Hơn cả con ruột – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Cụ bà qua đời để lại tài sản hơn 5 tỷ đồng cho con rể, các con ruột không nhận được một đồng. Biết được lý do đằng sau, mọi người đều gật gù ủng hộ.
Chồng tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khó, bố mẹ đều qua đời từ sớm, anh là con cả nên phải quán xuyến hết mọi chuyện trong gia đình và kiếm tiền nuôi các em ăn học. Còn tôi sinh ra trong một gia đình tri thức, khá giả, bố mẹ đều là giáo sư đại học.
Sau thời gian quen biết, hẹn hò, tôi đưa anh về ra mắt gia đình nhưng bị bố mẹ phản đối kịch liệt. Tuy nhiên, trước sự kiên quyết của tôi bố mẹ cũng đồng ý cho cả hai kết hôn nhưng với một điều kiện là chồng tôi phải ở rể.
Suốt thời gian sống ở nhà tôi, anh thường xuyên phải chịu những lời nói gièm pha từ mọi người là “thằng ăn bám nhà vợ”, dù anh có công việc riêng của mình và rất chăm chỉ làm việc.
Thời gian đầu, bố mẹ và các anh chị em của tôi đối xử với anh rất lạnh nhạt. Nhưng dâu dần, sự tử tế, chịu thương chịu khó của chồng tôi đã cảm hóa được mọi người. Bố bắt đầu ngồi uống trà, trò chuyện với anh thường xuyên hơn. Mẹ tôi cũng chủ động hỏi han, quan tâm con rể mỗi khi đi làm về.
Bố mẹ tôi ngày càng lớn tuổi, bệnh tật cũng ập đến nhiều hơn. Nhưng các anh chị em tôi chỉ ghé qua, thăm nom vài lần, đến cả khi bố nhập viện họ cũng ỷ y là có vợ chồng tôi kề cạnh chăm sóc nên chẳng màng đến chuyện chăm sóc bố.
Năm 2018, bố tôi qua đời vì bạo bệnh. 4 năm trước đó, ông bị bệnh nặng nằm liệt giường, hết cách tôi phải nghỉ việc ở nhà chăm bố. Trong quãng thời gian khó khăn đó, chồng tôi rất vất vả, ngày nào cũng phải chạy tới chạy lui lo lắng mọi việc. Ban ngày anh đi làm, tối đến lại vào viện thay tôi chăm sóc bố vợ. Thấy chồng tôi tất bật, những người nằm cùng bệnh viện còn khen bố tôi có con trai hiếu thảo. Nghe vậy, bố tôi buồn bã nói: “Thất bại lớn nhất đời tôi là sinh ra 3 đứa con ích kỷ, chỉ biết bản thân mình. Nhưng may mắn gặp được người con rể hiếu thảo này. Nó không phải con ruột, nhưng còn hơn cả con ruột gấp vạn lần”.
Nhiều lần, tôi khuyên chồng ở nhà nghỉ ngơi kẻo quá sức, nhưng anh lúc nào cũng mỉm cười nói: “Người già rất cần sự quan tâm. Nằm việc thời gian dài rất buồn, nếu không có người thân vào chăm sẽ dễ suy sụp lắm”. Tôi nghe anh nói mà cảm động rơi nước mắt. Trong những giây phút cuối đời, chồng tôi vẫn luôn bầu bạn kề cạnh và chăm sóc bố hết sức tử tế. Trước khi mất, bố tôi còn nhắn nhủ tôi phải đối xử thật tốt với chồng, vì anh đã hy sinh cho gia đình này quá nhiều.
Sau khi bố tôi ra đi, mẹ vì quá đau buồn nên sức khỏe càng ngày càng sa sút. Tôi vừa chăm con nhỏ, vừa chăm mẹ già nên nhiều lúc cảm thấy như mình bị vắt kiệt sức. Tôi gọi điện nhờ chị gái hỗ trợ thì chị luôn bảo công việc bận rộn, không có thời gian. Gia đình anh trai cũng không muốn đón mẹ sang cùng vì sợ mẹ không hòa hợp được với chị dâu. Cuối cùng vẫn là hai vợ chồng tôi chăm sóc cho mẹ.
Năm 2019, mẹ qua đời, trước khi mất bà lập di chúc để lại toàn bộ số tiền tiết kiệm khoảng 5 tỷ đồng và căn nhà cho vợ chồng tôi. Các anh chị em tôi biết tin thì giận dữ, bảo mẹ không công bằng, đòi phải chia tài sản cho bằng được.
Lúc này, chồng tôi, người luôn hiền lành nhã nhặn bỗng đùng đùng đứng dậy, bước vào phòng lấy ra một chồng hồ sơ đưa cho mọi người xem. Sau khi nhìn thấy những tờ giấy đó, tất cả đều im bặt không dám lên tiếng nữa. Đó là tất cả bệnh án, hồ sơ nằm viện, hóa đơn viện phí của bố mẹ tôi trong suốt những năm qua.
Trong những tháng ngày mà những người con ruột bỏ bê, không ngó ngàng đến, bố tôi đã đến bệnh viện 20 lần, nằm viện tổng cộng 206 ngày và tiêu tốn gần 2 tỷ đồng. Còn mẹ tôi đã phải nhập viện 10 lần và nằm viện tổng cộng 90 ngày... Ngoài vấn đề tiền bạc, bố mẹ còn cần sự chăm sóc, quan tâm, yêu thương rất lớn trong những năm tháng cuối đời. Nhưng các con ruột đã không làm được điều đó. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, bố mẹ tôi đã rơi nói mắt, gọi chồng tôi là con ruột của họ.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận