Vì trẻ em: Cô giáo ung thư và em gái mở lớp học miễn phí cho học sinh nghèo
Dù đang chiến đấu với bệnh ung thư nhưng vì thương học trò nghèo nên cô Đào Thị Tuyết vẫn thường né cơn đau, "trốn viện" về đứng lớp.

6 giờ tối, khi mọi gia đình đang quây quần chuẩn bị bữa ăn tối thì trong ngôi nhà cấp 4 nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Trưng Nữ Vương (Đà Nẵng), vẫn râm ran tiếng trẻ học bài. Gần chục bộ bàn ghế được xếp ngay ngắn giữa phòng khách chưa đầy 20m2. Trên bục giảng, 2 cô giáo mái tóc đã điểm sương thay nhau miệt mài ôn luyện bài tập cho tụi trẻ có hoàn cảnh khó khăn nhưng giàu nghị lực và đam mê học tập.
Cả 2 chị em cô Đào Thị Nhung (67 tuổi) và Đào Thị Tuyết (68 tuổi) đều là giáo viên dạy Ngữ văn. Gắn bó với sự nghiệp "trồng người" suốt 35 năm. Năm 2010, cô Tuyết về hưu, 1 năm sau cô Nhung cũng rời bục giảng ở trường và về tham gia vào hoạt động xã hội tại địa phương.

"Trong quá trình hoạt động xã hội, phát hiện tại địa phương mình có nhiều trẻ nhỏ có hoàn cảnh khó khăn nhưng rất hiếu học nên tôi nghĩ mình cần phải làm gì đó. Sau nhiều đêm trăn trở, tôi đã đến từng nhà vận động bố mẹ đưa các em đến để tôi chỉ dạy, ôn tập giúp các em tiến bộ hơn", cô Nhung bộc bạch. Và thế là lớp dạy thêm miễn phí ra đời từ năm 2019.
Hiện, lớp học của cô Nhung dao động khoảng 20 em từ lớp 1 đến 9 đang theo học. Đây đều là những học trò có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi,…
Đặc biệt, dù mang trong mình căn bệnh ung thư nhưng suốt 5 năm qua, hằng ngày, cô Tuyết đều phụ em gái đứng lớp để củng cố kiến thức cho tụi trẻ. Với học sinh Tiểu học, 2 chị em chia nhau dạy tất cả các môn, còn học sinh THCS thì các cô dạy chủ yếu môn Ngữ văn.

Thời gian gần đây, căn bệnh ung thư thường xuyên hành hạ, sức khỏe giảm sút, khiến cô Tuyết phải nhập viện nhiều hơn. Nhưng cứ hễ khi khỏe lại một tí là cô lại tiếp tục "đứng lớp".
"Nhiều lúc nằm viện lâu, thấy nhớ lũ trẻ quá nên tôi trốn bệnh viện về nhà để được dạy cho tụi nhỏ. Thấy học trò ngày càng tiến bộ, chăm ngoan là cơn đau tự nhiên tan biến hết", cô Tuyết tâm sự.
Ngoài dạy chữ, 2 cô còn dạy các em phải lễ phép và những điều hay lẽ phải. Trước mỗi buổi học, các em được dạy đến sớm để vệ sinh lớp học, kê lại bàn ghế, tập thói quen tự giác, tự lập và biết lao động.
Không những vậy, 2 chị em cô Nhung còn thường xuyên trích phần lớn tiền lương hưu của mình để gom góp mua sách vở, quần áo, gạo để tặng cho tất cả học sinh này, để các em được an tâm tới lớp.

Vào các dịp lễ, tết, 2 cô đều tổ chức liên hoan cho các em tại lớp, tặng quà bánh để các em mang về nhà. Với học sinh đạt được điểm số cao tại các kì thi giữa kì, cuối kì thì còn được nhận phần thưởng khích lệ từ 2 nữ giáo viên về hưu.
Các cô bảo, những thứ này với nhiều người chẳng đáng là bao nhưng với các học sinh nghèo thì rất ý nghĩa và khích lệ tinh thần giúp các em cố gắng học tập, vượt khó vươn lên.
Đưa ánh mắt trìu mến nhìn 2 anh em ruột Vũ Trọng Bình (lớp 7) và Vũ Trọng Khang (lớp 5), cô Nhung cho biết: Đây là 2 trong số nhiều học sinh được cô dìu dắt, dạy học miễn phí gần 5 năm qua.

Hoàn cảnh của Bình, Khang rất khó khăn. Bố mẹ ly hôn, hiện 2 em đang sống cùng ông bà ngoại già yếu, thường xuyên đau ốm. "Trong một lần đi khảo sát đời sống ở khu dân cư, tôi tình cờ biết hoàn cảnh của 2 em. Lúc đó, do không có ai kèm cặp nên 2 em học rất yếu. Thương quá nên tôi liền nhận các em đến lớp để kèm cặp", cô Nhung nhớ lại.
Ông Lê Văn Thương (80 tuổi, ông ngoại của Bình, Khang) xúc động chia sẻ: "Từ ngày được cô Nhung và cô Tuyết dạy dỗ, 2 cháu tôi tiến bộ rõ rệt. Cháu Bình nhiều năm nay đều đạt học sinh giỏi. Còn cháu Khang từ chỗ học kém nay đã học khá. Không chỉ dạy miễn phí, 2 cô còn tặng sách vở, dụng cụ học tập cho các cháu suốt nhiều năm nay. Thật sự, tôi và gia đình biết ơn chị em cô nhiều lắm".


Thầm lặng dâng "mật ngọt", với cô Nhung, cô Tuyết, niềm vui đôi khi chỉ giản đơn là được nhìn đám học trò nghèo tiến bộ từng ngày và sau này trở thành người tử tế, biết yêu thương và có ích cho xã hội. Khi được hỏi dự định khi nào sẽ nghỉ đứng lớp, cô Nhung nhìn cô Tuyết, rồi cười thật tươi nói: "Ngày nào 1 trong 2 chị em tôi còn sức khỏe thì lớp học này vẫn tiếp tục sáng đèn".
(Theo Tổ quốc)
Xem thêm: Vì trẻ em: Nữ cựu binh dù nghèo vẫn kiên quyết cưu mang gần 20 trẻ mồ côi
Đọc thêm
Nhiều năm qua, cô giáo không chuyên Nguyễn Ngọc Tâm dù bị căn bệnh xương thủy tinh dày vò vẫn miệt mài bên lớp học miễn phí.
3 năm qua, dù là trời mưa hay trời nắng, hai nữ sinh Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam vẫn miệt mài bên lớp học miễn phí cho học sinh nghèo.
Thương các em nhỏ nhà nghèo không có điều kiện đi học thêm, anh Hoàng Trọng Khánh quyết định bỏ tiền túi mở lớp học miễn phí.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.