Bài học kinh doanh đáng tiền từ người đàn ông giàu có nhất trong lịch sử

Nắm được 7 bài học kinh doanh đáng tiền từ Jakob Fugger – doanh nhân có khối tài sản lớn nhất mọi thời đại dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi tư duy, trở nên xuất sắc hơn.

Diệu Nguyễn
14:00 01/08/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Qua đời vào năm 1525, người ta thống kê tài sản của Fugger có giá khoảng 400 tỷ USD hiện nay – hay 2% GDP của Châu Âu thời đó. Là cháu nội của một người nông dân, Fugger đã thuyết phục giáo hoàng Leo X hợp pháp hóa việc cho vay có lãi. Một trong những kế hoạch gây quỹ của ông đã khiến mục sư Martin Luther viết 95 Luận đề và khởi xướng cuộc Cải cách Kháng nghị nổi tiếng hồi thế kỷ 16. Jakob Fugger cũng là người đưa Hoàng đế La Mã lên làm vua trong cuộc bầu cử năm 1519 và giúp vua Charles V của Tây Ban Nha lên ngôi.

Dưới đây là một số bài học kinh doanh đáng tiền của Jakob Fugger mà bạn nên học hỏi:

1.   Bài học kinh doanh của Jakob Fugger: Đầu tư khi người khác sợ

Fugger có 2 lần đặt cược lớn để đảm bảo tài sản của mình. Lần thứ nhất, là lúc ông quyết định ủng hộ vua Sigismund của Áo khi cộng hòa Venice chuẩn bị chiếm lãnh thổ và những nhà ngân hàng quen của vua không chịu cấp tiền cho ông. Lúc này, Fugger đã huy động tất cả những gì ông có và thậm chí là toàn bộ số tiền của gia đình, bạn bè chua vua Sigismund. Cuối cùng, Áo và Venice giải quyết xung đột trong hòa bình. Để trả ơn Fugger, vua Áo đã cho phép ông quản lý Schwarz – mỏ bạc lớn nhất thế giới.

Bai-hoc-kinh-doanh-tu-nguoi-dan-ong-giau-co-nhat-trong-lich-su-5

Lần thứ hai, là khi Fugger quyết định đầu tư vào các mỏ đồng của Hungary khi những người khác lo sợ Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm. Cũng như mỏ bạc, Fugger kiếm được bộn tiền từ những mỏ đồng này. Và đúng là người Thổ có đến thật, nhưng đó là chuyện sau khi Fugger qua đời.

2.   Bài học kinh doanh của Jakob Fugger: Trở thành người không thể bị bỏ qua

Cụm từ “Too big to fail” (quá lớn để sụp đổ) mà giới tài chính kinh doanh hay dùng không phải là một phát minh thời hiện đại. Mà ở thời của Fugger ông đã hiểu rất rõ khái niệm này và áp dụng nó với các quốc vương vay tiền mình, những người dễ dàng “quỵt” nợ mà không ai làm gì được.

Fugger biết rằng, có một điều mà những “con nợ” này không thể sống thiếu là khả năng vay một khoản tiền khổng lồ ngay lập tức. Trên thực tế, không người đi vay nào thích Fugger và những điều khoản của ông, nhưng họ lại không thể sống thiếu ông.

3.   Bài học kinh doanh của Jakob Fugger: Nắm bắt thông tin

Fugger hiểu rất rõ tầm quan trọng của thông tin. Nên ông đã sáng tạo ra dịch vụ tin tức đầu tiên trên thế giới và dùng nó để biết được các sự kiện ảnh hưởng đến thị trường trước những người khác.

Bai-hoc-kinh-doanh-tu-nguoi-dan-ong-giau-co-nhat-trong-lich-su-4

Hoàng đế Maximilian (ông nội của vua Charles V) từng nói với nhà ngân hàng rằng, vua Henry VII của Anh đã gửi cho ông một số vàng theo đường thủy để thế chấp khoản vay nhằm chống lại Pháp. Tuy nhiên, Fugger từ chối cho vay vì gián điệp của ông tại Anh cho biết chẳng có con tàu nào rời cảng.

4.   Bài học kinh doanh của Jakob Fugger: Hiểu về kế toán

Người Ý là người phát minh ra môn kế toán kép. Và Fugger sử dụng cách thức này để cải tiến thành bảng cân đối tổng hợp cho các việc kinh doanh. Ông cũng là vị doanh nhân đầu tiên cử kiểm toán viên đến thanh ra các chi nhánh của mình.

5.   Bài học kinh doanh của Jakob Fugger: Học hành cẩn thận

Trước khi trở thành doanh nhân giàu có với những ý tưởng táo bạo, Fugger đã dành vài năm làm thợ học việc tại Venice – trung tâm kinh doanh thời đó. Nhờ công việc này ông không chỉ lấy được kiến thức, kinh nghiệm mà cả những mối liên hệ có ích trong tương lai.

6.   Bài học kinh doanh của Jakob Fugger: Bình tĩnh

Một trong những người gửi tiền nhiều nhất vào ngân hàng của Fugger là một vị giám mục người Áo. Khi vị giám mục này qua đời năm 1509, giáo hoàng yêu cầu Fugger trả tiền cho nhà thờ ngay lập tức.

Bai-hoc-kinh-doanh-tu-nguoi-dan-ong-giau-co-nhat-trong-lich-su-6

Nhưng lúc đó, Fugger lại đang kẹt tiền vì đầu tư cho các dự án hầm mỏ và vụ rút tiền (hay thậm chí là tin đồn về nó) cũng có thể làm ông phá sản. Trước tình hình này, thay vì tỏ ra lo sợ, ông lại chọn cách chi tiêu mạnh tay như thể mình có rất nhiều tiền. Chính nhờ sự bình tĩnh này mà thị trường không bị xáo động và ông cũng có đủ thời gian để bí mật đàm phán với giáo hoàng. Dần dần mọi việc cũng được giải quyết ổn thỏa.

7.   Bài học kinh doanh của Jakob Fugger: Đóng góp cho xã hội

Fugger nổi tiếng nhất với Fuggerei – Dự án nhà ở dành cho người có thu nhập thấp đầu tiên trên thế giới. Ông nói rằng, bất cứ người lao động nào cũng xứng đáng có được một mái nhà, nên đã đưa ra giá thuê nhà chỉ bằng ¼ giá thị trường lúc đó.

Ngày nay, Fuggerei vẫn hoạt động và trở thành điểm thu hút khách du lịch lớn nhất ở Augsburg, thành phố quê hương ông.

Xem thêm: Thời gian, tiền bạc, sức khỏe: Đâu là yếu tố quan trọng nhất trong đời người?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận