Lời Phật dạy: Người biết Nhẫn ắt sẽ thành công

Trong cuộc sống, chúng ta phải học chữ Nhẫn, đó là phương pháp tu tập để tạo nên nghiệp lành và phúc báo cho mỗi người.

Loan Nguyễn
15:00 22/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bàn về chữ Nhẫn

Chữ “Nhẫn” (忍) gồm có chữ “Tâm” (心) ở dưới và chữ “Đao” (刀) ở trên. Chữ “Đao” có hàm ý phải tôi luyện, mài dũa mà thành.

Chữ “Tâm” nằm ở dưới chính là nền tảng của cả chữ “Nhẫn”. Đối với người bình thường, đao cứa vào tim là rất đau đớn và cực khổ, còn đối với người có tâm đại nhẫn thì ngược lại, tâm này vẫn bất động dù đao kia có sắc đến đâu. Nếu tâm dao động thì không “Nhẫn” được, nếu tâm tĩnh thì càng nhẫn, càng bất động tâm càng thể hiện ra sự Đại Nhẫn.

loi-phat-day-ve-chu-nhan-trong-cuoc-song-1

Trong cuốn sách kinh điển của Nho giáo là “Thượng thư”, Chu Thành Vương khuyên bảo quân rằng: “Tất hữu nhẫn, kỳ nãi hữu tể; hữu dung, đức nãi đại”. Tạm dịch: Nhất định phải nhẫn nhịn mới có thể thành công, có thể khoan dung với người thì đạo đức tu dưỡng mới nâng cao lên.

Trong Luận Ngữ có rất nhiều ghi chép về đạo “Nhẫn”. Khổng Tử từng nói: “Việc nhỏ không nhẫn, ắt làm hỏng việc lớn”. Ông cũng nói: “Một khi phẫn nộ, quên mất cả người thân và bản thân, há chẳng hồ đồ lắm sao?”, và: “Bậc quân tử không có điều gì phải tranh giành”, “Quân tử nghiêm khắc mà không tranh”, ấy chính là đức Nhẫn vậy.

Luận Ngữ kể câu chuyện Khổng Tử từng răn dạy học trò của mình là Tử Lộ rằng: “Răng cứng nên mới dễ gãy, lưỡi mềm mới dễ bảo tồn. Mềm mại nhất định thắng cứng rắn, nhỏ yếu lại có thể thắng lớn mạnh. Ham tranh đấu nhất định sẽ bị tổn thương, một mực khoe dũng mãnh nhất định sẽ dẫn tới diệt vong. Thái độ căn bản để làm mọi việc là: Nhẫn nhịn là tốt nhất”.

Trong Phật giáo cũng giảng: “Trong sáu phép siêu độ (lục độ) và hàng vạn phương pháp tu hành (vạn hạnh), ‘Nhẫn’ là đệ nhất”.

Nhẫn là nhẫn nhục, là nhịn, là chịu đựng phần kém về mình, phần thiệt thòi về mình. Đây là pháp tu của Bồ Tát: bố thí trì giới…mà mục đích là tu và độ chúng sinh (lợi mình lợi người).

loi-phat-day-ve-chu-nhan-trong-cuoc-song-2

Nhẫn theo quan niệm của đạo Phật chính là nhận lãnh sự khinh khi, nhục mạ, não hại với một tâm thế bình thản, không giận tức. Nhẫn nhịn là dứt sự tranh cãi vô lý, là dùng chánh niệm để thắng tà niệm, là dùng tình thương để cảm hóa sự sân hận, là dùng trí huệ để mọi việc ôn hòa.

Trong kinh Phật viết: “Thái độ đối nhân xử thế đoan chính, nét mặt kiền tịnh tinh khiết, phong thái dung mạo tốt đẹp, đây đều là từ trong ‘Nhẫn’ mà đạt được”.

Người nhẫn nhịn thường kín đáo, trí tuệ rộng lớn, biết nhìn xa trông rộng. Bởi vậy từ xưa đến nay, phàm là người làm được việc lớn thì đều có khả năng nhẫn nại, khả năng nhẫn nại lớn đến đâu thì làm được việc lớn đến đó. 

Người ôm chí lớn mới biết nhẫn, xả bỏ những phân tranh vô vị trước mắt, lẳng lặng nỗ lực tiến lên về phía mục tiêu của mình nên ắt sẽ thành công.

Nhẫn nhất thời trời yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn khiến việc lớn thành việc nhỏ, khiến việc nhỏ thành vô sự. Trong lòng không chứa việc, trong tâm không áp lực, ăn sẽ ngon, ngủ sẽ yên, người sẽ khỏe mạnh, cuộc đời sẽ hạnh phúc.

loi-phat-day-ve-chu-nhan-trong-cuoc-song-3

Lời Phật dạy về sự nhẫn nhịn 

Nhịn được cái tức một lúc

Tránh được mối lo trăm ngày

Muốn hòa thuận trên dưới

Nhẫn nhịn đứng hàng đầu

Cái gốc trăm nết

Nết nhẫn nhịn là cao

Cha con nhẫn nhịn nhau

Vẹn toàn đạo lý

Vợ chồng nhẫn nhịn nhau

Con cái khỏi bơ vơ

Anh em nhẫn nhịn nhau

Trong nhà thường yên ấm

Bạn bè nhẫn nhịn nhau

Tình nghĩa chẳng phai mờ

Tự mình nhẫn nhịn được

Ai ai cũng mến yêu

Người mà chưa biết nhẫn

Chưa phải là người hay

Nhẫn nhịn được rồi, trong nghịch cảnh cũng sẽ thấy không bi lụy, không oán mình trách người, trí huệ sáng suốt để có thể tìm được cứu cánh cho cuộc đời mình. Không nhẫn nhịn, đa phần chỉ rước họa vào thân. Cảm thông, bao dung và tha thứ lỗi lầm của người khác, ấy là đã đạt được cảnh giới đắc đạo thành tiên.

Theo lời Phật dạy nhẫn nhịn, học cách nhẫn không phải là hạ thấp mình, mà chính là nâng mình lên, dùng sự tỉnh thức của bản thân để thức tỉnh người khác. Sở dĩ chúng ta tồn tại ở đời là do thiện duyên hoặc ác duyên đã tạo nên từ kiếp trước. Kiếp này dùng thân tâm mà tu tập, tạo duyên lành cho mai sau, vừa trả nghiệp vừa làm sạch nghiệp, ấy mới chính là một đời an vui an lạc.

Chữ Nhẫn của Hàn Tín

Thời xưa có điển cố nổi tiếng về Hàn Tín nhẫn nhịn chịu nhục. Hàn Tín là đại tướng quân của Lưu Bang, ông đã đánh bại nhà Tần, chặn Sở, diệt Ngụy, lấy Triệu, thu Yên, thu Tề, đánh trận “thập diện mai phục” với Hạng Vũ lưu danh sử sách, cuối cùng khiến nhà Hán lập nên nghiệp Đế. Hậu nhân cho rằng sở dĩ ông có năng lực lớn thế là nhờ có tâm Đại Nhẫn.

Thời còn trẻ Hàn Tín luyện võ, học phép dùng binh và thường khoác kiếm đi ngoài đường. Một hôm Hàn Tín đang đi trên phố sá sầm uất thì gặp một đám côn đồ, một trong số chúng hét lên: “Này, ngươi trông thật nhát gan. Tại sao ngươi mang kiếm?”

Hàn Tín không muốn trả lời và chỉ muốn đơn giản bước đi. Điều này khiến đám côn đồ vô lại giận dữ hơn nữa: “Nếu nhà ngươi có gan giết ta thì hãy rút kiếm đâm ta xem nào. Nhưng nếu nhà ngươi nhát gan thì phải chui háng ta!”

loi-phat-day-ve-chu-nhan-trong-cuoc-song-5

Đám đông tụ lại hồ hởi theo dõi xem sự việc thế nào. Kẻ vô lại thấy Hàn Tín không dám đâm liền dang rộng hai chân ra thách thức. Hàn Tín dù là tay kiếm rất giỏi nhưng không muốn phạm pháp, nên đã cúi mình bò dưới hai chân kẻ vô lại kia. Những kẻ đứng xem đều cười lên thích thú chế giễu Hàn Tín hèn nhát mà cũng mang theo kiếm.

Hàn Tín sau này trở thành Đại tướng quân của Lưu Bang, giúp Lưu Bang đánh thắng hết trận này đến trận khác. Lưu Bang không có Hàn Tín giúp thì cũng không thể lập ra nhà Hán được. Sau này gặp lại kẻ vô lại kia, Hàn Tín còn ban thưởng, nói rằng vì hắn mà ông có được thành tựu như vậy, hàm ý là sự việc kia đã giúp ông rèn được nội tâm Đại Nhẫn.

Nếu như lúc đó Hàn Tín vung kiếm vì bị chọc giận, ông sẽ bị xét xử vì tội sát nhân, và con đường sự nghiệp của ông sẽ bị ảnh hưởng, đánh mất cả tiền đồ phía trước.

Cách tu dưỡng chữ Nhẫn hàng ngày

Nếu mỗi người chúng ta học được cách nhẫn nhịn, chắc chắn xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người chúng ta ai cũng đã từng có lúc tranh cãi với người khác, tuy nhiên thử hỏi có được bao nhiêu người tự mình suy ngẫm và đặt câu hỏi: “Tại sao mình lại để xảy ra tranh cãi như vậy?”

Nếu mỗi người chúng ta đều có thể nhẫn nại, không để ngọn lửa tức giận bùng cháy trong lòng, thì chẳng phải sự việc sẽ phát triển theo chiều hướng tốt hơn hay sao? Nếu chúng ta đều học được cách nhẫn nhịn thì một sự hiểu lầm sẽ có thể được hóa giải hay sao? 

loi-phat-day-ve-chu-nhan-trong-cuoc-song-6

Niệm Phật: luôn thường xuyên niệm Phật thường ngày, chúng ta tập niệm Phật, Bồ Tát, vì lúc đó nhất tạm niệm Phật, sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp, sẽ không để ý đến những sự việc bên ngoài.

Không cố chấp: coi như trình độ nghiệp lực ngay cỡ đó thì họ ăn nói, hành động cỡ đó, và mình là người gặp phải nghiệp, chuyển sang từ thiện, tụng kinh, làm một việc gì đó.

Phân tích: trong đời sống cái gì cũng có mặt tốt và xấu của nó. Khi gặp cảnh chúng ta chia làm hai phần, phần xấu thì mình bỏ qua, đây là nghiệp của họ, không hơn thua làm gì. Bên cạnh đó còn có cái tốt thì giữ cái tốt để giao lưu với họ. Xem trong sự việc này có lỗi của mình…không đời này cũng đời quá khứ. 

Nuôi dưỡng từ bi: Khi một đứa trẻ khóc ré tức giận, thì đâu thể mắng mỏ nó, mà thương nó, và tìm hiểu xem nó đang cần gì, để có thể đáp ứng cho nó. Và nếu không đáp ứng được thì thương cho nó, nó khóc riết rồi sẽ không tốt cho sức khỏe hay bản tính của nó. Cũng vậy khi ai đó hành động không tốt với ai đó, hay với chính mình, thì khởi lòng thương họ vì họ đang tạo nhân ác, và quả của họ sẽ khổ đau, và chết bị rơi vào địa ngục.

Xem thêm: Hóa giải nghiệp chướng tích phúc báo đơn giản nằm ở 3 việc: Tránh điều ác, làm việc thiện, tịnh hóa tâm ý

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận