Có tài cũng khổ, bất tài cũng khổ, chỉ có người đạo đức là an nhiên tự tại

Người tài giỏi bị ghen ghét dễ gặp cảnh tai ương, còn kẻ bất tài lại thường vất vả kiếm kế sinh nhai, bị người đời khinh rẻ. Có tài cũng khổ mà bất tài cũng khổ. Một người muốn thoát khổ, không phải ở chỗ có tài hay không.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện kể rằng, một hôm Trang Tử cùng với học trò đi chơi ở trong núi. Trên đường đi, thấy một cây to, cành lá rườm rà. Người đốn gỗ chống búa đứng ở bên cạnh cái cây mà không chặt.

Trang Tử hỏi: "Sao không chặt cây này thế?".

Người đốn gỗ đáp: "Cây này tuy thế, mà gỗ xấu không dùng được việc".

Trang Tử nói: "Cây này chỉ vì không ra gì mà sống lâu được mãi".

Sau khi ra khỏi núi Trang Tử vào chơi nhà một người quen. Chủ nhà vui mừng, bảo đầy tớ đem chim nhạn làm thịt.

Thằng nhỏ hỏi: "Một con gáy được, một con không gáy, thì làm thịt con nào?".

Chủ bảo: "Làm con không gáy".

Ngày hôm sau, học trò có thắc mắc trong lòng, bèn hỏi Trang Tử: "Cái cây ở núi vì bất tài mà được sống lâu, con nhạn ở nhà chủ vì bất tài mà phải giết chết. Giá như tiên sinh xử vào địa vị nào?".

Trang Tử cười, rồi nói: "Ta xử vào trong cái khoảng tài và bất tài. Như vậy, thì tránh khỏi được tai nạn, song chưa phải là kế vạn toàn. Chỉ những bậc đạo đức cao xa, không quản khen chê, lúc như rồng, lúc như rắn, không hẳn rõ ra tài hay bất tài, lúc lên, lúc xuống, chỉ cốt lấy đức hòa làm mực, siêu việt cả muôn vật, tuy là người mà lại khác người… Những bậc như thế, thì còn gì lụy đến thân được.

Còn thói đời thường tình lại chẳng thể như thế. Hợp với người, thì có lúc lìa; làm nên việc, thì có người chê; ngay thẳng thì bị đè nén; tôn trọng thì bị chê bai; làm, thì có kẻ phá; giỏi, thì có kẻ ghen, không ra gì, thì thiên hạ lại khinh bỉ… Nhân tình thế thái vốn là vậy, chẳng thể nào khác được. Các ngươi nên ghi lấy: chỉ có đạo đức mới khỏi lụy mà thôi".

doi-nay-chi-co-nguoi-dao-duc-song-an-nhien-tu-tai-1

Lời bàn:

Con người sống ở đời, dù có tài hay không có tài cũng chẳng thoát khỏi vòng tục lụy. Người đạo đức thường thanh tỉnh, biết tiến biết lùi, có tài cũng không bị ghen ghét, mà kém tài vẫn được ung dung.

Tài năng vốn là thứ người ta truy cầu, nhưng một người không truy cầu danh lợi thì tài hay không tài cũng chẳng quan trọng.

Bậc đại trí dùng tấm lòng thiện lương mà giáo hóa chúng sinh, bao dung mà dung nạp người trong thiên hạ, đó là việc giúp ích nước lợi dân.

Người có đạo đức trí huệ khai mở, tài năng thường lỗi lạc, chỉ là "chân nhân bất lộ tướng", không khoe khoang cốt đổi lấy phú quý vinh hoa.

Trong "Đạo Đức Kinh", Lão Tử có viết: "Đạo trời không thân ai, thường ở với người lành". Thiên thượng vốn không có cái tâm thiên vị, chỉ che chở cho những người đạo đức. Người lương thiện trên không thẹn với Trời, dưới không lỗi với người, an nhiên tự tại đi hết con đường nhân sinh.

Xem thêm: Ba trí huệ của nhân sinh: Biết đủ, biết dừng, biết thuận theo tự nhiên

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tu dưỡng mỗi ngày chính là cách bồi đắp phúc khí cho bản thân. Loại bỏ những thói xấu, giữ vững những điều tốt đẹp, vận may sẽ tự nhiên tìm đến bạn.

Vận mệnh do chính bạn tạo ra, càng giữ vững 4 điều này phúc khí càng lớn
0 Bình luận

Từ bỏ lợi thế của mình một cách dễ dàng là một hành động không hề khôn ngoan chút nào. Ưu thế một khi đã mất đi, tới lúc muốn có lại thì đã muộn. Thứ nên giữ thì hãy giữ cho tốt, bởi đó là thứ liên quan tới cả vận mệnh của chúng ta.

7 câu chuyện nhỏ chứa đựng 7 bài học lớn giúp bạn gặt nhiều quả ngọt trên đường đời
0 Bình luận

Quá khứ đã qua, đừng bận tâm về nó nữa. Nếu nửa đời đầu bạn đã dùng để "học", vậy thì nửa đời còn lại hãy "quên" bớt vài điều để cuộc sống được an nhiên hơn.

Nửa đời còn lại hãy dùng để 'quên': Quên sầu, quên tranh, quên tính toán, quên hờn giận mới an vui
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 60 phút trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 24 giờ trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 03/05
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất