Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Diệu Nguyễn
09:26 15/08/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tấn phong Giáo phẩm là gì?

Trích từ Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt nam tu chỉnh lần thứ 7 như sau:

Điều 68. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội phê chuẩn danh sách tấn phong hàng giáo phẩm Hòa thượng đối với các vị Thượng tọa và Ni trưởng đối với các vị Ni sư tuổi đời từ 60 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 69. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội phê chuẩn tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức và Ni sư đối với các vị Sư cô có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 70. Thủ tục tấn phong hàng giáo phẩm do Ban Trị sự cấp tỉnh đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương Giáo hội, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê chuẩn tấn phong bằng nghị quyết Hội nghị và nghị quyết Đại hội. Giáo chỉ tấn phong do Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn ký và có giá trị trọn đời.

Trong trường hợp đặc biệt, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh xem xét phê chuẩn tấn phong giáo phẩm trước thời hạn trên cơ sở đề nghị của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, trình Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành giáo chỉ.

Quy-dinh-ve-viec-tan-phong-Giao-pham-Thuong-toa-Giao-hoi-PGVN (2)

Các trường hợp đặc biệt được xét đặc cách tấn phong trước 3 năm theo Hạ lạp:

- Chư tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự.

- Chư tôn đức là Tổng Thư ký; Phó Tổng Thư ký; Trưởng Ban chuyên môn Trung ương; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam.

- Chư tôn đức là Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.

- Tăng Ni trụ trì các chùa thuộc vùng biên giới, hải đảo phải có thời gian trụ trì từ 2 năm trở lên.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội phê chuẩn tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thủ tục tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Những Tăng hội đủ điều kiện theo quy định của Hiến chương, Quy chế Ban Tăng sự T.Ư, các Ban tiến hành lập hồ sơ và danh sách đăng ký việc tấn phong giáo phẩm với T.Ư GHPGVN; thông báo việc tấn phong giáo phẩm với Ủy ban Nhân dân, Ban Tôn giáo tỉnh, thành phố.

Hồ sơ được lập thành 3 bộ, gồm có: Lý lịch trích ngang (có xác nhận của chính quyền địa phương); phiếu lý lịch tư pháp số 1; bản sao chứng điệp kiết hạ, giáo chỉ tấn phong Thượng tọa (đối với tấn phong giáo phẩm Hòa thượng); bản sao giấy chứng nhận Tăng/chứng điệp thọ giới Tỳ-kheo/Tỳ-kheo-ni, chứng điệp kiết hạ (hoặc xác nhận của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh/thành phố có đủ thời gian an cư kiết hạ theo quy định tấn phong, đối với tấn phong giáo phẩm Thượng tọa); Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị và danh sách Tăng được đề nghị tấn phong giáo phẩm.

Các trường hợp không hội đủ điều kiện theo quy định, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Tăng sự T.Ư không trình Hội nghị xem xét, thông qua.

Thượng tọa là gì?

Thượng tọa là một danh hiệu để chỉ các Tăng sĩ Phật giáo. Đó là người đã thọ Tỳ kheo giới, nên còn gọi chung là Tỳ kheo.

Thượng tọa dùng để chỉ một người cao tuổi đã đạt dược 4 tiêu chuẩn sau:

- Đức hạnh cao

- Nắm vững giáo lý căn bản của Phật giáo

- Nắm vững các phép Thiền định

- Người đã từ diệt những lậu hoặc, phiền não và đạt được trạng thái giải thoát.

Tuy nhiên, danh hiệu Thượng toạ được dùng sau này không hẳn là theo tất cả các tiêu chuẩn trên, thường chỉ để dùng cho các Tỉ-khâu có danh tiếng, cao tuổi hạ (như Hòa thượng). Trong Thiền tông, là danh hiệu kính cẩn để gọi thầy của mình hoặc chỉ về phái Thượng toạ bộ. Trong tiếng Anh, Thượng tọa là thera, và Giáo hội Phật giáo Việt Nam dùng từ "Venerable" để chỉ thượng toạ.

(Tổng hhợp)

Xem thêm: Vu Lan báo hiếu cầu siêu đem lại an lạc cho mọi vong linh

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận