Nhớ về Thăng Long một thời từng khiến người Pháp phải choáng ngợp

Với tư cách là một viên sĩ quan phụ trách kế toán trên tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan, Daniel Tavernier đã từng đặt chân đến Thăng Long trong khoảng thời gian 1639-1645 và có nhiều trải nghiệm, ấn tượng sâu sắc về nơi này.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Daniel vẫn còn công trình nghiên cứu dang dở khi bất ngờ qua đời năm 1648. Sau đó, công trình này được hoàn thiện, xuất bản tại Paris năm 1681 với tên gọi: “Tập du ký mới và kỳ thú về Vương quốc Đàng Ngoài”.

Người dân hiền lành, chất phác

Ẩm thực của người Việt ở Thăng Long thường rất đơn giản. Hầu như những bữa ăn hằng ngày đều là những sản phẩm nông nghiệp bình dân quen thuộc. Điều này phụ thuộc vào đặc thù của đời sống và nghề nghiệp của người dân.

Trong sách có viết: “Người Đàng Ngoài thường không cầu kỳ trong những bữa cơm. Giới thường dân chỉ ăn cơm với cá khô hay trứng muối, và họ chỉ ăn thịt trong những bữa yến tiệc mà thôi. Chỉ với những vị vương hầu quyền lực, người ta bao giờ cũng dọn thịt cá”.

nho-ve-thang-long-mot-thoi-tung-khien-nguoi-phap-phai-choang-ngop-1
Cảnh đường phố Thăng Long thời xưa

Khi ăn, thức ăn được cho ra những chiếc đĩa nhỏ để trên mâm. Những đĩa nhỏ làm bằng gỗ sơn son thếp màu vàng, vẽ đủ loại hoa văn. Khi ăn, người dân không dao hay dĩa như người phương Tây mà chỉ dùng đũa một cách khéo léo, không bao giờ đụng tay vào thức ăn.

Đối với các hoạt động vui chơi giải trí thì chèo tuồng là phổ biến nhất. Thông thường, chèo tuồng được tổ chức vào ban đêm ở một bãi đất rộng rãi hoặc một gian phòng lớn được trang trí cầu kỳ. Những vở chèo tuồng thường tái hiện bối cảnh và nhân vật lịch sử, nhiều khi là cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân nhằm truyền đạt tình yêu cuộc sống và giáo dục truyền thống dân tộc. 

Trong sách có viết: “Diễn viên biết diễn tả biển và sông và những trận thuỷ chiến bằng tàu thuyền, mặc dù họ chỉ có 8 người. Khi diễn đào kép mặc quần áo lộng lẫy, mũ của đào là thứ mũ miện đội vừa chít khăn trên đầu, mà có hai dải to bằng ba ngón tay buông thõng xuống đến tận thắt lưng. Cả đào lẫn kép đóng vai rất khéo và múa rất đúng nhịp”.

Ngoài ra, còn có nhiều trò phổ biến khác như đánh đu, đánh cù, đá cầu… còn với giới quý tộc là đi câu cá và đi săn. 

Đa tín ngưỡng tôn giáo, y học phát triển vượt bậc

Tavernier rất ấn tượng về những quốc gia đa tôn giáo. Theo Tavernier, dân chúng Thăng Long là những tín đồ của Phật giáo, Nho giáo và đạo Lão. Trong đó, Nho giáo chỉ được một bộ phận ở tầng lớp trên của xã hội tiếp nhận, nhất và vua và các vua quan. Dân chúng chốn kinh kỳ lại tôn sùng Phật giáo. 

nho-ve-thang-long-mot-thoi-tung-khien-nguoi-phap-phai-choang-ngop-2
Người dân vận chuyển thanh gỗ to trên đường

Những vương hầu sùng Phật không ngại bỏ tiền để tô điểm cho chùa và những pho tượng. Đặc tính từ bi bác ái của nhà Phật cũng được người Việt phát huy, vận dụng vào việc đối nhân xử thế. Ngoài đạo Phật thì Đạo giáo cũng khá phát triển trong dân chúng. “Điều làm cho dân chúng tin theo ông là ông bao giờ cũng khuyên họ làm điều thiện và cho xây dựng những cơ sở chữa bệnh ở tất cả những nơi chưa có cơ sở chữa bệnh”, Tavernier cho biết.

Ở thế kỷ 17, người Việt ở Thăng Long còn duy trì nhiều tín ngưỡng truyền thống như việc thờ Táo quân: “Ở Đàng Ngoài có tục thờ ba vị thần trong nhà. Một là Táo Quân (Thần bếp), tức là ông đầu rau”. Bên cạnh đó còn có tục thờ Thổ công, trở thành một phần không thể thiếu mỗi khi xây nhà. 

Thăng Long còn có nhiều phường, làng nghề truyền thống như làm giấy, đúc đồng, kim hoàn, tục thờ tổ nghề. Không chỉ vậy, trong các dịp lễ Tết người dân còn có những nghi thức thờ cúng, lễ tục riêng. Có thể kể đến tục đi chùa dâng hương vào ngày rằm âm lịch hàng tháng. Trong ngày Tết, lễ cúng càng long trọng hơn: “Những ngày mồng một Tết lấy vôi vẽ những hình tròn, vuông, tam giác ở trước cửa. Họ bảo rằng những hình đó làm cho ma quỷ phải lánh xa”. Bên cạnh đó, các tục lệ, tín ngưỡng mang tính ma thuật như xem bói, lên đồng cũng rất phổ biến.

nho-ve-thang-long-mot-thoi-tung-khien-nguoi-phap-phai-choang-ngop-3
Những người phụ nữ gánh thúng đi chợ

Không chỉ đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo, y học thời đó còn rất phát triển. Hàng loạt những phong tục, phép trị liệu dân gian khiến Tavernier phải “mắt tròn mắt dẹt”. Những lát cây dễ kiếm, những lát gừng hay đồng bạc trắng đều có thể chữa bệnh hiệu quả.

Đặc biệt, người dân chỉ sử dụng cỏ cây để chữa bệnh: “Về các vị thuốc, họ chỉ dùng cỏ, rễ cây mà chính họ đi hái, kiếm về… Họ có những vị thuốc rất hay chữa bệnh trúng phong, đậu lào và những bệnh khác mà người châu Âu không thể chữa được”.

Tavernier càng khâm phục hơn khi biết người Việt trúng phong chỉ cần đánh gió, xông với một chút hương liệu là khỏi. “Bệnh nguy hiểm nhất ở Đàng Ngoài thường là do gió độc gây ra cho người ta. Vì chỉ trong chốc lát là cấm khẩu, rồi nếu chữa trị không kịp thời thì thế nào cũng chết. Thuốc tốt nhất trị bệnh đó là pha một ít thuốc giải độc vào với rượu, đem đun lên cho bệnh nhân uống càng nóng càng tốt...

Đó là vị thuốc kỳ diệu khỏi làm đau mình mẩy do gió lạnh hay do gió độc gây ra. Muốn được chóng khỏi đau mình mẩy, có khi sau khi đã bôi nước gừng, cần nằm trên một cái giường có dát cách nhau độ bốn ngón tay, ở dưới gầm đặt hai lò than trong đó bỏ một ít hương liệu, khói thơm bốc lên vây quanh người ốm làm cho mồ hôi đổ ra, thế là khỏi”.

Tavernier khó tin trước phép dùng lửa chữa bệnh của dân Thăng Long thời đó. Nhất là bệnh đậu lào - thứ bệnh nguy hiểm ở Pháp nhưng người dân dễ dàng chữa khỏi. Các thầy thuốc Đàng Ngoài lấy lõi cây phơi khô, tẩm dầu rồi đốt lên các vết đậu, đem áp mồi lửa lên từng nốt vết đó sẽ bắn ra... 

Xem thêm: Giai thoại ly kỳ về "mệnh đế vương" của vua Lý Thái Tổ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Sao chổi lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử đang tiến gần đến Trái đất. Song các chuyên gia cho rằng, sao chổi này không gây nguy hiểm cho Trái đất.

Sao chổi lớn nhất lịch sử tiến gần Trái đất sau 3,5 triệu năm mất tích, hứa hẹn hé lộ nguồn gốc Hệ Mặt trời
0 Bình luận

Nhiều học giả phương Đông từng giải thích tỉ mỉ về ngũ hành với tiến trình lịch sử của các triều đại Trung Hoa, nhưng với lịch sử Việt Nam thì sao?

Khớp với các triều đại Trung Hoa xưa, liệu ngũ hành có ứng với lịch sử Việt Nam?
0 Bình luận

Vua Lê Thánh Tông từng dụ rằng, Cung từ hoàng thái hậu họ Phạm, tên húy Ngọc Trần nên trong kinh thành, ngoài các đạo, phàm nơi nào có họ Trần đều đổi thành Trình.

Cuộc đổi họ lớn nhất lịch sử: Nhà Lê buộc họ Trần đổi sang họ Trình, khôi phục họ Lý
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 giờ trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

PC Right 1 GIF
Đề xuất