Phúc họa từ miệng mà ra, 3 kiểu người đang tự hủy hoại phúc báo của mình

Mệnh của một người tốt hay không chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chính cái miệng của người ấy. Nếu bạn cảm thấy bản thân không gặp may mắn, luôn đau khổ phiền não, hãy nhìn nhận lại xem bạn đã tu khẩu tốt hay chưa nhé.

Loan Nguyễn
16:48 19/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gieo khẩu nghiệp là tự hủy hoại phúc báo

Một vị triết gia người Hy Lạp từng nói rằng: "Kiểm soát được cái miệng của mình là một loại mỹ đức bậc nhất mà nhân loại cần phải học được".

Mệnh của một người tốt hay không chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chính cái miệng của người ấy. Dù mệnh tốt có thể tích phúc, giàu sang phú quý nhưng không không biết tu khẩu thì bao nhiêu phúc báo cũng dần mất hết.

gieo-khau-nghiep-la-tu-huy-hoai-phuc-bao-cua-chinh-minh-1

Dưới đây là 3 kiểu người dễ phạm phải khẩu nghiệp làm tổn hại phúc báo, đọc để biết thay đổi, tu luyện cho cuộc sống bình yên, may mắn hơn:

Nói năng tùy tiện

Rất nhiều người có thói quen nói năng tùy thích, nói quá nhiều nhưng không hề suy nghĩ trước khi nói, không phân tích lời nào nên nói lời nào không, lúc nào nên nói lúc nào nên im lặng.

Cổ nhân có câu "Nói quá nhiều tất sẽ nói lỡ", cho nên người nói nhiều dễ dẫn đến thị phi, xung đột.

Mỗi người nên học cách nói lời hay ý đẹp, biết lúc nào cần nói lúc nào nên im lặng. Với những sự việc không khẳng định được đúng sai thì không nên nói bừa, đừng vì tranh luận hơn thua mà gây ra họa lớn, mất đi tình nghĩa.

Trong cuộc sống hàng ngày, dù là bạn bè thân thiết hay người nhà, cũng không nên can dự quá nhiều vào chuyện riêng của họ. Quản được cái miệng, học cách im lặng đúng lúc chính là cách tạo ra phúc báo cho bản thân mình.

gieo-khau-nghiep-la-tu-huy-hoai-phuc-bao-cua-chinh-minh-2

Nói lời cay nghiệt

Khẩu đức rất quan trọng, mà nếu thiếu đi rất dễ phạm phải khẩu nghiệp. Thời xưa, muốn biết một người có vận tốt hay không, người ta xem người ấy có khẩu đức không.

Người hay nói lời cay nghiệt, chua ngoa, thậm chí nói những lời thiếu đạo đức cũng làm giảm đi phúc báo của bản thân. Dù không làm việc gì thất đức nhưng phúc báo của họ sẽ bị tiêu tan hết.

Theo đạo Phật giảng giải, nhân quả báo ứng, miệng của một người nói lời gì thì sẽ đắc được quả ấy. Kinh Phật dạy con người phải nói lời mềm dẻo, ôn nhu. Lời nói không nên quá cứng rắn, không được nói một đằng nghĩ một nẻo, càng không nên xoáy vào nỗi đau của người khác. Con người không ai hoàn mỹ, hãy tập trung vào ưu điểm của người khác thay vì chế nhạo những nhược điểm của họ.

Lời nói phản ánh nội tâm, nếu tâm bạn lương thiện thì lời nói sẽ không cay nghiệt. Nếu hôm nay bạn dùng lời nói cay nghiệt khiến người khác tổn thương thì biết đâu ngày mai bạn sẽ gặp phải cảnh đó.

gieo-khau-nghiep-la-tu-huy-hoai-phuc-bao-cua-chinh-minh-3

Nói lời oán giận

Đôi khi trong cuộc sống chúng ta gặp phải những sự việc không được như ý, khiến tâm bực dọc, buông lời oán giận. Nhưng bạn biết không, oán giận chính là điều vô dụng nhất trên đời này. Oán trời trách đất chỉ cho thấy bạn quá yếu đuối, hèn nhát, chứ không hề giải quyết được vấn đề của thực tại.

Người cứ gặp chuyện lại oán trách trời đất thì sẽ khó trưởng thành được. Bởi nếu luôn đổ tại khách quan, trách cứ người khác, thì bạn sẽ chẳng bao giờ biết nhìn nhận bản thân để sửa sai, tiến bộ.

Người xưa có câu "Thiên Đạo thù cần" tức đạo Trời sẽ ban thưởng cho người cần cù, cố gắng, chăm chỉ. Oán trách trời đất chỉ làm lãng phí thời gian của bản thân. Thường xuyên làm điều này sẽ khiến mất đi động lực cố gắng và khó có được vận khí tốt.

Thấm thía lời Phật dạy về tu khẩu 

Trong Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp rất nặng. Bởi một lời khi nói ra có thể khiến đối phương tổn thương sâu sắc, để lại nhiều hậu quả trong các mối quan hệ như tình yêu, công việc, gia đình, bạn bè,... 

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Khẩu nghiệp là nghiệp do miệng của mình sinh ra. Do lời nói của mình sinh ra mà tạo thành nghiệp. Khẩu nghiệp cũng rất nặng. Có khi một lời nói, người ta gọi là “lời nói là đọi máu”, có thể làm mất hết tất cả sự nghiệp của một người, có khi hủy hoại cuộc đời của người luôn. Và cũng có lời nói thì làm cho người ta nở mày nở mặt, người ta được thành tựu, công thành danh toại. Nên chúng ta thấy, lời nói quan trọng lắm! Đức Phật cũng từ lời nói, mà làm Phật Pháp được lan tỏa; còn chúng ta thì dùng cái miệng này để tạo ác nghiệp”.

gieo-khau-nghiep-la-tu-huy-hoai-phuc-bao-cua-chinh-minh-4

Phật dạy: “Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người. Hoạ từ miệng mà ra...”

Nặng:

Ăn không nói có

Nói lời hung ác

Nói lưỡi đôi chiều

Nói lời thêu dệt

Nhẹ:

Ăn uống cầu kỳ (cứ con gì cũng ăn cho ngon, cho no đi)

Phê bình khen chê

Rêu rao tứ chúng.

Hậu quả của khẩu nghiệp cũng vô cùng kinh khiếp. Không dương thì âm, sớm hay muộn thì cũng đều có báo ứng.

Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Chửi bới và nói xấu hay đi rêu rao về người khác mà người ta không phản ứng, hay không biết, thì như kẻ tự ngửa cổ lên trời phun nước bọt, rồi chỉ rơi trúng mặt mình. 

Vậy tốt nhất không nên đi nói xấu ai khắp mọi nơi, dù họ có làm điều không tốt thật, mà không gây hại đến bản thân mình và cộng đồng. Bởi ngậm máu phun người, thì tanh mồm mình trước.

Gieo nhân nào gặp quả ấy, đừng vì đôi lời nói ra phút chốc mà gánh nghiệp cả đời.

Khẩu nghiệp là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành.

  • Là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chứng đạo.
  • Là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho việc tu hành.
  • Là nghiệp lực chính yếu đưa ta đọa xuống ác đạo.
  • Là sức mạnh ngăn trở lớn nhất cho việc vãng sanh.
  • Khiến cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi không ngừng.
  • Khiến cho Tăng đoàn không hòa hợp, Đạo Pháp không hưng thịnh.
  • Khiến chúng sanh thoái mất đạo tâm, đoạn mất thiện căn làm người

Xem thêm: "Phúc đức tại mẫu", mẹ làm được 3 điều này con cái hưởng phúc báo đời đời

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận