Lời Phật dạy: Lòng tham càng lớn, phúc đức càng tiêu tán

Những lời Phật dạy về lòng tham và quả báo từ lòng tham sẽ giúp cho những người con Phật biết tu dưỡng để tránh được nghiệp duyên oan nghiệt trong tương lai.

Loan Nguyễn
15:30 23/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lòng tham là gì?

Lời Phật dạy: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si”. Trong đó, tham đứng hàng đầu, bởi phàm là con người ở đời; ai cũng có lòng tham. Từ chữ tham mới nổi lên sân hận; mới khiến con người si mê u tối; từ đó gây nên nghiệp ác.

Theo Phật pháp, tham là sự đắm say, sự ham muốn, sự đam mê một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham nằm ở 5 nhu cầu của con người: Tài (tài sản), sắc (sắc đẹp, hình thức bên ngoài), danh (danh thơm, tiếng tốt), thực (ăn uống), thùy (ngủ nghỉ). 

Khi ham muốn về một trong thứ này dâng lên cao hơn mức bình thường, con người sẽ nảy sinh lòng tham và được hiển hiện với những hành động, lời nói của mình.

loi-phat-day-ve-long-tham-cua-con-nguoi-1

Lòng tham chia thành hai loại:

- Tham lam: Là khát vọng, mong muốn những thứ chưa thuộc về mình nhưng bằng cách cố gắng để đạt được nó mà không làm hại đến ai. 

- Gian tham: Là vật đó của người khác nhưng chúng ta nghĩ cách để chiếm đoạt nó bằng nhiều thủ đoạn khác nhau gây hại cho người khác. 

Đức Phật khuyên chúng ta không ham muốn một cách phi pháp. Nghĩa là người Phật tử chúng ta không gian tham là người tốt rồi bởi chúng ta chỉ đang nằm trong tính thiện tương đối chứ chưa phải là tuyệt đối.

Nhân quả báo ứng của lòng tham

Tham lam không phải là bản chất của con người. Nhân chi sơ, tính bổn thiện. Con người sinh ra thuần khiết như tờ giấy trắng, trái tim thuần hậu và thiện lương. 

Lòng tham lớn dần lên theo năm tháng, qua những bể dâu mà mỗi người gặp phải. Người không biết tiết chế lòng tham thì lòng tham cứ lớn dần mãi lên, đưa lối dẫn đường đến những hành động sai trái.

loi-phat-day-ve-long-tham-cua-con-nguoi-2

Kẻ tham nhũng trộm cắp thì tù tội, kẻ cờ bạc cá độ thì bần hàn, người tham quyền cao chức trọng rồi cuối cùng cũng chẳng còn được gì, gia đình bất hòa, xã hội bất dung.

Người giàu sang có tiền của bo bo giữ gìn, sống ích kỷ với kẻ ăn người làm, tằn tiện bố thí, khi bị mất của thì đám ngực khóc than, mất ăn mất ngủ. Lại có người giàu có bạc vạn mà chỉ chăm chút để dành, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc.

Quan lại, người có chức tước vì lòng tham mà bớt xén của công, ăn của hối lộ, bóc lột sức lao động người khác.

Người vì lòng tham mà lao vào cờ bạc, cá độ, lô đề, dẫn đến tán gia bại sản.

Phật dạy rằng, tham lam càng nhiều thì báo ứng càng lớn. Luật nhân quả của lòng tham thường được trả ngay trong kiếp này, qua rất nhiều minh chứng thực tế trong đời sống mà hàng ngày chúng ta vẫn thấy. 

Tu dưỡng thế nào để không bị lòng tham chi phối?

Tham có nhiều tầng nghĩa và mức độ khác nhau. Không hẳn một người không trộm cắp, chiếm đoạt của ai là không tham và đinh ninh rằng mình là người tốt.

Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người không tham muốn thì được thành tựu những điều tốt đẹp sau đây: Ba nghiệp thân, khẩu, ý được tự tại, của cải không bị mất mát, hưởng phúc đức và những sự tốt đẹp sẽ đến với mình, mặc dù mình không mong ước.

Đức Phật còn dạy là đừng để tham và sân, đừng để tội lỗi lôi mình vào cảnh khổ. Tội lỗi ở đây nghịch nghĩa với chánh hạnh, là không theo giáo pháp, trong câu sau này có nghĩa là sân hận.

loi-phat-day-ve-long-tham-cua-con-nguoi-3

Một người muốn hạn chế sự chi phối của lòng tham cũng như giáo dục thế hệ mai sau không rơi vào những sự tham lam quá đà, cần tu dưỡng bản thân mỗi ngày theo các điều sau:

- Giáo dục về Đạo đức - Nhân quả - Tội phước: Để hạn chế đi sự tham lam hay sự gian tham của chúng ta .

- Khuyến khích cho người khác sống phải biết ban tặng - chia sẻ - bố thí: Một người sống vì người khác thì ít có những hành vi lừa đảo, dối trá để chiếm hữu một cách bất hợp pháp .

- Một người có nhận thức sống là Tri túc - biết đủ thì sẽ giảm thiểu gần như tối đa các việc chi phối của Tham lam - Gian tham và cả lòng tham.

Nếu một người đạt được nhận thức về Vô ngã và ứng dụng cách sống theo tinh thần vô ngã thì mức độ loại bỏ triệt để lòng tham sẽ là tuyệt đối.

Xem thêm: Phúc họa từ miệng mà ra, 3 kiểu người đang tự hủy hoại phúc báo của mình

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận