Dạy con tài tình như sử gia Tư Mã Quang: “Tiết kiệm là cái gốc tu dưỡng, xa hoa là ngọn nguồn dục vọng”

Trung Quốc có lịch sử và văn hóa truyền thống lâu đời 5000 năm, vốn nổi tiếng thế giới về việc coi trong giáo dục, lễ nghĩa con cái trong gia đình.

Minh Hằng
18:30 17/06/2022 Minh Hằng
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người xưa truy cầu chân lý, coi trọng phẩm đức và tiết tháo, không chỉ yêu cầu bản thân mình dốc sức thực hành, mà còn vô cùng coi trọng bồi dưỡng đức hạnh cho đời sau. Tinh thần ngôn truyền thân giáo này đã trở thành tấm gương cho người đời sau quy chính bản thân và giáo dục con cái.

Nhà sử học đời Bắc Tống Tư Mã Quang là người chính trực quang minh, làm quan cần kiệm liêm chính, cả đời ông không có việc gì mà không thể nói với mọi người. Ông giáo dục con trai Tư Mã Khang “tiết kiệm là mỹ đức”, dùng phương thức viết thư viết bài văn tiêu đề “Huấn kiệm thị Khang” (dạy con tiết kiệm).

tiet-kiem-la-cai-goc-tu-duong-xa-hoa-la-ngon-nguon-duc-vong-1

Xung quanh lời cổ huấn “Thành do kiệm, bại do xa” (thành công do tiết kiệm, thất bại do xa hoa), kết hợp với kinh nghiệm sống bản thân và trải nghiệm thiết thân của mình, viện dẫn rất nhiều những trường hợp điển hình để giáo dục. Mở đầu bài văn, Tư Mã Quang nói: “Nhà ta vốn nghèo, nhiều đời truyền thừa thanh bạch… mọi người đều coi xa hoa là vinh dự, trong tâm cha chỉ coi tiết kiệm là tốt đẹp”.

Ông cảm thán đương triều “phong tục rất xa hoa, nhưng bản thân cần tự giữ mình thanh khiết, không được theo trào lưu”. Tư Mã Quang liên tiếp nêu sự tích tác phong tiết kiệm của các viên quan như Lý Kháng, Lỗ Tông Đạo và Trương Văn Tiết, giáo dục con dốc sức trừ bỏ xa hoa, cẩn thận tiết kiệm sử dụng. Ông nói: “Cả đời y phục chỉ để tránh rét, ăn uống chỉ để no bụng.

Người đọc sách cần có chí hướng cầu chân lý, trau dồi đạo đức, không truy cầu phù hoa bên ngoài. Phong khí mấy năm gần đây rất xa hoa lãng phí, phong khí bại hoại, bậc chính nhân quân tử có thể trợ giúp phong khí xấu này sao? Chỉ có người có đạo đức cao thượng thì mới có suy tính mưu tính sâu xa”, “Xa hoa thì nhiều dục vọng. Người quân tử nhiều dục vọng thì ham phú quý, Đạo bị phế bỏ, và nhanh chóng bị tai họa. Kẻ tiểu nhân nhiều dục vọng thì ham cầu sử dụng cuồng vọng, bại hoại gia tộc và mất mạng”.

Một lần, Tư Mã Quang thấy con trai dùng tay tùy tiện lật trang sách độc, bèn dạy con rằng: “Người quân tử thích đọc sách Thánh hiền, trước tiên cần phải yêu quý sách. Trước khi đọc sách, trước tiên phải rửa tay sạch sẽ, lau sạch bàn, trải vải trên bàn. Khi đọc sách, cần ngồi ngay ngắn, thái độ cung kính, tĩnh tâm học tập, không để đầu óc nghĩ vẩn vơ.

Làm người cần chất phác, làm việc cần thiết thực, có đủ những phẩm chất đạo đức này, thì mới có thể tu thân, tề gia, cho đến trị quốc, bình thiên hạ”.

Dưới sự giáo dục của ông, Tư Mã Khang chuyên tâm đọc sách, tu chân dưỡng tính, tự giác tiết kiệm, chất phác, sau này làm quan Hiệu thư lang, Trước tác lang… Về việc làm người, học tập, ông cũng rất giống phụ thân. Đương thời, vùng Bắc Kinh Lạc Dương lưu truyền câu nói rằng: “Có thể làm bậc thầy mẫu mực, là cha con Tư Mã”.

Đọc thêm: Học theo cổ nhân: Dạy con không nghe, không nhìn điều trái lễ nghĩa

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận