm nay. Suốt nhiều năm trời, bà đều vạch ra những mục tiêu khác nhau cho từng thập kỷ và quyết tâm theo đuổi nó. Điều này bắt đầu từ việc tập trung vào học tập ở những năm 20 tuổi, xây dựng doanh nghiệp ở tuổi 30 và có một gia đình ở tuổi 40.
Nữ tỷ phú tự thân còn khuyên rằng: "Khi gặp thất bại thì cũng không sao cả. Ít nhất thì bạn cũng đã cố gắng và làm hết sức mình rồi". Ngoài ra, bà cũng hi vọng bản thân luôn cố gắng mỗi ngày để trở thành phiên bản tốt nhất của mình. Thai Lee quan niệm rằng, tài sản chỉ hữu dụng khi nó thực sự có thể giúp ích được cho cộng đồng xã hội.
Theo SCMP
Đọc thêm
Ít ai ngờ rằng, người phụ nữ hay đi nhặt ve chai Lisa Fiekowski lại là một nữ doanh nhân thành đạt và giàu có, sở hữu bất động sản đắt đỏ.
Vượt qua mọi giông bão cuộc đời, Zhu Xiaohong vươn mình trở thành doanh nhân sở hữu sản nghiệp vài trăm tỷ. Khi đã giàu có, cô quay lại đền đáp xã hội bằng các khoản quyên góp lên đến 20 triệu NDT mỗi năm.
Trải qua hàng chục năm khốn khó, giờ bà Trần Thị Hồng (Kiên Giang) đã trở thành doanh nhân thành đạt, lại còn vô cùng say mê làm từ thiện.
Tin liên quan
Rằm tháng 7 âm lịch năm 2022 đang tới rất gần và các gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên kính hiếu gia tiên. Theo những gì cổ nhân truyền lại, trong mâm cúng này, chúng ta tuyệt đối không được có món thịt vịt, bạn có thắc mắc tại sao không?
Bố cộc cằn, nóng nảy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con, đặc biệt là về IQ. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh!
3 quy tắc chung đức rút từ cha mẹ có con thông minh thành đạt là họ không đợi đến khi con trưởng thành mới dạy về tiền bạc. Dạy con càng sớm càng giúp con tránh được những sai lầm không đáng có.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.