Hành trình vượt nghịch cảnh trở thành Nhà giáo Ưu tú của cô giáo một chân Nông Thị Việt Nhung

Không may gặp biến cố phải cắt bỏ một bên chân, nhưng Nông Thị Việt Nhung vẫn khát khao theo đuổi nghề gieo chữ, vươn lên trở thành nhà giáo ưu tú.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 19/01
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cô giáo Nguyễn Thị Việt Nhung, 47 tuổi, từng là một trong những nhà giáo ưu tú trẻ nhất của tỉnh Yên Bái, cũng là tấm gương về nghị lực vượt khó, vươn lên nghịch cảnh.

Sinh ra ở huyện Lục Yên, nơi có hơn 53,3% dân số là dân tộc Tày, từ nhỏ nhìn thấy nhiều đứa trẻ vì nghèo đói không thể đến trường, Nhung đã ước mơ làm cô giáo. Năm 1992, tốt nghiệp THPT, cô đăng ký học hệ 9+3 (trung cấp Sư phạm) tại Trường bồi dưỡng giáo dục thường xuyên huyện Lục Yên, giữa lúc nhiều giáo viên trong huyện bỏ nghề vì thu nhập không đủ sống.

"Thời đó, lương giáo viên được khoảng 100 nghìn đồng mỗi tháng, nhưng khi ấy ở Lục Yên rộ lên nghề mua bán đá quý, không ít giáo viên bỏ nghề đi đào, đãi đá quý để bán và có thu nhập cao hơn", cô Nhung nhớ lại.

chuyen-doi-co-giao-mot-chan-nong-thi-viet-nhung-day-nghi-luc

Sau ba năm, cô gái người Tày ra trường, được phân công về dạy ở trường THCS Tân Lĩnh và hai năm sau chuyển về trường Tiểu học Trần Phú, cùng thuộc huyện Lục Yên.

Giữa lúc công việc suôn sẻ, năm 2000, đầu gối chân của Nhung bất ngờ sưng to kèm đau đớn, đi lại rất khó khăn, cô giáo trẻ phải dùng thuốc giảm đau để đi dạy mỗi ngày. Càng về sau, bắp chân trái càng teo nhỏ, đau nhức triền miên khiến Nhung không ăn, không ngủ được. Bác sĩ mổ chân lấy sinh thiết, phát hiện cô giáo trẻ mắc bệnh thoát bao hạch dịch ở ổ khớp chân và chỉ định mổ một phần xương chậu để ghép. Sau hơn một tháng điều trị, cơ thể không tiếp nhận phần xương được ghép. Vết thương quá nặng buộc Nhung phải đồng ý cắt bỏ chân đến 1/3 đùi để lắp chân giả.

"Tôi như sụp đổ hoàn toàn. Công việc mới bắt đầu, gia đình riêng chưa có, không biết tương lai thế nào nếu bản thân không còn lành lặn", cô Nhung rơi nước mắt khi kể lại biến cố.

Một bên chân trái không còn nữa nhưng vẫn luôn bị co giật, bác sĩ giải thích đây là "hội chứng bàn chân ma", dù mất một bên chân, dây thần kinh của cơ thể vẫn phóng đi tín hiệu đến các chi khiến cô đau đớn. Ở tuổi 26, ngày ngày chịu cơn đau về thể xác lẫn tinh thần, chỉ trong một năm, Nhung sụt từ 45 kg xuống còn 37 kg, đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ.

"Có một cụ già nằm giường bên nói với tôi rằng, cháu mất đi một bên chân vẫn còn hạnh phúc hơn rất nhiều người bị mất đi đôi tay, hay đôi mắt", cô Nhung nhớ lại. Câu nói khiến Nhung bừng tỉnh, cô biết mình cần phải bước tiếp.

chuyen-doi-co-giao-mot-chan-nong-thi-viet-nhung-day-nghi-luc

Từ viện về, bố Nhung làm cho con một lối đi có hai thanh tre vịn để tập đi cho thẳng. Những bước đi đầu tiên, chiếc chân giả cọ sát vào cơ thể gây trầy xước, Nhung vẫn nén đau để tiến về phía trước. "Lần đầu tiên tôi tự bước đi được với chiếc chân giả, cả nhà rất xúc động, đặc biệt bà ngoại tôi đã vỗ tay sung sướng", cô Nhung chia sẻ. Năm 2002, khi vừa tập đi được vài tháng, Nhung xin hiệu trưởng cho đứng lớp trở lại và được đồng ý.

Ngay hôm đầu, vì bước đi chưa đều, Nhung luống cuống bị hụt chân suýt ngã ở sân trường. Tới trước cửa lớp, Nhung toát mồ hôi, đầy lo lắng, nhưng rồi mọi e ngại dần tan biến khi cô giáo trẻ thấy những ánh mắt hồn nhiên và nụ cười giòn tan của bọn trẻ trong lớp học.

"Giờ ra chơi, các em quây quanh kể chuyện ríu rít, mọi sự tự ti và xa cách được xoá nhoà. Hết buổi dạy về nhà, tôi lại mong nhanh đến ngày mai để được đến trường", cô Nhung kể.

Cô Nhung dạy lớp 2 cùng một cô giáo nữa. Học sinh học bán trú ăn ngủ ở trường, giáo viên phụ trách phải xách nước về lớp cho các em rửa mặt, giặt gối, khăn mặt hàng tuần. Dù được nhà trường đặc cách, cô Nhung vẫn cố gắng làm hết những phần việc đó. Với một chân giả, khi xách nước, cô Nhung tập trung đi từng bước đều, tránh bị trượt, ngã.

Cuối năm 2004, huyện Lục Yên tổ chức hội giảng giáo viên dạy giỏi, Nhung được nhà trường cử tham gia. Ngay trong buổi học, từ dưới lớp có học trò chỉ chỏ, rồi xì xào "cô đi chân giả đó". Thoáng chút bối rối, nhưng cô Nhung nhanh chóng tự trấn an bản thân bằng cách đặt viên phấn xuống bàn, nắm chặt tay vào nhau. Sau đó, cô giáo trẻ mỉm cười tiếp tục bài giảng của mình. Kết quả hôm đó, cô giành giải thưởng "Tiết dạy có phần minh họa hiệu quả nhất", "Bộ hồ sơ có chất lượng" cùng với hai tiết thao giảng đạt điểm cao nhất hội thi.

"Tôi được công nhận là giáo viên giỏi như những người bình thường khác, không phải vì sự châm chước", cô Nhung chia sẻ.

Thời điểm đó, cũng theo cô Nhung, học sinh tiểu học ở miền núi thường gặp khó khăn trong việc giải toán có lời văn. Cô nghĩ cách để các em nắm vững kiến thức, hiểu đề bài và biết cách làm, sử dụng câu từ đa dạng, sáng tạo. Sau nhiều tìm tòi, nghiên cứu của cô về "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4 năm 2009"; "Một số biện pháp dạy Toán có lời văn cho học sinh lớp 5 năm 2011" đã được áp dụng ở nhiều trường tiểu học của tỉnh Yên Bái.

chuyen-doi-co-giao-mot-chan-nong-thi-viet-nhung-day-nghi-luc

Năm 2017, cô Nông Thị Việt Nhung được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Năm 2019, cô được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, là đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020.

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Phú, đánh giá cô Nhung là một trường hợp đặc biệt về nghị lực vượt khó. "Cô Nhung thực sự trí tuệ, tâm huyết và là một nhà giáo ưu tú trẻ có sức truyền cảm hứng, lan toả rất lớn trong đội ngũ của trường", nữ hiệu trưởng nói.

Giờ đây, cô giáo Nhung có điều kiện thay lại chân giả nên việc đi lại đỡ vất vả hơn. Cô cũng tốt nghiệp cử nhân ngành Giáo dục Tiểu học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 từ năm 2011. Ước mơ được nâng đỡ những đứa trẻ ở vùng cao trên con đường học hành đã trở thành hiện thực. Nhưng, ước mơ về mái ấm gia đình, cô Nhung chưa thực hiện được, những tình cảm riêng tư dường như đã khép lại sau biến cố 22 năm trước.

"Sao cô không có con?", trước câu hỏi hồn nhiên của học trò, nữ giáo viên trả lời: "Cô có rất nhiều con, chính là các học sinh của cô đó".

Theo VnExpress

Xem thêm: Chàng trai khiếm khuyết và tình yêu mãnh liệt với âm nhạc, tự học chơi đàn piano bằng chân

Đọc thêm

Đằng sau câu chuyện về bộ não thiên tài của nữ nghệ sĩ Yayoi Kusama là một tuổi thơ nhiều tăm tối với sự hà khắc của cha mẹ.

Yayoi Kusama: Từng bị tâm thần vì cha mẹ dạy dỗ cực đoan, sau này tỏa sáng nhờ bộ óc thiên tài
0 Bình luận

Nữ sinh người Việt Trần Ngọc Hân vừa xuất sắc giành học bổng hơn 7 tỷ đồng vào ngành tâm lý học, ĐH Harvard, Mỹ.

Choáng ngợp với bề dày thành tích của nữ sinh 16 tuổi vừa giành học bổng hơn 7 tỷ của ĐH Harvard
0 Bình luận

Nhi Lầy là một trong những TikToker nổi tiếng được giới trẻ yêu mến nhờ vẻ ngoài xinh xắn và tấm lòng nhân ái, chăm từ thiện.

Nhi Lầy: Nữ TikToker truyền cảm hứng cho người trẻ, vì hâm mộ MC Quyền Linh mà chăm làm từ thiện
0 Bình luận

Tin liên quan

Nhiều năm qua, ông Bùi Công Hiệp dành trọn tâm huyết bên Mái ấm Thiên Thần, chăm sóc cho gần 100 đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa.

Người cha hào phóng của gần 100 trẻ mồ côi: Chia trăm tỷ cho các con, mong chúng có nơi để về
0 Bình luận

Mất đi một chân là bi kịch kinh hoàng với một vũ công nhưng với Kara Skrubis, cô coi đó là nghịch cảnh để bản thân mạnh mẽ hơn. Và cô cũng chưa bao giờ từ bỏ ước mơ trình diễn ở sân khấu lớn.

Những bước khiêu vũ trên đôi trên giả - Câu chuyện về nghị lực sống của vũ công mắc ung thư xương
0 Bình luận

"Yêu" - bài thơ có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp thi ca của Xuân Diệu. Nó không phải tác phẩm xuất sắc nhất của ông nhưng nó được bạn đọc thế hệ sau sử dụng rất nhiều... Vì sao vậy?

Yêu là chết ở trong lòng một ít...
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất