Thầy giáo xe lăn: Nghị lực vượt nghịch cảnh, làm thơ, in sách, mở lớp dạy kỹ năng sống
Tai nạn giao thông cướp đi đôi chân nhưng anh Nguyễn Ngọc Lâm không chùn bước. Anh trở thành thầy giáo của nhiều thế hệ học trò; anh làm thơ, in sách, mở lớp dạy kỹ năng sống.

Trong căn hộ thuê khá chật hẹp ở quận Bình Tân, “thầy giáo xe lăn”- tên mà nhiều học sinh quen gọi anh Nguyễn Ngọc Lâm (35 tuổi, quê Thanh Hoá), đã chia sẻ rất nhiều về biến cố cuộc đời mình.
Anh kể, năm 2004 khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước thì bất ngờ gặp tai nạn giao thông, bị gãy 2 đốt sống cổ. Sau đó, anh được người thân đưa đi nhiều bệnh viện ở TP HCM chữa trị nhưng không thể khôi phục được sức khoẻ. Thậm chí bác sĩ còn nghĩ anh sẽ “không qua khỏi”. Nhưng số phận đã dành cho anh một chút may mắn, là tiếp tục duy trì sự sống với một cơ thể mềm oặt, tay chân liệt co rút phải ngồi xe lăn suốt đời khi hoạt động.
Thế nên, để tồn tại ở mảnh đất như TP HCM, Nguyễn Ngọc Lâm đã từng nghĩ nếu xuất viện anh sẽ cùng em trai đẩy xe lăn đi bán vé số mưu sinh như nhiều người khác. Ban ngày, hai anh em Lâm đi bán vé số, còn ban đêm hai anh em xin ngủ nhờ một số nơi như bệnh viện, gầm cầu.
Nhưng sau đó, một cơ duyên đã giúp Nguyễn Ngọc Lâm tới “Làng May Mắn” ở quận Bình Tân, một nơi cưu mang những mảnh đời không may mắn. Tại đây, Lâm bắt đầu học vi tính bởi đó là thứ công cụ gần như duy nhất mà anh có thể làm tốt.

Mọi thứ bắt đầu đều khó khăn, nhất là với những người đã mất phần lớn sức khoẻ, di chuyển khó khăn. Nhưng bằng nghị lực phi thường, Nguyễn Ngọc Lâm đã không chỉ sử dụng thành thạo các kỹ năng trên máy vi tính mà còn bắt đầu dạy vi tính cho các em học trò tiểu học ở “Làng May Mắn”.
Cũng trong thời gian này, anh bắt đầu làm thơ, gửi đăng báo để kiếm thêm tiền nhuận bút trang trải trong cuộc sống. Những vần thơ mang nhiều nỗi niềm, suy tư nhưng không hề tuyệt vọng, giúp anh có thêm động lực sống và tìm được nhiều bè bạn chia sẻ. Sau đó, anh còn được bạn bè góp tiền để in 2 cuốn sách là “Lẽ Nào Em” do NXB Thanh Niên phát hành năm 2011 và “Nhớ Quê” do NXB Hội Nhà văn phát hành (2013).
Thầy giáo xe lăn cho biết, ngoài việc giảng dạy vi tính cho các trẻ em ở Làng May Mắn, anh cũng mới bắt đầu mở thêm một lớp dạy kỹ năng sống cho các em nhỏ vào thứ 7 hàng tuần. Những bài học giản đơn về tình người, tình thầy trò, về tình yêu quê hương đất nước, về những áng văn thơ hay của cha ông… được anh truyền lại cho thế hệ trẻ bằng sự nhiệt thành, niềm tâm huyết.
Nguyễn Ngọc Lâm bảo, anh đang tạm hài lòng với cuộc sống hiện tại dù vẫn còn nhiều khó khăn. Bởi ước mơ lớn nhất từ thời trẻ của anh là được làm thầy giáo, được đứng trên bục giảng đang thành hiện thực. Dù không đứng được như những giáo viên bình thường khác nhưng anh luôn cố gắng bù đắp lại thiếu sót ấy bằng sự chăm chỉ, tận tâm với những kiến thức tốt nhất dành cho học trò.
Hiện nay, ngoài những bài học trực tiếp, anh Lâm còn nhờ những ứng dụng công nghệ trên mạng xã hội để đưa các bài giảng đến với học sinh trên internet. Anh thậm chí còn làm cả một kênh Youtube lấy tên là Thầy Giáo Xe Lăn để vừa lưu trữ, vừa gắn kết và giúp học trò có thêm kênh thông tin tiếp cận các kiến thức hơn.
(Theo Đại đoàn kết)
Xem thêm: Nghị lực phi thường của nữ sinh vùng cao vượt khiếm khuyết để theo đuổi ước mơ
Đọc thêm
Có những người cha, người mẹ dù cơ thể không lành lặn vẫn cố gồng gánh mưu sinh với hi vọng con có tương lai tươi sáng. Anh Đỗ Xuân Hào ở câu chuyện dưới đây là 1 người cha như thế.
Vụ tai nạn kinh hoàng khiến anh Nguyễn Xuân Hùng bị liệt 2 chân. Nhưng với nghị lực phi thường anh vượt lên nghịch cảnh, báo hiếu bố mẹ.
Gần 30 năm gắn cuộc đời với chiếc xe lăn nhưng chị Đồng Tâm chưa bao giờ nản lòng. Chị miệt mài viết sách kiếm tiền chạy thận và hi vọng vượt lên số phận để bước tiếp.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.