Lời Phật dạy: Bệnh tật do ăn uống vô độ mà ra

Ăn uống không có chừng mực là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, mỗi người hãy chọn cho mình một phương pháp ăn uống phù hợp để tốt cho sức khỏe.

Loan Nguyễn
18:19 18/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phật dạy cần phải biết tiết độ khi ăn uống

Chuyện kể rằng vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), vương quốc Kosala có thói quen ăn uống vô độ với các bữa ăn thịnh soạn. Một ngày nọ, sau khi ăn xong, no đủ, thỏa thích, vua đi đến gặp Thế Tôn. Sau khi đến, nhà vua đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Đức Thế Tôn biết vua Pasenadi đã ăn xong, no đủ, thỏa thích, Ngài hỏi vua:

- Đại vương đến đây mà chưa ngủ nghỉ ư?

- Bạch Thế Tôn không phải như vậy, nhưng con luôn cảm thấy khó chịu, khổ sở sau khi ăn xong.

- Này đại vương! Ăn uống quá độ thường mang lại sự khổ nhọc

Đức Thế Tôn nói kệ:

Người ưa ngủ, ăn lớn,

Nằm lăn lóc qua lại,

Chẳng khác heo no bụng,

Kẻ ngu nhập thai mãi.

loi-phat-day-benh-tat-do-an-uong-vo-do-ma-ra-1

Đức Phật dạy tiếp: Đại vương cần phải giữ tiết độ khi ăn uống. Đó là điều tốt. Ngài nói tiếp câu kệ:

Con người thường chánh niệm,

Ðược ăn, biết phải chăng,

Chừng mực, cảm thọ mạnh,

Già chậm, tuổi thọ dài.

Vua Pasenadi nước Kosala gọi vương tử Sudassana (Tu Đa Na) cháu của nhà vua và cũng là người hầu cận, bảo:

- Này ông, hãy ghi nhớ bài kệ của đức Thế Tôn. Từ nay, mỗi khi dọn ăn cho ta, hãy đọc lên bài kệ ấy.

- Thưa vâng đại vương.

Vương tử Sudassana vâng đáp vua Pasenadi, học thuộc lòng bài kệ này từ đức Phật, và mỗi khi dọn cơm cho nhà vua, đọc lên bài kệ này:

Con người thường chánh niệm

Được ăn biết phải chăng Chừng mực, cảm thọ mạnh

Già chậm tuổi thọ dài.

Vua Pasenadi nghe lời nhắc nhở, tuần tự hạn chế sự ăn uống, cho đến khi chỉ ăn nhiều nhất là một Malika (một chén cơm). Sau một thời gian, thân thể nhà vua được khỏe mạnh, nhà vua tự tay bóp chân tay và nói nên lời cảm hứng sau đây: “Ôi đức Thế Tôn, thật sự thương tưởng nghĩ đến lợi ích cho ta, cả hai đời hiện tại và vị lai!”.

Theo chú giải kinh Pháp Cú (Kệ 204) có kể tiếp rằng, sau đó vua Pasenadi đến bạch đức Phật và được Ngài dạy: Sức khỏe là hạnh phúc lớn nhất mà mọi người mong muốn. Bằng lòng với những gì hiện có là giàu có nhất. Trung tín là điều tốt nhất khi giao hảo. Nhưng không có hạnh phúc nào có thể so sánh với Niết-bàn.

Ăn uống thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn uống quá độ là nguồn gốc của béo phì, tăng tốc lão hóa và tác động xấu đến sức khỏe. Vậy mọi người hãy chọn cho mình một phương pháp ăn uống phù hợp, ăn uống có chừng mực, có chánh niệm để đảm bảo sức khỏe và tránh được bệnh tật.

Lời Phật dạy, dù ăn mặn hay ăn chay chúng ta cũng nên ăn uống đơn giản, đạm bạc để dành nhiều thời gian cho việc tu học và làm lợi ích cho tất cả mọi người. Con người muốn sống một cuộc đời an nhàn, tự tại không nên lệ thuộc quá nhiều vào việc ăn uống.

loi-phat-day-benh-tat-do-an-uong-vo-do-ma-ra-2

Cho nên, người tu theo đạo Phật dù tại gia hay xuất gia, chúng ta cũng phải ý thức được chỗ này mỗi khi ăn uống. Khi ăn chúng ta chỉ biết mình đang ăn mặn lạt, chua cay, ngọt đắng, ngon dở ta đều biết rõ ràng. Lúc ăn ta quan niệm rằng ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn, nhờ vậy ta làm chủ trong khi ăn uống không bị lòng tham sai sử, do đó sống đơn giản đạm bạc.

Người cư sĩ tại gia nên ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít thịt ít cá và phải biết chọn lựa loại nào ít nhiễm độc, vì một số lớn các bệnh tật phát xuất từ việc ăn uống không điều độ hay không biết chọn lựa thức ăn tinh khiết. Chúng ta hạn chế bớt các chất béo sẽ tránh được bệnh tim, huyết áp cao và ung thư gan.

Để quân bình trong cuộc sống ăn uống hằng ngày, cơ thể chúng ta cần có đủ chất bổ đến từ thịt, cá và chất xơ trong các thứ rau, đậu và trái cây. Chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng và loại bỏ các thứ mỡ không cần thiết cho cơ thể. Nói chung, thức ăn kho và luộc tốt hơn là chiên, xào, nướng. Ngoài ra, chúng ta nên để ý cách dùng các gia vị âm dương trong nghệ thuật nấu nướng và ăn uống của người Việt Nam. Theo đó, các loại thịt cá thuộc loại âm thường được nấu với các thứ gia vị và rau thuộc loại dương và ngược lại.

Đối với thức ăn vật chất, đức Phật dạy mọi người không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, không nên ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Cách thức ăn uống của người Việt tương đối lành mạnh nhưng chế độ ăn uống thường mang tính cách theo thói quen, ngon miệng, hợp khẩu vị mà có thể thiếu các chất bổ dưỡng cần thiết hoặc dư chất bổ dưỡng.

Xem thêm: Tu tâm dưỡng tính thay đổi vận mệnh con người như thế nào?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận