9 cách tích đức đơn giản giúp bạn hưởng phúc báo cả đời

Có rất nhiều cách tích đức đơn giản, không tốn tiền mà lại tạo ra phúc báo lâu dài, mỗi người nên tu dưỡng hàng ngày.

Loan Nguyễn
11:03 24/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo lời Phật dạy, người tích đức kiếp này có thể nhận phúc báo phát tài, làm đại quan ở kiếp sau. Những người tu luyện cũng hay bàn về chuyện giữ gìn đạo đức, tính tình để tạo lập cơ sở tu hành, sau này có hy vọng nhảy thoát khỏi vòng luân hồi, bể khổ.

Chính vì thế, bạn hãy học cách tích đức, hành thiện, vừa là giúp người, vừa là giữ thêm cho mình phúc báo về sau. 

loi-phat-day-ve-cach-tich-duc-tao-phuc-bao-1

Dưới đây là những cách tích đức đơn giản tạo phúc báo đời đời mỗi người nên tu dưỡng hàng ngày:

1. Biết lắng nghe

Cổ nhân có câu: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít” để khuyên răn con người ta nên quan sát thấu hiểu và nói đúng lúc.

Người biết lắng nghe chính là biết nhường nhịn, tôn trọng và nghĩ cho người khác. Chỉ khi đủ kiên nhẫn lắng nghe người khác nói, bạn mới có thể thấu hiểu, yêu thương họ.

Lời Phật dạy, sự lắng nghe sẽ là câu trả lời tuyệt vời nhất cho những mâu thuẫn, khổ đau, buồn bực trong đời. Không thể lắng nghe chính là không thể nhẫn nại. Không thể nhẫn nại thì cũng chẳng thể nào làm được việc lớn.

Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người cần tu dưỡng cho mình đạo lý biết lắng nghe, biết lúc nào nên nói, lúc nào nên im lặng.

2. Biết thấu hiểu 

Thấu hiểu người khác là điều không phải ai cũng làm được. Nhu cầu của con người được thừa nhận, được người khác thấu hiểu. Hãy luôn đặt mình vào người khác để hiểu cảm nhận của họ, những cảm giác mình không muốn chịu thì tốt nhất không làm với những khác.

Nếu hiểu được tâm tình, tâm sự của đối phương, bạn sẽ biết cách mang đến hạnh phúc cho họ, cũng sẽ biết cách sống đẹp hơn, tu sửa mình tốt hơn.

loi-phat-day-ve-cach-tich-duc-tao-phuc-bao-2

3. Giữ thể diện cho người khác

Người phương Đông rất coi trọng thể diện nên trong đời sống hàng ngày bạn cần rèn cho mình sự tôn trọng và giữ thể diện cho người khác. Không nể mặt chính là thái độ vô lễ lớn nhất mà con người tối kỵ gây ra với người khác.

Đừng bao giờ làm tổn thương thể diện của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường. Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một tội lỗi đẩy người ta đến đường cùng.

Chính vì vậy, ngay cả khi bạn thấy đõ điều gì đó về một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra mà bình tĩnh chờ lúc phù hợp mà nói. 

4. Tin tưởng người khác

Cổ nhân nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người”.

Nếu một người có tính đa nghi thì rất khó có được bạn chân thành bởi họ luôn hoài nghi bất kỳ điều gì bất kỳ người nào mà họ kết giao và có tâm thế đề phòng.

Chúng ta nên chọn bạn mà chơi và khi đã chơi cùng thì nên tín nhiệm bạn. Đồng thời, mỗi người nên xây dựng chữ Tín cho bản thân. Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc. Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công. 

5. Sống chân thành

Sự chân thành có lẽ là thứ đáng quý khó tìm ở đời này. Sự thành thật chính là cái gốc làm người. Giữ chữ tín, sống chân thành, bạn sẽ thu phục được lòng người, được yêu mến, và có nhiều cơ hội để thành công.

Nên nhớ, đem chân thành mà đối đãi với người đời, ắt quả ngọt phúc báo sẽ đến với bạn trong tương lai. Người không thành thật sẽ khó mà tồn tại, càng không bao giờ tìm được tri kỷ. 

loi-phat-day-ve-cach-tich-duc-tao-phuc-bao-3

6. Khiêm tốn

Người xưa nói, người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch. Hãy tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi và học cách buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ.

Bạn cũng không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình. Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau là đừng đắc ý, nên khiêm nhường một chút, mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn.

7. Biết nói lời cảm ơn

Người biết nói lời cảm ơn sẽ luôn tạo được thiện cảm trong mắt người khác. Để tích đức tạo phúc báo trong tương lai, hãy bắt đầu bằng việc nói lời cảm ơn đối với những gì xảy đến, kể cả những việc nhỏ nhặt nhất thường ngày.

Cảm ơn ở đây không chỉ dành cho ân nhân, người giúp đỡ bạn mà còn cảm ơn cả những người đối xử tệ với bạn, đó chính là biểu hiện của người có chí khí, bản lĩnh. Người tốt dạy bạn biết yêu thương, người xấu dạy bạn thêm mạnh mẽ.

loi-phat-day-ve-cach-tich-duc-tao-phuc-bao-4

8. Tôn trọng người khác

Hãy luôn đặt sự tự tôn của người khác ở vị trí cao nhất, thậm chí cao hơn chính bản thân mình. Sự tôn nghiêm của một người chính là phẩm giá và đạo đức, đôi khi là sinh mệnh của họ. Đừng bao giờ mạo phạm người khác nếu không muốn chính mình cũng bị mạo phạm. Đối với những kẻ yếu hơn, lại càng phải tôn trọng, trân quý họ.

Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác. Làm được như vậy thì chính là bạn đã có phẩm chất của một người quân tử. Người quân tử chính là tôn trọng kẻ yếu, không sợ kẻ mạnh, là nghĩ cho người trước, nghĩ đến mình sau.

9. Khoan dung

Khoan dung là điều cần tu dưỡng mỗi ngày, đây là một trong những đức tính hàng đầu của người quân tử.

Lòng khoan dung có sức mạnh to lớn, nó có thể cải biến một con người lầm lỗi trở nên chân chính. Nó cũng có thể hoán cải một tâm hồn gỗ đá, chai sạn vì hận thù trở nên tươi đẹp, yêu đời hơn.

Khoan dung không chỉ là biết nghĩ cho người khác, biết gia ân cho kẻ thù mà còn chính là biết nghĩ cho mình, biết cởi trói cho mình. 

Lời Phật dạy, nếu không thể khoan dung người khác, chứng tỏ rằng trong bạn còn có nhiều mối hận, chứng tỏ lòng dạ của bạn vẫn chưa đủ rộng lượng, khoáng đạt. Giữ hận thù trong người chính là ấp ủ thuốc độc, đầu độc chính mình, tích tụ nghiệp xấu.

Xem thêm: Vì sao người "ở hiền" nhưng không "gặp lành"?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận