Phải chăng vì "tài năng chưa đủ tạo nên nghiệp lớn" nên Gia Cát Lượng chỉ có thể "đi làm thuê"?
Gia Cát Lượng là 1 trong số những mưu sĩ tài năng bậc nhất thời Tam Quốc. Thế nhưng, vì sao ông không tự dấy binh dựng nghiệp, mưu đồ xưng vương, thống nhất thiên hạ mà lại chấp nhận cảnh "đi làm thuê"?
Hầu hết, bắt đầu hành trình trưởng thành kiếm tiền của mọi người sẽ là đi làm công trong vài năm, sau đó để dành được một số tiền sẽ tập kinh doanh riêng, tự chủ tài chính và làm giàu. Trong mắt nhiều người, đi làm công là không có tương lai, chỉ khi bạn là chủ thì bạn mới có tương lai.
Vì vậy, nhiều người không hiểu lí do Khương Tử Nha, Trương Lương và Gia Cát Lượng, những người rất có năng lực như thế lại chọn đi “làm công” cho người khác thay vì tự mình khởi nghiệp làm giàu?
Một số chuyên gia đã kết luận rằng những người này không có tinh thần phiêu lưu mạo hiểm, vì vậy dù tài năng của họ có cao đến đâu thì họ cũng chỉ có thể làm việc cho người khác mà thôi, còn những người có tinh thần "liều ăn nhiều" mới thực sự là những ông chủ bẩm sinh.
Nhiều người nghe họ nói vậy, liền cảm thấy rằng chỉ cần có tinh thần mạo hiểm và dũng cảm cầu tiến, họ chắc chắn sẽ kiếm được rất nhiều tiền trong tương lai. Vậy, liệu khởi nghiệp có thực sự đơn giản như những “chuyên gia” hay phán?
Tại sao Gia Cát Lượng không tự khởi nghiệp?
Gia Cát Lượng là hậu duệ của quan Tư Lệ Hiệu Úy là Gia Cát Phong đời nhà Hán, cha là Gia Cát Khuê, thời Hán mạt làm chức Quận thừa ở Thái Sơn, chức vụ cũng không thấp. Gia Cát Lượng vốn có một tiền đồ tươi sáng, nhưng do cha mất sớm, gia thế sa sút, cả gia đình chỉ còn biết nương tựa vào người chú là Gia Cát Huyền. Gia Cát Huyền làm thái thú quận Dự Chương trong một thời gian ngắn thì đã bị triều đình cách chức, sau đó phải đến Kinh Châu đầu quân cho Lưu Biểu, từ đó gia đình Gia Cát đến sống ở Kinh Châu.
Có thể thấy, dòng họ Gia Cát vào những năm cuối thời Đông Hán lâm vào cảnh suy tàn, khuynh gia bại sản đến mức không thể tự nuôi sống bản thân, phải rời quê hương đi qua xứ người. Sinh ra trong một gia đình như vậy, Gia Cát Lượng lấy gì để khởi nghiệp? Nguồn vốn đâu mà khởi nghiệp?
Tào Tháo còn có thể dùng toàn bộ gia tài để chiêu mộ 5.000 binh sĩ, thế nhưng Gia Cát Lượng thì có được bao nhiêu của cải? E rằng tiền để sống qua ngày là đã khó rồi, huống chi là đem đi chiêu mộ binh lính.
Hoàn cảnh gia đình của Lưu Bị không khác Gia Cát Lượng là mấy, nhưng Lưu Bị đã gặp được cơ hội, còn Gia Cát Lượng thì không.
Lư Thực mới đầu vốn là đại thần trong triều, sau khi nghỉ hưu liền về quê mở lớp dạy học, trong đám môn hạ có Lưu Bị. Rất nhiều người có gia thế hiển hách, ái mộ danh tiếng của Lư Thực nên đã đến gửi con đi học. Trong lớp học, Lưu Bị và Công Tôn Toản chơi rất thân với nhau.
Thời mạt Hán, Công Tôn Toản trở thành chư hầu cát cứ một phương, Lưu Bị lúc đó chỉ là một vô danh tiểu tốt, không nhà không cửa. Khi Công Tôn Toản giao chiến với Viên Thiệu, Lưu Bị đã đến đầu quan cho ông và được phong làm chỉ huy tối cao của một đội quân phi chủ lực. Từ đó Lưu Bị mới thực sự có quân đội, trong quá trình phò trợ Công Tôn Toản chiến đấu, Lưu Bị cũng đã tự mình mở rộng lực lượng, thu phục hơn một nghìn kỵ binh người Hồ và thu nhận hàng nghìn người tị nạn không nhà trở thành đội quân trung thành với chính mình.
Từ đó Lưu Bị mới thực sự có quân đội, trong quá trình phò trợ Công Tôn Toản chiến đấu, Lưu Bị cũng đã tự mình mở rộng lực lượng, thu phục hơn một nghìn kỵ binh người Hồ và thu nhận hàng nghìn người tị nạn không nhà trở thành đội quân trung thành với chính mình.
Gia Cát Lượng ở Kinh Châu từ nhỏ đến lớn buồn bực không thỏa chí, cũng chưa từng có được nửa chức quan, còn Lưu Bị vừa đến Kinh Châu đã lập tức được trọng dụng, vấn đề là do hai người có xuất phát điểm khác nhau.
Có một số người đấu tranh cả đời cũng không thể đạt được điểm xuất phát của những người khác. Hơn nữa, nếu nói đến vận may và cơ hội thì Gia Cát Lượng đúng là tài không gặp thời.
Tóm lại, một người muốn khởi nghiệp thành công thì cần có 3 yếu tố quan trọng là cơ hội, năng lực và mối quan hệ, thiếu 1 cũng không được. Điều đó đồng nghĩa là bạn không thể thành công khi khởi nghiệp một cách tùy tiện.
Mặc dù Gia Cát Lượng làm việc cho Lưu Bị, nhưng sau khi Lưu Bị chết, địa vị của ông ta ở nước Thục không khác gì quân vương.
Những người có năng lực dù làm việc cho người khác cũng có thể tạo nên một sự nghiệp rạng rỡ, những người không có năng lực thì dù có tự mình khởi nghiệp, kết quả cuối cùng cũng sẽ chỉ là một món nợ khổng lồ mà thôi.
Vì thế, ta có thể thấy, để thành công, khởi nghiệp không phải là con đường duy nhất. Người thông minh sẽ luôn biết suy tính con đường phù hợp nhất cho bản thân, chứ không phải mù quáng chạy theo con đường tốt nhất nhưng lại không phù hợp.
Đọc thêm: 3 điều chứng minh Lưu Bị chưa sánh bằng Tào Tháo, thua ngay ở điểm mình mạnh nhất
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận