Quan điểm ngược đời của chuyên gia kinh tế: Không nợ thì làm sao mà giàu, người nợ càng nhiều càng uy tín!
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền có quan điểm khá ngược đời rằng: "Không nợ thì làm sao mà giàu! Người nợ càng nhiều càng uy tín!".

Nhắc đến nợ nần tiền bạc, rất nhiều người trong số chúng ta cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Dù vậy, xét cho cùng, cũng có nhiều lý do nợ nần, không phải lúc nào cũng là điều xấu. Đừng thấy một người suốt ngày đi vay tiền là cho rằng họ ham chơi, biếng làm.
Thực tế, nếu vay tiền đúng cách, vay để làm ăn thì rất có thể, đó là người uy tín. Đó là quan điểm của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền. Trong một talk show, ông từng nói: "Không nợ làm sao mà giàu. Nợ thì chứng tỏ anh uy tín, anh đi vay được ngân hàng, người nợ càng nhiều càng uy tín, không có gì phải xấu hổ khi nợ".

Ông dẫn chứng rằng, rất nhiều người trẻ đặt mục tiêu mua nhà riêng, nhưng vì lương thấp nên đành tạm gác ước mơ mua nhà. Thế nhưng, với kinh nghiệm của mình, ông Điền lại cho rằng: "5 năm là dư sức mua được! Ví dụ một căn hộ chung cư giá 2 tỷ cần có bao nhiêu tiền để mua được? Nếu chỉ tiết kiệm kiểu thì 20-30 năm sau mới đủ 2 tỷ để mua. Nếu nghĩ như vậy thì theo tôi không bao giờ mua được. Nhưng nếu tôi tiết kiệm được 300 triệu đồng thì tôi mua được chứ. Tôi đi vay thêm 1 ít".
Cần phải hiểu rằng, vay nợ ở đây là vay ngân hàng, và sắp xếp được nguồn tiền để trả. Những đối tượng được ngân hàng cho vay thường có năng lực, đảm bảo được khả năng trả nợ hoặc có tài sản để thế chấp. Lợi dụng điều đó, nhiều người đã đi vay tiền để thực hiện ước mơ mua nhà, làm giàu của mình.
Hơn thế nữa, việc mang nợ trên đầu sẽ giúp bạn có động lực để làm việc, kiếm tiền và trả nợ, nỗ lực gấp nhiều lần trong cuộc sống. Đừng nghĩ người giàu là nhiều tiền còn người nghèo là ít tiền, sự khác biệt của hai đối tượng này là làm thế nào để sử dụng tiền phục vụ cho mình, đặc biệt người giàu luôn biết cách dùng tiền của người khác để giúp bản thân trở nên giàu có hơn.

Người nghèo thường tâm niệm về tiền bạc rằng: Chăm chỉ làm việc – nhận lương – tiết kiệm – tiêu tiền. Tiền sau cùng, chỉ có bị tiêu mất đi, chứ không hề "sinh sôi nảy nở". Còn ngược lại, người giàu lại tâm niệm: Nỗ lực làm việc – có thu nhập – vay tiền – làm giàu – trả nợ – trở nên giàu có. Họ không ngại "nợ nần", bởi họ biết rằng đó là động lực giúp bản thân cố gắng. Nếu có đầu óc làm giàu, bạn có thể thông qua các khoản vay để kiếm tiền và chính những khoản vay cũng là nguồn vốn để họ xây dựng ước mơ của bản thân.
Phát ngôn này của chuyên gia Huỳnh Thanh Điền thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Người thì tin rằng, có vay nợ ắt có thành công nhưng có người lại cho rằng mình đã quá thừa “uy tín” mà vẫn chưa thấy giàu đâu cả. Vậy còn bạn, bạn cảm thấy ra sao về ý kiến này?
Tổng hợp
Xem thêm: Từng nợ nần chồng chất, nay 9x quyết khởi nghiệp, làm lại cuộc đời với món đậu hũ kẹp rau răm
Đọc thêm
Từng vay cả chục tỷ để buôn đất, đến giờ nhà đầu tư này đang chật vật vì tiền lãi, chưa kể thị trường ế ẩm, phải bán nhà.
Hy vọng bài học từ 5 sai lầm này sẽ giúp bạn ý thức được những cái bẫy cuộc sống, giúp bạn bước ra khỏi cái bóng của nợ nần, thất nghiệp, bắt đầu lại từ đầu.
Nếu bạn vẫn còn lo lắng không biết bao giờ mới trả nợ xong, đừng bỏ qua 6 bước thanh toán được gợi ý trong bài viết này.
Tin liên quan
Dù phải đi ở trọ do bán nhà mua xe chở miễn phí bệnh nhân nghèo đi viện nhưng vợ chồng anh Nhật (SN 1984, quận Tân Phú, TP.HCM) vẫn thấy rất hạnh phúc.
Chuyên gia khuyến cáo, nhân viên đi làm ở chỗ mới nên biết rằng, công ty vẫn khỏe trước khi có bạn, đừng nghĩ mình là một vị cứu tinh.
Tôi là một người đàn ông khá thành đạt. Cuộc sống của tôi nhìn từ ngoài thì cũng được nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng hạnh phúc gia đình tôi hiện tại đang có nguy cơ tan vỡ.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.