5 quy tắc vàng để nuôi dạy nên những đứa trẻ tử tế theo lời Đức Phật

Nuôi dạy con là cả quá trình, để tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời các bậc cha mẹ cần nhớ những nguyên tắc theo lời Phật dạy dưới đây.

Loan Nguyễn
10:15 24/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Biết hy sinh

Nguyên tắc quan trọng đầu tiên khi dạy con đó là cha mẹ phải biết từ bỏ những thú vui của bản thân khi cần thiết để dành thời gian cho con cái.

Con người ai cũng có những sở thích cá nhân, những thú vui cần thỏa mãn nhưng khi đã có con, bạn sẽ phải tự nguyện từ bỏ những cuộc vui thời son rỗi. Khi có con, cuộc sống làm cha mẹ của bạn sẽ không hề đơn giản, thậm chí mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần.

Trẻ con như tờ giấy trắng, sự giáo dục của bố mẹ rất quan trọng. Trẻ không những cần sự quản lý mà còn cần được chăm sóc và nuôi dưỡng. Làm bậc cha mẹ, nếu biết hy sinh sở thích bản thân, dồn tâm huyết và tình yêu thương cho trẻ những năm đầu đời, nhất định sau này trẻ sẽ là đứa con tuyệt vời.

Nếu bạn không dành đủ thời gian cho trẻ, không thể hiện tình yêu của mình đủ nhiều để bé cảm nhận được, bạn phó thác con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm nuôi thì bạn sẽ không có phép màu nào quay lại để bù đắp và cứu vãn sai lầm đã bỏ rơi con mình. 

nguyen-tac-day-con-theo-loi-phat-1

Là tấm gương tốt cho con

Làm cha mẹ không chỉ là chuyện dạy con mà còn và việc rèn mình. Theo lời Phật dạy, dù cha mẹ có dùng những lời hay ý đẹp thế nào để dạy con mà bản thân mình lại không làm gương thì cũng không có tác dụng gì.

Con cái là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha mẹ chúng. Nhà giáo dục Suhomlinski từng nói: “Mỗi khi nhìn thấy con trẻ chính là lúc bạn đang nhìn thấy chính mình. Bạn dạy con bạn cũng chính là đang tu sửa chính mình”.

Trẻ học theo những điều chúng ta nói, học cả cách cư xử của cha mẹ với mọi người xung quanh, cách chúng ta xử lý mọi vấn đề trong cuộc sống.

Dân gian có câu: Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình. Khi bạn trồng một cái cây, thấy lá trên cây vàng đi, bạn biết rằng đất đang khô, cần chúng ta tưới nước. Trong quá trình trưởng thành của trẻ, khi thấy trẻ gặp vấn đề, hãy tự hỏi: Phải chăng “đứa trẻ” bên trong tôi cũng đang gặp vấn đề?

Chính vì vậy, trước khi kỳ vọng có một đứa con trung thực, hiểu chuyện, biết kính trên nhường dưới, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, luôn phấn đấu và nỗ ʟực hết mình, cha mẹ ngẫm lại bản thân xem mình đã là một tấm gương tốt cho con hay chưa.

Tôn trọng con trẻ

Yêu thương con cái là bản năng của cha mẹ, không cần học cũng có thể làm được. Nhưng tôn trọng con lại là một loại giáo dưỡng tốt đẹp nhất mà mỗi bậc cha mẹ cần phải học tập lâu dài.

Là cha mẹ, không cần quá khắt khe với trẻ hay hà khắc với chính mình, điều đó sẽ khiến mối quan hệ trong gia đình trở nên căng thẳng.

Hãy để con trẻ được khám phá bản thân, làm những gì chúng yêu thích chứ đừng áp đặt.

Trong những việc nhỏ nhặt, nên để trẻ tự quyết định. Những việc lớn, việc quan trọng, nên để trẻ cùng tham gia thảo luận, nói lên ý kiến của mình. Chính sự bình đẳng này giúp trẻ cảm thấy nhận được sự tôn trọng của mọi người.

Việc tôn trọng trẻ còn thể hiện ở việc cho trẻ tự do, tự chủ trong các quyết định của mình. Chẳng hạn, bạn muốn con trở thành kỹ sư hay kiến trúc sư nhưng đó là chúng ta muốn, không hẳn đã là điều bọn trẻ muốn. Nếu bố mẹ bạn muốn bạn sống cuộc đời theo ý họ, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

Do đó, muốn nuôi dạy được những đứa trẻ tuyệt vời, với sự tự tin, mạnh mẽ và khao khát thể hiện mình, hãy tôn trọng và khuyến khích trẻ, để chúng được làm những gì chúng giỏi và chúng muốn.

nguyen-tac-day-con-theo-loi-phat-2

Để con tự lập

Lời Đức Phật dạy, chỉ có tự ta bước trên con đường của mình, ngoài bản thân ta thì chẳng ai có thể cứu được ta. 

Thế nhưng, nhiều bậc cha mẹ luôn lo lắng con còn nhỏ nên chưa thể làm tốt việc gì. Để mọi thứ được đúng ý mình, cha mẹ sẽ làm tất cả giúp con, dù những việc ấy các bé có thể làm trong khả năng, độ tuổi của mình. Bố mẹ càng lo lắng, lại vô tình lấy mất đi cơ hội tự lập của con, khiến trẻ sau này luôn sợ hãi trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Biết rằng cha mẹ nào cũng sẽ yêu thương con nhưng chắc chắn một điều bạn sẽ không thể nào thay con sống cuộc đời của chúng. Rèn con tự lập càng sớm càng tốt là cách để tạo nên những đứa trẻ mạnh mẽ sau này. Trẻ được rèn tự lập tương lai sẽ là những đứa trẻ mạnh mẽ, không gục ngã trước mọi biến cố cuộc đời.

Rèn sự tự lập cho con nên bắt đầu từ việc để trẻ tự đánh răng, rửa mặt, đi dép, mặc quần áo, đến khi con lớn hơn chút nữa, hãy để con làm việc nhà, dọn dẹp phòng của mình, nấu các món ăn đơn giản khi thời điểm đã thích hợp.

Trân trọng hiện tại

Đức Phật nói, "Đừng bám vào quá khứ, cũng đừng mơ tới tương lai, hãy tập trung vào hiện tại". 

Việc nuôi dạy con cũng có thể áp dụng nguyên tắc này. Trẻ con hồn nhiên nhưng lại là một đối tượng lĩnh hội tốt nhất lời dạy này của Đức Phật. Không giống như người lớn, lúc thì mơ tưởng đến quá khứ huy hoàng, lúc lại mơ tới tương lai sau này họ và con cái họ sẽ ra sao, trẻ con luôn biết tận hưởng mọi khoảnh khắc chúng đang có. 

Cha mẹ cũng nên bắt đầu từ chính ngôi nhà và cuộc sống hàng ngày của chúng ta để tạo cho trẻ những suy nghĩ tích cực và cảm nhận được tình yêu thương của bạn. Đó sẽ là những chất dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho sự phát triển của chúng.

Hãy thử áp dụng từ những việc nhỏ nhất, chẳng hạn, khi mặc quần áo cho con, đừng phàn nàn về chuyện con đã nghịch bẩn ra sao, hãy cho con thấy sự trìu mến và bao bọc của cha mẹ. 

Khi cùng con nấu ăn và thưởng thức các món ăn, bố mẹ đừng nghĩ đến những kỳ vọng trong học tập, thay vào đó, hãy nói về loại đồ ăn này ngon ra sao, giây phút này vui vẻ đến thế nào.

Xem thêm: Lời Phật dạy: Muốn sống vui khỏe, sống thọ phải ghi nhớ 10 điều sau

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận