Chuyện Nguyễn Quán Quang đuổi giặc Mông Cổ bằng một hòn đá: Hàm ý sâu xa khiến người đời khâm phục

Hành động đáp trả của Nguyễn Quán Quang khiến tướng Mông Cổ tái mặt, lập tức cho hoãn binh.

Thùy Nguyễn
20:00 12/09/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Quán Quang (chưa rõ năm sinh và năm mất) quê ở xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc - nay là xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Vị Trạng nguyên đầu tiên của khoa cử Việt Nam

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, không đủ gạo tiền để đi học, nhưng với bản tính ham học, Nguyễn Quan Quang thường lân la ngoài cửa lớp để nghe lén thầy dạy Tam tự kinh trong làng. Không giấy không bút, Nguyễn Quan Quang đã dùng gạch non để viết lên sân.

Một ngày, thấy ra ngoài bất ngờ gặp Nguyễn Quan Quang đang viết chữ. Thấy nét chữ của cậu quá đẹp, thầy không cầm lòng nổi mà thốt lên: “Đây mới chính là trò giỏi” rồi cho cậu vào lớp, thu làm học trò.

chuyen-nguyen-quan-quang-duoi-giac-mong-co-bang-mot-hon-da-1

Nhờ bản tính thông minh hiếu học, Nguyễn Quan Quang tiếp thu rất nhanh, học một biết 10. Khi dự thi Hương, ông đỗ luôn giải Nguyên. Đến kỳ thi Hội, Nguyễn Quan Quang lại đỗ luôn Hội nguyên. Năm 1246, dưới thời vua Trần Thái Tông trị vì, Nguyễn Quan Quang đỗ đầu khoa thi Đại tỉ Thủ sĩ, trở thành vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta. 

Sau ngày bái tổ vinh quy, Nguyễn Quán Quang vào cung chầu vua để đăng quan. Thấy vị trạng nguyên cao to, khí phách hơn người, vua tỏ lòng quý mến nên đã ban cho ông quốc họ, đổi tên thành Trần Quán Quang. Ông làm quan lâu năm, tới chức Bộc xạ, được tặng hàm Đại tư không sau khi mất.

Dùng một hòn đá đuổi giặc Mông Cổ

Thời điểm ấy, vó ngựa quân Mông Cổ đang giày xéo đất Tống và lăm le muốn tràn sang nước Đại Việt ta. Thấy thế, Trần Quán Quang được vua cử đi thương nghị. Tướng Mông Cổ vốn là kẻ nổi tiếng kiêu căng, hung bạo và thâm thúy. Cho rằng vị sứ nước Đại Việt muốn mang “ba tấc lưỡi” sang để thuyết khách, hắn liền nghĩ cách để uy áp ông.

Khi 2 người đi qua một cái ao, tướng Mông Cổ vớt một cây bèo lên, sau đó cầm vào lòng bàn tay rồi bóp nát vụn, mở ra cho Quán Quang xem và cười to đầy đắc ý. Quán Quang hiểu hắn muốn ám chỉ Đại Việt như bèo non yếu đuối, quân Mông Cổ có thể dễ dàng bóp nát trong tay. Ngay lập tức, ông liền nhặt một hòn đá to ném xuống ao, bèo dạt ra thành một khoảng trống rồi lại tụ kín ao. Tướng Mông Cổ hiểu ý Quán Quang muốn nói là người Việt có sức mạnh đoàn kết, không sức mạnh nào có thể khiến họ khuất phục.

chuyen-nguyen-quan-quang-duoi-giac-mong-co-bang-mot-hon-da-2

Thấy thế, tướng Mông Cổ tái mặt, lập tức cho hoãn binh, không tiến quân nữa. Mãi đến năm 1258, sau khi đánh bại Đại Lý, quân Mông Cổ mới có bàn đạp tiến đánh Đại Việt. Trong cuộc chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất, Trần Quán Quang có nhiều đóng góp nên được vua phong làm Bộc Xạ (chức quan chỉ sau Tể Tướng). Cả đời ông làm quan rất thanh liêm, hết lòng vì Giang Sơn Xã Tắc.

Khi về già, Quán Quang về quê mở lớp dạy học, hết lòng vì trẻ em nghèo hiếu học. Cuộc sống của ông thanh đạm, yên bình qua ngày. Đối với người dân Tam Sơn, ông chính là người khai sáng việc học của quê hương, mở đường cho đất Ba Gò sở hữu một “kho nhân tài” sau này.

Sau khi ông mất, người dân nhớ cảnh ông sống đạm mạc nên đã dựng một ngôi chùa để tưởng nhớ ông có tên chùa Linh Khánh. Đến nay, chùa này vẫn không còn nữa nhưng vẫn còn cây hương tạc bằng đá vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) nói về công đức của ông đối với dân làng.

Người dân còn lập đền thờ ông trên núi Viềng, phong làm Thành Hoàng và gọi là “Đại vương Phúc Thần”, triều đình cũng phong cho ông là Đại Tư Không.

Xem thêm: 5 vị trạng nguyên nổi danh nhất, là bậc kỳ tài trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận