Xúc động người em gái 89 tuổi "thề không lấy chồng" chăm chị ốm suốt gần 1 thế kỉ ở Quảng Ngãi
Thương chị bị bệnh tật, người em gái đã "thề không lấy chồng", ở vậy chăm sóc chị. Đến nay, hai người phụ nữ quê Quảng Ngãi ấy đã bên nhau suốt gần 1 thế kỷ.

Hai chị em như hình với bóng, chăm sóc nhau suốt nhiều thập kỷ
Ông Nguyễn Trung Lực (59 tuổi, Quảng Ngãi) tâm sự, ông là cháu trai của hai cụ bà kể trên. Cô ruột của ông là bà Nguyễn Thị Chế (89 tuổi) và bà Nguyễn Thị Ngữ (93 tuổi), đã bên nhau như hình với bóng trong suốt gần 1 thế kỷ qua. Ông kể, hai bà là chị em ruột trong một gia đình có 8 chị em. Khi xưa cả hai đều là người có nhan sắc trong làng, nhẽ thường là đã đi lấy chồng từ sớm. Thế nhưng, một biến cố đã xảy ra với bà Ngự khiến cuộc sống của hai chị em thay đổi.
Khoảng năm 17 tuổi, bà Ngự đang đi thả trâu ăn cỏ thì bất cẩn đụng phải tổ ong vò vẽ. Bà Ngự, thường gọi bà Sáu bỏm bẻm nói: "Bầy ong chích cho tối mày tối mặt. Về đau miết...". Ong vò vẽ độc, bà Sáu bị đốt đến thập tử nhất sinh, đến khi qua cơn nguy kịch thì chân lại bị tật nguyền, đi lại khó khăn.

Thương chị, bà Chế (thường gọi bà Bảy) đã thề không đi lấy chồng, ở vậy nuôi bố mẹ và chị gái. Từ ấy, bà gắn bó với ruộng đồng, gánh hết việc nặng nhọc trong nhà hộ chị. Nhiều đám đến dạm hỏi, bà kiên quyết lắc đầu không lấy ai. Từ đó, dù các anh chị em khác trong nhà đã yên bề gia thất, bà Chế vẫn ở vậy chăm chị, hai chị em kề cận nhau sớm tối. Đến khi đã vào tuổi xưa nay hiếm, hai bà vẫn ở bên nhau không rời trong ngôi nhà nhỏ thuộc đội 3, xóm Bình An, thôn Xuân Yên, xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Thương các cô sống khổ, ông Lực bàn với con cái, đưa họ về nhà và chăm sóc từ ấy.
Mùa mưa năm ngoái, bà Chế không may bị trượt chân ngã, nằm liệt giường suốt không đi lại được. Từ chỗ em chăm chị, giờ ngược lại đến bà Sáu chăm cho em mình. Ông Lực nhớ lại: "Nhiều đêm cô Bảy bị đau, rên la không ngủ. Tôi thức dậy xuống phòng xem, thấy cô Sáu đang mò mẫm đấm lưng, xoa bóp cho cô Bảy. Nhìn cảnh này rất cảm động. Hai cô thương nhau lắm, gắn bó nhau từ thời con gái đến giờ...".
Trọn đạo hiếu nghĩa tình
Ông Lực nói, ông nghe theo lời căn dặn của ông nội trước khi qua đời hơn 10 năm trước, đứng ra chăm lo cho hai cô ruột. Khi hai bà còn ở nhà riêng, gia đình ông vẫn thay phiên nhau cơm nước, thường xuyên ghé thăm để chăm sóc sức khỏe cho họ. Ông tâm sự: "Hai cô từ nhỏ sống trong gia đình nền nếp, nên con cháu càng phải giữ gìn, chưa bao giờ 'nặng, nhẹ'".

Khi đón hai cô về ở, ông và các con bố trí một phòng sạch sẽ rộng rãi, thêm hai chiếc giường để hai cô nằm. Mỗi ngày, cả nhà thay phiên nhau vệ sinh, tắm rửa và lo cơm nước cho hai cụ. Hai con gái của ông nay đã ngoài 30 tuổi, thậm chí đã có gia đình riêng, công việc bận rộn nhưng vẫn thay phiên nhau về giúp cha.
Ông Lực khẳng định: "Làm con cháu, với cha mẹ phải biết hiếu thảo, với người thân phải biết hiếu nghĩa, kính trọng và yêu thương. Mình làm vậy, con cái mình mới kính trọng, gia đình mới yêu thương nhau hơn". Ông luôn bảo ban các con mình, nói rằng họ phải bù đắp để an ủi và chăm sóc hai bà để họ không cô đơn. Bản thân ông Lực cũng trong cảnh gà trống nuôi con, nên ông rất thấm thía sự cô đơn khi chỉ còn một mình lẻ bóng.
Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp, ông Nguyễn Xuân Hiền cho biết, chính quyền địa phương cũng thường xuyên đến thăm hỏi hai cụ bà. Ông nói: "Càng lớn thì đau ốm nhiều hơn, nhưng theo quy định thì trợ cấp chỉ 1 triệu đồng/người. Vì vậy, cuộc đời còn lại của hai cụ đều do ông Lực lo toan".
Xem thêm: Kỉ niệm đáng nhớ của chàng trai 17 tuổi đạp xe hàng chục km đi tình nguyện chống dịch
Đọc thêm
Sau khi bán mảnh đất được 5 tỷ đồng, vợ chồng trẻ ở Quảng Bình đã lấy 2 tỷ mua thiết bị y tế ủng hộ ngành y tế địa phương.
Ban đầu, nữ tình nguyện viên Nguyễn Thị Xuân Thuyên ở TP.HCM này khá sợ hãi khi phải tiếp xúc với thú nuôi lạ, nhưng dần cô đã quen việc và đảm đương việc chăm sóc chó mèo của F0 bị cách ly.
Do dịch bệnh bùng phát, công việc giáo viên mầm non bị ảnh hưởng, 9x Nam Định Nguyễn Thị Ly quyết định về quê sinh sống, dạy vẽ miễn phí cho trẻ em.
Tin liên quan
Chốn bồng lai tiên cảnh hạ phàm - Trương Gia Giới, một khung cảnh mà chỉ xuất hiện trong giấc mơ thần tiên nhưng lại hiện ra kỳ vĩ và bỉ ấn. Nơi đây sẵn sàng làm cho bạn choáng ngợp và thấy mình nhỏ bé trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và bao la.
Có nhiều thứ con người không thể kiểm soát nhưng ta có thể thay đổi vận mệnh bản thân. Nếu bạn kiên trì thực hành "ba thêm ba bớt" dưới đây sẽ giúp giảm bớt tai họa, tăng phúc lộc.
Năm 2018, Châu Nhuận Phát gây bất ngờ khi tuyên bố quyên góp hơn 714 triệu USD (khoảng hơn 16 nghìn tỷ) cho quỹ từ thiện. Vậy sau 4 năm quyên góp, cuộc sống của nam tài tử ra sao?
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.