5 vị trạng nguyên nổi danh nhất, là bậc kỳ tài trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Lịch sử Việt Nam có rất nhiều các vị trạng nguyên lỗi lạc, nhưng 5 cái tên này là những cái tên tiêu biểu nhất, là tấm gương sáng cho con cháu đời đời noi theo.

Thùy Nguyễn
13:01 10/09/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của người Việt. Ngày xưa dẫu có nghèo, ông cha ta vẫn cố gắng để cho con đi học cái chữ để thành người. Bởi vậy, không ít những tấm gương vượt khó, vượt nghèo để trở thành trạng nguyên, được người sau đời đời ghi nhớ.

Nguyễn Thị Duệ - Nữ Trạng nguyên duy nhất của Việt Nam

Sinh ra trong gia đình học trò nghèo có truyền thống hiếu học ở Hải Dương, bà Nguyễn Thị Duệ vừa thông minh lại có nhan sắc, mới hơn 10 tuổi đã được nhiều nhà quyền quý đến xin hỏi cưới nhưng bà không thuận.

5-vi-trang-nguyen-bac-ky-tai-trong-lich-su-dan-toc-viet-nam-5

Vì quá ham học, bà đã giả trai để đi thi, xuất sắc đỗ thủ khoa trong khi thầy dạy bà chỉ đỗ á khoa. Từ đó, bà Nguyễn Thị Duệ trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và cũng là duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam.

Năm ấy, bà mới 20 tuổi. Tuy nhiên, bà bị phát hiện là giả trai trong bữa biệc chiêu đãi các tân khoa. May mắn là vua không những không kết tội bà mà còn hết mực khen ngợi.

Nguyễn Quan Quang – vị Trạng nguyên đầu tiên của khoa cử Việt Nam

Năm 1246, Nguyễn Quan Quang đỗ đầu khoa thi, trở thành vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Ông là người Tam Sơn, huyện Từ Sơn. Sinh ra trong một gia đình nông nghèo, không đủ tiền đủ gạo để đi học, nhưng với bản tính hiếu học, Nguyễn Quan Quang thường lân la ngoài cửa lớp để nghe lén thầy dạy Tam tự kinh trong làng.

5-vi-trang-nguyen-bac-ky-tai-trong-lich-su-dan-toc-viet-nam-2

Không giấy không bút lại chỉ dám nghe lỏm bên ngoài, cậu bé Nguyễn Quan Quang đã dùng gạch non viết lên sân. Một ngày, thầy vô tình bắt gặp, thấy nét chữ của cậu quá đẹp đã phải thốt lên: “Đây mới chính là trò giỏi” rồi cho cậu vào lớp, thu làm học trò.

Nguyễn Quan Quang tiếp thu rất nhanh, học một biết 10. Khi dự thi Hương, ông đỗ luôn giải Nguyên. Đến kỳ thi Hội, Nguyễn Quan Quang lại đỗ luôn Hội nguyên, sau đó trở thành Trạng nguyên khi vua Trần Thái Tông mở khoa thi Đại tỉ Thủ sĩ.

Nguyễn Hiền – vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất

Nguyễn Hiền sinh ra trong một gia đình nghèo ở Nam Định, cha mất sớm, sống cùng mẹ trong ngôi nhà nhỏ cạnh chùa. Ngôi chùa này có vị sư trụ trì vốn là một danh Nho, vừa tụng kinh niệm phật lại vừa dạy học cho những đứa trẻ chưa biết chữ ở trong làng.

5-vi-trang-nguyen-bac-ky-tai-trong-lich-su-dan-toc-viet-nam-1

Ngay từ khi còn nhỏ, Nguyễn Hiền đã sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở, thường xuyên lân la ở các lớp học. Dù chưa đến tuổi đi học, Nguyễn Hiền đã biết nhiều, học thức hơn người và rất giỏi đối đáp, được mọi người gọi là “thần đồng xuất chúng”.

Năm 1247, Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên khi mới 12 tuổi và trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Mạc Đĩnh Chi - lưỡng quốc Trạng nguyên nổi danh xứ Việt

Mạc Đĩnh Chi quê gốc ở Hải Dương, nhà nghèo, cha mất sớm nên từ nhỏ ông đã phải cùng mẹ vào rừng kiếm củi. Thương con, mẹ ông vẫn cố dành dụm để cho con đi học cái chữ. Hiểu được điều này, Mạc Đĩnh Chi càng ra sức học tập.

5-vi-trang-nguyen-bac-ky-tai-trong-lich-su-dan-toc-viet-nam-3

Ông tranh thủ học mọi lúc mọi nơi, ngay cả lúc gánh củi đi bán. Ông mượn sách của bạn, của thầy để học cho tiết kiệm, sau đó lấy lá rừng, củi rừng đốt lên lấy ánh sáng đọc sách. Nhờ nghị lực phi thường, Mạc Đĩnh Chi không bao lâu sau nổi danh khắp nơi là thần đồng nho học. Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên.

Không chỉ là Trạng nguyên của Đại Việt, Mạc Đĩnh Chi còn được phong là Lưỡng quốc Trạng nguyên của cả Trung Hoa và Đại Việt khi sang sứ Trung Hoa dưới thời nhà Nguyên.

Lương Thế Vinh – vị Trạng Lường vô cùng nổi tiếng

Lương Thế Vinh là người Nam Định, từ nhỏ đã nổi tiếng về khả năng học nhanh, hiểu nhanh, sáng tạo trong các trò chơi như thả diều, câu cá, đá bóng, bẫy chim... Chưa tới 20 tuổi, tài năng của ông đã nổi tiếng khắp vùng, không ai không biết.

5-vi-trang-nguyen-bac-ky-tai-trong-lich-su-dan-toc-viet-nam-4

Đến năm 23 tuổi, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa Quý Mùi- đời vua Lê Thánh Tông năm 1463. Sau đó, ông làm quan 32 năm, được nhà vua tin yêu nhờ biệt tài về ngoại giao. Lương Thế Vinh được giao trọng trách soạn thảo văn bản từ các bang giao, đồng thời tiếp đón sứ thần nước bạn.

Nhờ vốn hiểu biết sâu rộng, Lương Thế Vinh còn trở thành một nhà bác học toàn diện, dạy cho dân phép cửu chương, phép bình phương, cách đo bóng, hệ thống đo lường lương thời cùng cách tính toán đạc điền.

Nhà bác học Lê Quý Đôn (thế kỷ XVIII) đã hết lời ca ngợi Lương Thế Vinh, nhấn mạnh ông là con người có tài kinh bang tế thế, một con người “tài hoa danh vọng vượt bậc”.

Xem thêm: Thần kỳ chuyện hồi sinh của Trạng nguyên tiết nghĩa vang danh lịch sử Việt Vũ Duệ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận