Vợ thành công chồng áp lực - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Tâm trạng của tôi lúc này dường như chỉ có thể diễn tả bằng hai từ: chua chát. Khi nào một người phụ nữ mới có thể tự hào về bản thân mà không phải sợ sự kiêu ngạo của người đàn ông bị tổn thương?

Tôi ngày càng cảm thấy nặng lòng khi phải sống trong căn nhà mà dù tôi có cố gắng đến đâu cũng chẳng thể trở thành “nhà” của mình. Như một viên sỏi kẹt giữa dòng, tôi luôn cảm thấy mình không hợp, không thể thuộc về nơi này. Càng trở trêu hơn khi nguyên nhân của sự bất hòa, cô lập ấy không phải vì tôi không biết chăm lo, chu toàn cho gia đình mà chỉ vì tôi có học thức quá cao...
Mẹ chồng tôi là một người phụ nữ truyền thống, luôn chấp niệm với những quan niệm cũ kỹ. Trong mắt bà phụ nữ tốt là người biết đứng sau hỗ trợ chồng, biết giữ mình trong khuôn khổ không được chạm tới đích của sự vượt trội, không được phép có sự nghiệp thành công, càng không được kiếm tiền nhiều hơn chồng. Và tôi không khác gì cái gai trong mắt bà vì có nhiều bằng cấp, có công việc ổn định và thu nhập cao.
Chồng tôi vừa tốt nghiệp cấp 3 xong là bà xin việc cho con trai luôn. Mẹ chồng tôi là người xem thường việc cho, bà cho rằng học hành tốn kém nhưng chẳng được lợi lộc gì. Thay vì ngồi “ăn hại” 4 năm trời vừa tốn tiền vừa tốn thời gian thì đi làm luôn mà kiếm ăn.
Mà thời đại này không có học thứ thì đâu dễ xin việc, nên chồng tôi dù đã đi làm nhiều năm vẫn chỉ giậm chân tại chỗ, dù anh rất giỏi nhưng không có bất kỳ cơ hội nào để thăng tiến.

Tôi sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình mà mọi người rất coi trọng việc học. Bố mẹ tôi không yêu cầu quá nhiều ở con cái, nhưng lại đặt ra rất nhiều kỳ vọng vào việc học. Tôi có 2 bằng đại học và vừa hoàn thành việc học lên thạc sĩ. Công việc của tôi ổn định và có nhiều cơ hội thăng tiến. Vì có năng lực và bằng cấp nên tôi khá được trọng dụng ở cơ quan, nhờ đó thu nhập cũng tốt hơn.
Thế nhưng mẹ chồng tôi lại không thích điều đó. Không chỉ dừng lại ở những lời nói ám chỉ, bà còn công khai khuyến khích con trai mình chính là chồng tôi tìm một người vợ khác, người mà anh cảm thấy mình được là “đàn ông” thực sự, nơi anh không bị lép vế trước một người vợ quá giỏi. Đối với bà học thức và thành tựu của người phụ nữ chính là gánh nặng, là nguyên nhân của sự tự ti và mất mát lòng tự trọng của người đàn ông.
Ở lâu với mẹ chồng có suy nghĩ thiển cận như vậy khiến tôi dần bị tẩy não, đôi lúc tôi tự hỏi liệu mình có cần phải giảm bớt “ánh sáng” của mình đi không? Nhưng rồi, tôi nhận ra, tại sao mình phải tự làm mình nhỏ bé đi khi mỗi chúng ta đều có quyền được rạng rỡ theo cách riêng của mình.
Mẹ chồng của tôi thậm chí còn khuyên chồng tôi ngoại tình với cô bé giúp việc cho nhà tôi. Con bé mới hơn 20 tuổi, học hết lớp 9 thì phải đi làm để phụ giúp gia đình. Dù khó khăn nhưng con bé vẫn đang cố tích cóp tiền bạc để theo học hệ cao đẳng. Nói thật, chỉ cần nó hiểu rằng việc học quan trọng và sẵn sàng phấn đấu như thế là hơn đứt suy nghĩ tủn mủn của mẹ chồng tôi rồi.
Tôi từng mơ về một cuộc hôn nhân với sự đồng lòng, hỗ trợ lẫn nhau, nơi mà chồng sẽ tự hào về những gì tôi đạt được, cũng như tôi tự hào về anh ấy. Nhưng rồi, sau khi lấy chồng tôi lại phải chứng kiến cảnh chồng mình bị xúi giục đi tìm niềm vui nơi khác, để sĩ diện, lòng tự trọng của người đàn ông được nâng tầm khi ở cạnh một người vợ kém cỏi hơn mình.
Tâm trạng của tôi lúc này dường như chỉ có thể diễn tả bằng hai từ: chua chát. Tôi chua chát vì những nỗ lực của mình lại trở thành lý do khiến chồng mất tự tin, tôi chua chát vì những thành công của mình biến thành tội lỗi. Khi nào một người phụ nữ mới có thể tự hào về bản thân mà không phải sợ sự kiêu ngạo của người đàn ông bị tổn thương?
Xem thêm: Ngẩng đầu lên và bước đi em – Câu chuyện nhân văn cảm động
Đọc thêm
Nghe lời cô dặn “ngẩng đầu lên và bước đi em”, tôi cắn răng vượt lên khó khăn để tiếp tục học. Cuối cùng, sau bao nỗ lực tôi cũng đã thực hiện được ước mơ đời mình.
Sau khi nghe sự thật từ cha, tôi lại càng yêu thương, biết ơn tấm lòng bao la, ấm áp của mẹ. Mẹ ơi, suốt cuộc đời này con hạnh phúc vì có mẹ...
Dẫu sao họ cũng là những người nghèo, thiếu thốn, chứ khá giả, giàu có thì ai lại làm ba cái chuyện lừa lọc đó… mình cứ nghĩ vậy là không giận, không buồn họ nữa.
Tin liên quan
Quy luật ở đời, có được ắt có mất. Vì thế, hãy bình thản đối diện, tìm cách vượt qua chứ đừng so bì, chìm đắm trong đau khổ để rồi hủy hoại cả đời mình.
Sống ở đời phải học cách chấp nhận, học cách hạ thấp kỳ vọng và chừa lại cho mình một đường lui...
Khi các thành viên trong gia đình không còn tương tác, không còn quan tâm nhau nữa thì đó là dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút...
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.