Học hỏi mô hình nuôi cua đinh, 8x Bạc Liêu thoát nghèo thu lời trăm triệu
Nhờ mày mò áp dụng thành công mô hình nuôi cua đinh, 8x Bạc Liêu Tô Văn Tân đã thoát cảnh nghèo, vươn lên làm giàu.

Anh Tô Văn Tân (37 tuổi, ngụ ấp Hoàng Minh, xã An Trạch, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) vốn sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đã sống trong cảnh khó khăn. Nhà không đất, không có nghề nghiệp ổn định, anh vất vả quanh năm đi làm thuê kiếm sống. Năm 2010, anh cưới vợ, tài sản của hai vợ chồng chỉ có căn nhà lá cùng phần đất nhỏ mà cha mẹ cho làm của để sinh sống.
Vợ chồng anh làm lụng đủ nghề ngày qua ngày để kiếm tiền, từ lột tôm mướn đến đặt đục tôm cá, soi ba khía... Cuối cùng, nhiều nhiều năm vất vả, hai vợ chồng cũng để dành được đồng ra đồng vào, nung nấu quyết tâm khởi nghiệp thoát nghèo.

Năm 2015, tình cờ biết đến mô hình nuôi cua đinh (ba ba Nam Bộ) dễ chăm, chi phí thấp,... vợ chồng anh bàn nhau đầu tư. Với số tiền khoảng 50 triệu đồng, hai vợ chồng xây hầm, mua hơn 100 cua đinh giống về thả nuôi. Do không có tiền mua thức ăn, anh Tân đành phải mò cá dưới sông để cua đinh ăn.
Có lẽ do ông trời thương, ngay từ vụ đầu tiên hai vợ chồng anh đã thắng lớn. Sau 18 tháng, cua đinh lớn khỏe, mỗi con nặng từ 3-4 kg/con. Anh bán cho thương lái với giá bình quân 500.000 đồng/kg, thu lãi trên dưới 200 triệu đồng. Anh Tân nhớ lại: "Vụ nuôi đầu tiên thắng lợi lớn, vợ chồng tôi quyết định mở rộng đầu tư xây dựng 5 hầm mới và thả nuôi gần 300 con cua đinh giống. Vụ nuôi sau tiếp tục thành công, lợi nhuận trên 250 triệu đồng. Sau 2 vụ nuôi có thu nhập khá, vợ chồng tôi quyết định nộp đơn lên UBND xã xin thoát nghèo".
Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, đến nay 8x Bạc Liêu đã nắm chắc kỹ thuật nuôi cua đinh. Anh đầu tư mở rộng mô hình, nhân số lượng cua thương phẩm lên gấp đôi. Bên cạnh đó, anh còn nghiên cứu thực nghiệm mô hình cho cua đinh đẻ nhân tạo, từ đó có nhiều con giống hơn để gối đầu cho các vụ tiếp theo.

Mô hình nuôi cua đinh thành công, nhiều bà con ở xã An Trạch tới tìm hiểu, học hỏi anh Tân. Đến nay, xã An Trạch có gần 30 đoàn viên thanh niên áp dụng mô hình nuôi cua đinh, nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã.
Giờ đây, trang trại nuôi cua đinh của anh Tân đã có thu nhập khá, mỗi năm lợi nhuận thu được hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, anh Tân còn tham gia các hoạt động công tác xã hội, đóng góp sáng kiến để phát triển công tác Đoàn và phong trào thanh niên tình nguyện. Anh Huỳnh Văn Danh, Phó bí thư Xã đoàn An Trạch cho hay, anh Tô Văn Tân là tấm gương sáng để đoàn viên, thanh niên nuôi khát vọng khởi nghiệp làm giàu.
Theo Trần Thanh Phong/Thanh Niên
Xem thêm: Thử nghiệm nuôi rắn hổ mang, 8x Sóc Trăng đút túi tiền tỷ mỗi năm
Đọc thêm
Nhờ các làm mới trong việc chăn nuôi ba ba, anh Nguyễn Hải Phần (37 tuổi, quê Hậu Giang) đã có thu nhập ổn định, thu lời lớn.
Rời bỏ công việc ổn định ở Hà Nội, 9x xứ Thanh Lê Đỗ Chinh khăn gói về quê, khởi nghiệp làm giàu với mô hình nuôi gà rừng.
Sau khi nhân giống thành công cá chốt trâu, anh nông dân Châu Hoàng Tâm ở Bạc Liêu đã vươn lên làm giàu, thu lời gấp đôi.
Tin liên quan
Bộ phim Phố trong làng đang chiếu đến tập 38 thì bất ngờ bị hoãn chiếu chưa rõ lý do, điều này khiến khá giả - nhất là fan ruột của bộ phim vô cùng hoang mang.
Từ câu chuyện kinh điển nhất Tam Quốc giữa Lưu Bị và Tào Tháo có thể rút ra bài học rằng, nhân viên làm việc chỉ vì lương ắt sẽ tầm thường cả đời.
Tình yêu thương là thứ tình cảm gắn kết con người với con người. Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về tình yêu thương giúp học sinh hiểu hơn về điều này.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.