13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đỗ Thu Nga
11:22 22/05/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hạnh đầu đà là gì?

Thời gian gần đây, cụm từ "hạnh đầu đà" xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Pháp tu hành xuất hiện khi cộng đồng mạng đưa thông tin về người đàn ông lấy pháp danh Thích Minh Tuệ đang thực hiện đi vòng quanh đất nước để tu hạnh đầu đà. 

Vậy, trong chúng ta (những người không phải là Phật tử, chưa tìm hiểu sâu về Đạo Phật...) có biết tu hạnh đầu đà là gì không, tu hạnh đầu đà có ý nghĩa gì?

Theo tìm hiểu, "đầu đà" là tiếng phiên âm ra từ Nam phạn (Pāli) do nơi chữ Dhuta. Có nghĩa là thiêu đốt ái dục, phiền não. Chữ anga có nghĩa là phần pháp nhay pháp môn để thực hành, 2 chữ này khi ráp vần lại thành ra Dhuta_anga: dhutanga mà tiếng này người mình đọc trái lại là đầu đà hay là “tà đông”, có nghĩa là phần pháp thực hành để thiêu đốt ái dục và phiền não.

13-hanh-dau-da-hay-12-hanh-dau-da-5

Đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh, cho nên cũng được gọi là "hạnh đầu đà". Tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thân tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề trong cuộc sống là cơm nước, quần áo và chỗ ở. 

Pháp đầu đà có 4 đặc tính là: appicchatā: tiết độ, tư cách của người không ham muốn hay là ít tham muốn; santuṭṭhitā: tri túc, tư cách của người chỉ vui thích vật đã được, đã có dầu xấu dầu tốt không mong muốn cái khác; sallekhatā: trau dồi, tư cách người cố gắng dồi mài dứt bỏ phiền não cho nhẹ bớt; pavivekatā: yên tịnh, tư cách người làm cho tâm được yên tịnh vắng lặng. Bốn điều trên đây là đặc tính để đo lường của người hành pháp đầu đà có đúng theo những đức tánh ấy không.

Các vị tỳ kheo thường tu tập theo pháp đầu đà còn được gọi là chư vị "đầu đà". Trong sinh hoạt thường nhật, người tu hạnh đầu đà phải chấp hành 12 điều quy định - được gọi là 13 hạnh đầu đà (có nơi ghi là 12).

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà và ý nghĩa của pháp tu hạnh đầu đà là gì?

Hòa thượng Thích Chân Tính cho biết, trong Phật Quang đại từ điển có nêu người tu hạnh đầu đà thực hành 12 pháp khổ hạnh. Còn trong Thanh Tịnh Đạo Luận người tu hạnh đầu đà chuyên hành trì 13 pháp khổ hạnh. 

13 pháp khổ hạnh đó là:

1. Hạnh mặc y phấn tảo: nghĩa là vải may y nhặt ở lề đường, nghĩa địa, đống rác...

2. Hạnh ba y: nghĩa là sử dụng những miếng vải chắp vá lại thành y. Chỉ dùng ba y không nhận thêm y thứ tư.

3. Hạnh khất thực: nghĩa là dùng thức ăn bằng cách đi xin. Xin ngày nào ăn ngày đó không để dành.

4. Hạnh khất thực từng nhà: nghĩa là đi khất thực theo thứ tự, không phân biệt giàu nghèo.

5. Hạnh nhất tọa thực: nghĩa là ngồi ăn chỉ một lần, khi đã đứng lên rồi thì không ngồi xuống ăn lại. Hoặc không ăn nhiều lần trong ngày.

13-hanh-dau-da-hay-12-hanh-dau-da-8

6. Hạnh ăn bằng bát: Chỉ ăn những thức ăn xin được trong bình bát, không nhận bát thứ hai.

7. Hạnh không để dành đồ ăn: không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong.

8. Hạnh ở rừng: nghĩa là chỉ ở rừng không ở làng xóm.

9. Hạnh sống bên gốc cây: nghĩa là chỉ ở gốc cây, không sống ở nhà.

10. Hạnh ở giữa trời: nghĩa là chỉ ở ngoài trời không sống trong nhà, dưới tán cây.

11. Hạnh ở nghĩa địa: nghĩa là chỉ sống ở nghĩa địa.

12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng được.

13. Hạnh ngồi không nằm: nghĩa là chỉ ngồi không nằm, khi ngủ cũng trong tư thế ngồi.

Theo như lời của Hòa thượng Thích Chân Tính, có thể tóm tắt về 13 hạnh đầu đà như sau:

Thứ nhất, về ăn mặc: Người tu theo hạnh đầu đà chỉ mặc ba y, không nhận thêm y thứ tư. Vải lượm ở nghĩa địa, ngoài đường, đống rác về chắp vá khâu lại thành y phục để mặc, gọi là y phấn tảo. Không nhận y do thí chủ may sẵn cho.

Thứ hai, về ăn uống: Người tu hạnh đầu đà chỉ ăn thức ăn trong bình bát, ăn bằng cách đi khất thực, khi khất thực phải đi tuần tự từng nhà, không phân biệt nhà giàu hay nhà nghèo, không phân biệt thực phẩm ngon dở, ăn ngày một bữa, ngồi ăn chỉ một lần, khi đã đưng lên rồi thì không ngồi xuống ăn lại. Không cất chứa hoặc để dành thức ăn qua ngày hôm sau.

Thứ ba, về việc tu: Người tu hạnh đầu đà ở gốc cây, ở rừng, ở nghĩa địa, ở giữa trời, ở chỗ nào cũng được miễn là an toàn, an ninh, đặc biệt chỉ ngồi không nằm khi ngủ cũng trong tư thế ngồi.

Đức Phật tán dương hạnh đầu đà

Những ai kham nhẫn được với sự thanh bần, thực hành hạnh đầu đà đến trọn đời vẫn được Thế Tôn ca ngợi.

Trong hàng đệ tử Phật, Tôn giả Đại Ca-diếp đã trọn đời giữ hạnh đầu-đà. Dù rằng, lúc tuổi cao sức yếu, đạo giải thoát đã viên mãn, và chính Như Lai có lời khuyên “nên bỏ hạnh khất thực, cho đến các hạnh đầu-đà, mà nên nhận lời mời của các trưởng giả và nhận y áo” nhưng Tôn giả vẫn giữ vững công hạnh. Một phần vì Tôn giả vốn đã quen với hạnh đầu-đà, nhưng quan trọng hơn, có lẽ Tôn giả ngầm gửi một lời nhắn nhủ sâu xa đến hàng hậu thế chúng ta hiện nay.

“Một thời Phật ở thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà, cùng với đại chúng Tỳ-kheo năm trăm vị.

13-hanh-dau-da-hay-12-hanh-dau-da-4

Bấy giờ Tôn giả Đại Ca-diếp trụ A-lan-nhã. Đến giờ khất thực, Tôn giả không phân biệt giàu nghèo. Tôn giả ở một nơi, ngồi một chỗ hoặc dưới gốc cây, hoặc ngoài đồng trống, hoặc ở chỗ vắng vẻ trọn không dời đổi, mặc áo năm mảnh, hoặc giữ ba y, hoặc ở gò mả, hoặc ăn một bữa, hoặc ăn chính ngọ, hoặc hành đầu-đà mặc dù tuổi cao già cả. Bấy giờ Tôn giả Đại Ca-diếp ăn xong liền đến dưới một cội cây thiền định, thiền định xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa sang y phục, đi đến chỗ Thế Tôn. Bấy giờ Thế Tôn từ xa trông thấy Ca-diếp đến. Thế Tôn bảo rằng:

- Khéo đến, Ca-diếp!

Ca-diếp đến chỗ Phật cúi lạy rồi ngồi một bên. Thế Tôn dạy rằng:

- Ca-diếp! Nay Thầy đã lớn tuổi, già cả, quá suy, lọm khọm, vậy Thầy nên bỏ hạnh khất thực, cho đến các hạnh đầu-đà, mà nên nhận lời mời của các trưởng giả và nhận y áo.

Ca-diếp đáp:

- Con không dám theo lời Như Lai dạy. Vì sao? Vì nếu Như Lai không thành đạo Vô thượng Chánh chân, thì con ắt thành Bích-chi Phật, mà Bích-chi Phật trọn hành A-lan-nhã. Đến giờ khất thực, con không phân biệt giàu, nghèo. Con ở một nơi, ngồi một chỗ hoặc ngồi dưới gốc cây, hoặc ngoài đồng trống, hoặc chỗ vắng vẻ trọn chẳng dời đổi, hoặc mặc áo năm mảnh, hoặc giữ ba y, hoặc ở gò mả, hoặc ăn một bữa, hoặc ăn đúng ngọ, hoặc hành đầu-đà. Nay con chẳng dám bỏ thói cũ mà học hạnh khác.

Thế Tôn bảo rằng:

- Lành thay! Lành thay, Ca-diếp! Thầy có nhiều lợi ích, độ người vô lượng, rộng đến tất cả Trời, Người đều được độ. Vì sao? Ca-diếp! Nếu hạnh đầu-đà này được ở đời thì pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời. Nếu có pháp ở đời, thì thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm. Cũng vậy, thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đạo Tam thừa đều còn ở đời. Này các Tỳ-kheo, hãy học như Ca-diếp tu tập.

Như vậy, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Nhập đạo,

VNCPHVN ấn hành, 1997, tr145)

Xem thêm: Đức Phật dạy về 4 kiểu người ở đời: Kiểu đầu đáng quý, kiểu cuối đáng thương

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận