Loạt ảnh không thể quên về chiến tranh Việt Nam của Nick Út: Có bức ảnh đã trở thành lịch sử

Nhiều bức ảnh khiến người xem rơi nước mắt bởi thực tế chiến tranh quá tàn khốc và đáng sợ, ám ảnh nhất phải kể đến bức ảnh “Em bé Napalm”.

Thùy Nguyễn
14:00 25/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nick Út có tên thật Huỳnh Công Út, (sinh năm 1951) là người Mỹ gốc Việt. Ông là phóng viên của hãng tin Associated Press. Nick Út nổi tiếng với loạt ảnh vô cùng chân thực về chiến tranh Việt Nam, đặc biệt phải kể đến bức ảnh “Em bé Napalm” – “Vietnam Napalm Girl”. Bức ảnh này chụp em bé Phan Thị Kim Phúc và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng – Tây Ninh, đã mang lại cho ông giải Pulitzer năm 1973 cho hạng mục Ảnh tin tức.

loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-1
Một lính Mỹ bị thương khi đang tác chiến trong một khu rừng ở miền Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam ngày 22/8/1969
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-2
Lính thủy đánh bộ của VNCH di chuyển tới điểm tập kết để được trực thăng Mỹ chở đi sau khi càn quét khu vực phía Đông thị trấn Prey-Veng ở Campuchia vào tháng 6/1970
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-3
Quân đội Sài Gòn chuyển đồ lên xe tải tại căn cứ Khe Sanh, chuẩn bị hành quân về các khu vực ven biển sau khi chiến dịch Lam Sơn 719 kết thúc, ngày 28/3/1971
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-4
Lính Sư đoàn 21 quân đội VNCH lội bùn tuần tra quanh một trạm chỉ huy mới ở rừng U Minh, ngày 1/8/1971
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-5
Thống đốc bang California Ronald Reagan - sau này trở thành Tổng thống Mỹ - cùng với vợ là bà Nancy chào nhóm phi công Mỹ ở căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, ngày 15/10/1971
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-7
Lính VNCH đưa đồng đội bị thương lên xe quân sự tại lãnh thổ Campuchia, gần biên giới Việt Nam, ngày 2/12/1971
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-6
Lính VNCH di chuyển bằng xe bọc thép qua một đường mòn gần khu đồn điền cao su Mimot, Campuchia, ngày 26/11/1971
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-8
Một binh sĩ Sài Gòn nói chuyện qua máy điện đài trên máy bay trực thăng bay gần Chrum, Campuchia ngày 2/12/1971
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-9
Người dân di tản từ thị xã An Lộc nghỉ ngơi ở một mương cạn ven đường, tháng 2/1972
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-10
Lính Sài Gòn vượt qua một con sông ở gần biên giới Campuchia, 11/3/1972
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-11
Binh lính VNCH trước cảnh máy bay B-52 Mỹ dội bom vào các vị trí của quân Bắc Việt cách 8 dặm về phía Tây thị xã Đông Hà, Quảng Trị, 11/4/1972
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-12
Xe tăng T-54 do quân đội VNCH thu từ lực lượng Bắc Việt trong chiến dịch Lam Sơn được trưng bày bên Phu Văn Lâu ở Hoàng thành Huế, tháng 4/1972
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-13
Khói bốc lên sau bởi các cuộc không kích của máy bay Mỹ vào vị trí của quân Bắc Việt gần Quốc lộ 13, phía Bắc Sài Gòn ngày 19/4/1972
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-14
Một chiếc máy bay Skyraider thuộc phi đội 518 của không lực VNCH ném bom Napalm xuống làng Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut15
Làng Trảng Bàng bị tàn phá do bom napalm, ngày 8/6/1972
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-16
Cụ bà vừa chạy khỏi làng Trảng Bàng, trên tay bế em bé bị bỏng nặng do bom napalm, ngày 8/6/1972
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-17
Hình ảnh cô bé 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc hoảng loạn bỏ chạy trong tình trạng bị bỏng nặng cùng một số đứa trẻ khác sau khi máy bay thả bom Napalm xuống Trảng Bàng, Tây Ninh. Bức ảnh phơi bày hậu quả kinh hoàng của cuộc chiến mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut18
Một người lính VNCH bên cạnh đồng đội bị bỏng nghiêm trọng do bom napalm ở Trảng Bàng, ngày 8/6/1972
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut19
Người chồng chở vợ cùng năm đứa con di chuyển theo quốc lộ 13, từ An Lộc về Sài Gòn bằng xe máy, ngày 19/6/1972
loat-anh-khong-the-quen-ve-chien-tranh-viet-nam-cua-nick-ut-20
Người dân đang tìm kiếm đồ ăn và các đồ vật có giá trị trong đống đổ nát của chợ An Lộc ngày 22/6/1972

Xem thêm: "Em bé Napalm" trong bức ảnh chấn động thế giới ngày ấy giờ ra sao?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận