Đào Đặng Công Trung: Vị Giám đốc ham "chuyện bao đồng", miệt mài 10 năm đi săn... rác ở bán đảo Sơn Trà
Suốt 10 năm qua, anh Đào Đặng Công Trung (Đà Nẵng) vẫn miệt mài với hành trình làm "thợ săn rác", hi vọng có thể giúp bán đảo Sơn Trà luôn xanh - sạch - đẹp.

Nhiều năm qua, người dân ở bán đảo Sơn Trà đã dần nhẵn mặt với người đàn ông miệt mài nhặt rác vào lúc sáng sớm và chiều muộn. Đó là anh Đào Đặng Công Trung (trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng). Được biết, anh Trung vốn là Giám đốc Công ty CP Thương mại và Dịch vụ du lịch Trung Hà Thanh - Danang Ocean Tour, nhưng vì tình yêu thiên nhiên, môi trường mà lại gắn bó với công việc "săn rác" suốt 10 năm trời.
Vị Giám đốc mê nhặt rác
Cứ đầu giờ sáng hay cuối mỗi ngày, anh Đào Đặng Công Trung lại lái chiếc xe máy đi dọc ven đường, bờ biển, mang theo chiếc túi lớn, một kẹp sắt dài để nhặt rác. Anh Trung kể, anh vốn quê gốc tại Hội An nhưng lại "phải lòng" Sơn Trà rồi gắn bó với bán đảo này từ lâu. Với hệ sinh thái biển phong phú lại nguyên sơ, du khách tới đây du lịch ngày càng nhiều. Thế nhưng, nhiều người hơn cũng đồng nghĩa với việc lượng rác thải nhiều thêm. Thấy vậy, vị Giám đốc này quyết định xắn tay áo ngày ngày đi nhặt rác.

Những ngày đầu làm công việc này, không ít người nhầm anh là công nhân môi trường, còn bạn bè thì chê anh gàn dở, bao đồng. Dù vậy, anh Trung chẳng hề nhụt chí, vẫn cứ miệt mài đi nhặt rác, làm sạch môi trường. Anh tâm sự: "Mục đích của tôi là lan tỏa từ trong nhà ra người ngoài, ra xã hội. Và quan trọng nhất là làm cho cộng đồng nhận thức được rác thải là tệ nạn, vấn nạn ô nhiễm trực tiếp đến môi trường. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta, sức khỏe của chúng ta; của những loài động thực vật và thủy hải sản khác sinh sống".
Mỗi tuần anh lại lên Sơn Trà, có khi đi cùng bạn, nhưng hầu hết thời gian là đi một mình. Chẳng có lần nào là anh về tay không, khi ít thì nhặt 10 kg rác, nhiều thì tận 30 kg, nào là vỏ chai, túi ni lông đến áo quần, nón mũ,... Vì lịch trình khá bận rộn, anh lên lịch gom rác định kỳ, thường là áng tầm 6h30 đến 8h, chiều tầm 17h30 đến 18h30, cứ thế 3 lần/tuần. Cứ thế đã 10 năm nay, anh Trung quen với việc làm "thợ săn rác" bên cạnh công việc kinh doanh du lịch.


Không chỉ chăm chỉ nhặt rác trên bờ, anh còn không ngại việc lặn biển mò rác. Khác với ở trên bờ, rác dưới đáy biển không chịu đứng yên. Vì thế, người lặn buộc phải có sức khỏe tốt, chưa kể còn phải có kỹ năng thuần thục, hơi lặn dài. Đó là chưa kể dưới đáy biển còn vô số loài có độc, không cẩn thận chạm phải có thể bị trúng độc, nặng thì bất tỉnh. Thế nhưng, anh Trung vẫn không ngại nguy hiểm, bởi anh cho rằng đại dương không có rác, chỉ vì ý thức của nhiều người quá kém nên đã làm mất đi vẻ đẹp thanh sạch vốn dĩ.
Cứ làm việc tử tế, ắt sẽ lan tỏa nhiều người
Có lẽ với nhiều người, những chuyến đi "săn rác" của anh Đào Đặng Công Trung chỉ là muối bỏ bể, bởi lượng rác thải vẫn đang xả bừa bãi mỗi ngày. Thế nhưng, anh vẫn cứ miệt mài làm, đơn giản vì nghĩ rằng đáy biển đang cần anh. Và rồi, mưa dầm thấm lâu, việc làm của anh được nhiều người trẻ biết đến, noi theo. Cứ mỗi cuối tuần, nhiều bạn lại rảo quanh rặng san hô ở bán đảo Sơn Trà, cùng nhau thu gom rác thải.

Nguyễn Hải Đăng là một học sinh lớp 8, khi biết chuyện đã bị thuyết phục bởi sự kiên trì và tâm huyết giữ gìn màu xanh cho Sơn Trà của anh Trung. Vì thế, em đã thuyết phục bố mẹ cho tham gia nhặt rác cùng anh Trung, tham gia nhóm "phượt" đáy biển vớt rác. Đăng tâm sự: "Dưới đáy biển có rất nhiều rác thải từ ngư lưới cụ đến vỏ lon, chai nhựa. Nhiều sinh vật biển vì rác thải nhựa mà bị tiêu diệt. Em muốn cùng anh Trung nhặt rác làm sạch Sơn Trà, giải cứu sinh vật biển".
Với vị Giám đốc này, biển sạch và không rác thải là ước mơ của anh. Vốn dĩ, Sơn Trà có quần thể động thực vật phong phú, nhưng lại vô cùng mong manh. Vì thế, anh hi vọng có thể dọn dẹp rác thải, đem lại sự xanh sạch cho môi trường biển. Anh cho biết: "Tôi sẽ cố gắng duy trì công việc nhặt rác hàng tuần, thậm chí hàng ngày, đến khi nào không còn sức lực nữa mới nghỉ. Biển phải sạch thì san hô và sinh vật biển mới sống được, mới gầy dựng được quần thể sinh vật biển đa dạng và phong phú quanh bán đảo Sơn Trà - hòn ngọc quý của miền Trung".

Giờ đây, anh Trung đã đưa thói quen "săn rác" thành một hoạt động trong các tour của công ty mình. Cứ thế, trong mỗi tour, anh lại trang bị dụng cụ lặn, vợt vớt rác, giỏ đựng cho du khách và dành ra 15 phút để họ thu gom rác bị vứt bừa bãi tại điểm đến. Chưa kể, công ty còn tiến hành đổi những chiếc túi ni lông khách mang theo sang túi cói để bảo vệ môi trường.
Trưởng Phòng Quản lý và Khai thác du lịch Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, bà Dương Thị Xuân Liễu bày tỏ: "Anh Trung là một tấm gương tiêu biểu để nhân rộng thêm những hình ảnh đẹp về việc cộng đồng cùng chung tay với các cơ quan quản lý Nhà nước trong bảo vệ môi trường sinh thái".
Đọc thêm
Dù bản thân đang mắc COVID-19, anh Hoàng Tuấn Anh - "cha đẻ" của loạt ATM Oxy, ATM gạo và ATM khẩu trang vẫn miệt mài điều phối tiếp oxy miễn phí.
Có trong tay bằng đại học, thay vì tìm công việc ổn định như bao người, sơ Đặng Thị Nụ (quê Thái Bình) lại dành hết công sức cho việc từ thiện.
Thương cảm cho số phận một người bệnh mất mạng vì không kịp đi cấp cứu, bà Phan Thị Bính quyết định bán đất để làm từ thiện, mở ra đội cứu thương 0 đồng.
Tin liên quan
Để thành công trong bất kỳ lĩnh vực gì, chúng ta đều cần những người thầy. Có nhiều người không coi ai xung quanh họ là thầy, số khác vì bản thân quá cao ngạo nên chưa tìm thấy người thầy của cuộc đời mình.
Bỗng một ngày đẹp trời, Linh Ngọc Đàm và Xoài Non lên tiếng xin lỗi về câu chuyện chiếc bánh kem "vô duyên" - nguồn gây ra drama trà xanh chấn động cách đây 10 tháng.
Một đại dịch không đột nhiên chấm dứt. Nó chỉ phai nhạt dần, và đó sẽ là những gì xảy ra với COVID-19 vào năm 2022.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.