Chiếc áo "phao thi" của giáo sư Peck Cho: Khi ghi nhớ không còn phù hợp để đánh giá năng lực
Giáo sư Peck Cho là người có quan điểm tiến bộ về giáo dục, từng mạnh tay phát chiếc áo "phao thi" cho sinh viên ngay trước kỳ thi.

Peck Cho là ai?
Giáo sư Peck Cho là một trong những giảng viên nổi tiếng của Hàn Quốc, với hơn 30 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Ông từng giảng dạy tại Trung tâm Dạy và Học của ĐH Dongguk, sau đó gắn bó với ĐH Nữ sinh Sookmyung.
Đáng nói, trước khi chuyển hướng làm giáo viên, ông không hề học ngành sư phạm. Peck Cho nhận bằng cử nhân ngành Kỹ thuật Cơ khí từ ĐH Wisconsin. Trong 5 năm tiếp theo, ông lần lượt hoàn thành chương trình thạc sĩ và tiến sĩ ngành này tại ĐH Northwestern.

Ông từng là kỹ sư nghiên cứu cao cấp tại ĐH California-Davis, học giả ngắn hạn tại ĐH Princeton và giáo sư thỉnh giảng tại ĐH Quốc gia Seoul, trước khi về làm việc cho ĐH Công nghệ Michigan (MTU). Tại đây, ông làm giáo sư ngành Kỹ thuật Cơ khí, kiêm giám đốc các Trung tâm Sáng kiến, Trung tâm Dạy học và Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên.
Tuy ở nước ngoài, nhưng vị giáo sư này luôn trăn trở việc làm sao để phát triển giáo dục Hàn Quốc. Từ năm 1996, ông kết nối MTU với Hàn Quốc, giúp sinh viên nước này có cơ hội du học nước ngoài. Bên cạnh đó, ông cũng tổ chức các hội thảo cho học sinh trung học ở quê nhà đồng thời sắp xếp các chương trình để giảng viên, sinh viên MTU tới Hàn Quốc làm việc.
Chiếc áo "phao thi" đặc biệt
Tại các lớp học của giáo sư Peck Cho, điều được chú trọng nhất là sự sáng tạo. Ông cho rằng, nếu học sinh đua nhau trả lời câu hỏi của giáo viên, đó không phải là điều tốt. Một lớp học tốt là khi bạn thấy học sinh giơ tay: Em! Em! Em, và muốn đặt câu hỏi cho giáo viên. Việc trả lời các câu hỏi của giáo viên hãy dành cho robot.
Biết đặt câu hỏi đúng chính là bước khởi đầu của sự sáng tạo. Ông nói, giáo viên phải đảm bảo rằng học sinh có thể đặt câu hỏi trong giờ học. Thầy cô cũng cần cho phép sự sai lầm, nên hoan nghênh những em đã mắc lỗi thay vì trừng phạt. Nếu như học sinh e ngại việc mắc lỗi, chúng sẽ không bao giờ dám thử cái mới. Trong rất nhiều chọn lựa, chúng ta hãy luôn chọn để trở nên tích cực.


Giáo sư còn khẳng định: "Sự ghi nhớ không còn là cái để đánh giá năng lực của học sinh". Cũng vì thế, sinh viên trong lớp ông không cần phải ghi nhớ tất cả kiến thức, tùy ý ghi chép. Khi làm bài thi, họ được phép mang sách giáo khoa, vở ghi chép thoải mái.
Ông giải thích: "30 năm trước, tôi chuẩn bị cho sinh viên chiếc áo phông 'phao thi' in công thức họ cần để mặc trong giờ kiểm tra cuối kỳ. Mặt trước, chữ được in ngược để người mặc đọc được khi nhìn xuống. Mặt sau cũng chứa những thông tin tương tự để chia sẻ với người ngồi gần. Cái áo tôi chuẩn bị cho sinh viên thể hiện thông điệp về sự sáng tạo và hợp tác."
Tổng hợp
Đọc thêm
Quyết tâm tiết kiệm tối đa thu nhập, chàng trai trẻ này đã trở thành triệu phú dù mới bước sang tuổi 25.
Masew là cái tên không mấy xa lạ với người hâm mộ V-pop, được mệnh danh là "phù thủy phối khí" tạo nên vô số bản hit đình đám.
Muốn nâng tầm nông sản thôn quê, người phụ nữ này đã nảy ra ý tưởng tận dụng mít non để làm thành thịt "chay".
Tin liên quan
Câu chuyện về người chủ quán tốt bụng mời cậu bé nhặt ve chai ăn tô phở miễn phí đã thu hút 2 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận trên mạng xã hội.
Gần đây, cư dân mạng thường sử dụng nhiều thuật ngữ hài hước lạ lẫm, chẳng hạn như kiếp nạn 82. Vậy kiếp nạn 82 là gì?
Mới đây, cư dân mạng không khỏi xôn xao khi biết có một nữ sinh Việt xuất sắc trúng tuyển đại học Thanh Hoa, nơi được mệnh danh là "Harvard châu Á".
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.