4 kiểu ông bố khiến con hư hỏng, mẹ có cứu vãn thế nào cũng chỉ vô ích

Bố là người đàn ông trụ cột trong gia đình. Những ông bố có tác động rất lớn đến cả sự phát triển, quá trình trưởng thành và tính cách của con.

Thùy Nguyễn
16:25 05/01/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bên cạnh vai trò chăm sóc và nuôi dưỡng của người mẹ, những ông bố giúp các con định hướng và hình thành tính cách. Do đó, nếu những ông bố có tính cách tiêu cực cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới con. Điển hình là 4 kiểu ông bố dưới đây.

Ông bố nghiện game và điện thoại

Nhiều ông bố sau giờ làm về nhà chỉ dán mắt vào điện thoại hay màn hình máy tính. Họ dành phần lớn thời gian cho cuộc sống ảo, không thèm chú tâm đến con cái hay phụ giúp vợ việc nhà. Nếu có nhận chăm con, họ cũng kiểu lơ đãng, không sát sao, nhiều khi khiến con cái nguy hiểm mà không biết. 

4-kieu-ong-bo-khien-con-hu-hong-can-phai-sua-ngay-1

Việc bỏ bê gia đình, con cái kiểu này không khác gì “bạo lực lạnh”. Dần dần, con cái sẽ không gần gũi, cũng không muốn giao tiếp với bố mình nữa. Tình cảm cha con ngày càng lạnh nhạt, xa lánh. Con cái cũng trở nên tự kỷ, trầm cảm, dễ hình thành tính cách tiêu cực hơn. 

Ông bố bạo lực

Những ông bố nóng tính, thích sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề không chỉ khiến vợ tổn thương mà con cái cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. 

4-kieu-ong-bo-khien-con-hu-hong-can-phai-sua-ngay-2

Những ông bố này thường có hình phạt nặng khi con cái mắc lỗi. Điều này khiến trẻ sợ hãi, ám ảnh. Đồng thời, cách giáo dục như vậy cũng khiến đứa trẻ có xu hướng bạo lực hoặc tính cách bốc đồng. Trong tương lai, con cái sẽ trở thành người xấu, khó mà thành công.

Dù ông bố không trực tiếp ra tay đánh con nhưng luôn quát tháo, la mắng cũng được coi là bạo lực, ảnh hưởng tiêu cực đến con. 

Ông bố nói nhưng không làm được

4-kieu-ong-bo-khien-con-hu-hong-can-phai-sua-ngay-3

Thực tế, nói thì dễ mà làm thì khó. Nói là một chuyện rất đơn giản, nhưng nếu muốn làm được những gì đã nói, đã hứa hẹn thì không phải ai cũng làm được.

Nhiều khi con cái khóc, các ông bố hứa hẹn sẽ mua đồ chơi cho con. Tuy nhiên sau đó, họ lại vô tình hoặc cố ý quên đi. Dần dần, việc “hứa lèo” như thế khiến những đứa trẻ cảm thấy bố mình không đáng tin. Trong thời gian dài, sự việc lặp đi lặp lại sẽ khiến đứa trẻ học được thói nói dối, hứa suông, mất niềm tin vào những người xung quanh. Vì vậy, những ông bố hãy làm gương cho con cái, đã nói là phải làm, không làm thì không hứa và không tùy tiện đồng ý mua cho con bất cứ thứ gì. 

Ông bố nghiện thuốc lá

Mùi thuốc lá rất hại và nhạy cảm với trẻ em. Việc sống trong môi trường có khói thuốc từ nhỏ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, khiến chúng cảm thấy… ghét bố mình. 

4-kieu-ong-bo-khien-con-hu-hong-can-phai-sua-ngay-4

Nếu các ông bố thích hút thuốc, đừng hút trước mặt con cái. Hãy xây dựng cho con một môi trường sống thật tốt, để con lớn lên khỏe mạnh và vui vẻ. 

Trong quá trình trưởng thành của con không thể thiếu vai trò của cả bố và mẹ. Trong khi mẹ là người chăm sóc, nuôi dưỡng con bằng sự ân cần, dịu dàng; bố sẽ là người rèn cho con tính tự lập, kiên cường. Nếu thiếu đi tình thương, sự quan tâm của bố, trẻ sẽ thiếu đi những kỹ năng cần thiết khi đối mặt với khó khăn. 

Xem thêm: Thay vì bao bọc con mãi, cha mẹ hãy tập cho con 10 việc này để con tự trưởng thành

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận