Lời Phật dạy trong cuộc sống: Kim chỉ nam giúp bạn tìm ra con đường của riêng mình
Khi bạn đang gặp bế tắc về một vấn đề nào đó, tình yêu, công việc hoặc những mối quan hệ xã hội? Đừng quên lắng nghe những lời Phật dạy trong cuộc sống. Vào những giây phút bạn thấy mệt mỏi nhất, chắc chắn những lợi dăn dạy này sẽ giúp bạn tìm thấy được hướng đi cho riêng mình.
- Lời Phật dạy trong cuộc sống
- Lời Phật dạy về tiền bạc
- Lời Phật dạy giúp cuộc sống an nhiên hơn
- Lời phật dạy về công việc
- Lời phật dạy về cách sống
- Lời phật dạy về tình người
- Lời phật dạy về chữ hiếu
- Lời phật dạy về vô thường
- Lời Phật dạy về phước đức
- Lời Phật dạy về sự vĩnh cửu của cuộc đời
- Lời phật dạy về sống có đại khí
- Lời phật dạy về những điều không nên nói
Lời Phật dạy trong cuộc sống
1. Bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc đời bạn đều là những điều nên xảy ra.
2. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí tuệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.
3. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
4. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
5. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.
6. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
7. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.
8. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?
9. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.
10. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.
11. Con đường là tự mình đi, cẩn thận chút đừng để ngã.
Vợ là trời ban, yêu thương chút đừng để mất.
Bạn bè là để giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau chút, đó là điều nên làm.
Hạnh phúc là cảm giác, xem nhẹ chút, thoải mái trong lòng.
Phiền não là tự mình chuốc lấy, quên nó đi, đừng quấn lấy mãi.
Tâm thái là do rèn luyện, cần phải bình thản, có tấm lòng yêu thương.
Tình cảm là từ bồi dưỡng mà thành, cần thuần khiết, đơn giản.
Thành công thì phải trả giá, cần cố gắng và chịu vất vả.
Thất bại là khó tránh, nghĩ thoáng chút, cần chấp nhận.
12. Hạnh phúc không phải là vơ vào cho mình thật nhiều mà ngược lại, bạn nên ban tặng, san sẻ những gì mình có cho người khác. Đó mới là hạnh phúc. Bản thân hạnh phúc tất vận mệnh sẽ tươi đẹp.
13. Chuyện gì đã qua, hãy để cho nó qua.
14. Tất cả mọi chuyện trên đời đều bắt đầu vào đúng thời điểm nó cần đến, không sớm hơn, cũng chẳng muộn hơn.
15. Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm còn viên mãn hay không phải tùy duyên.
Lời Phật dạy về tiền bạc
Theo Lời Phật dạy, tiền không có gì là xấu, ai cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đình và xã hội.
Những ai làm ra tiền bạc bằng mồ hôi nước mắt của chính mình, bằng sự siêng năng, chăm chỉ để tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc rất đáng khen. Tiền bạc và của cải là phương tiện để con người sinh sống, ăn mặc, và đáp ứng các nhu cầu cần thiết hằng ngày, nếu để thiếu trước, hụt sau thì cũng không tốt. Tiền bạc nếu làm ra không chân chính thường hay bị năm nhà cuốn trôi: lũ lụt, hỏa hoạn, trộm cướp, bị vua quan tịch thâu và con cái bất hiếu phá sản.
Người giàu có không phải là người có nhiều mà là người cho nhiều.
Lời Phật dạy giúp cuộc sống an nhiên hơn
1. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não. 2. Nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động nhân không vọng động, người không động tâm thì không làm bậy, người động tâm rồi nhất định phải chịu đau đớn. Thiện ác, sướng khổ đều bắt đầu từ suy nghĩ mà ra.
3. Mỗi người đều phải tìm thấy sự yên bình từ bên trong bản thân mình. Và sự bình yên thật sự không thể bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài.
4. Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm còn viên mãn hay không phải tùy duyên.
5. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.
6. Vạn pháp duy tâm tạo. Con người là kết quả của những gì mình nghĩ. Nếu một người nói và làm với tâm trong sáng thanh tịnh, hạnh phúc sẽ luôn đi theo anh ta như hình với bóng.
7. Người có trí tuệ hãy thổi bay những cấu uế của bản thân mình, như một người thợ rèn thổi sạch những cặn bã của chất bạc, từng tí một, từng cái một, và từng lúc một.
8. Hãy vững như bàn thạch để không bị lung lay trước dông bão, những người khôn ngoan cũng không bị ảnh hưởng bởi những lời khen chê theo cách đó.
9. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.
10. Buông xả mọi phiền não trong cuộc sống để tâm bình an là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người.
Lời phật dạy về công việc
Lời phật dạy về cuộc sống phủ định quan điểm rằng hạnh phúc và khổ đau của con người đã được định sẵn và ngài khuyến khích mọi người làm việc và không quên:
- Tin vào khả năng của chính mình
- Phát triển sự hiểu biết và khả năng trong nghề nghiệp mà ta chọn lựa.
- Khéo tổ chức công việc kinh doanh
- Khám phá các phương tiện phát triển chiến lược
Theo Đức Phật, còn cần thêm một bước nữa để đến được thành công vật chất, đó là sự tìm kiếm, khám phá ra các phương tiện phát triển có chiến lược. Đây có thể là một trong những phương cách mới mẻ và hữu hiệu nhất để đi đến thành công của một cá nhân.
Làm việc: Đối với việc lớn mà không hồ đồ, việc nhỏ mà không so đó thì là trí tuệ
Khi sự nghiệp thành công: Nếu đem trí tuệ cho đi thì vui mừng sẽ đến. Đây gọi là "đức hành thiên hạ".
Lời phật dạy về cách sống
1. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.
2. Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên.
3. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm. 4. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên. 5. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”. 6. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
7. Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.
8. Người xin lỗi trước là người dũng cảm nhấtNgười tha thứ trước là người mạnh mẽ nhấtVà người lãng quên trước là người hạnh phúc nhất
9. Làm người: Đối với người trên mà cung kính, đối với người bên dưới không cao ngạo, ấy là lễ.
10. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.
11. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.
12. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.
13. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
14. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?
15. Nguồn gốc mọi đau khổ của con người chính là luyến ái.
Lời phật dạy về tình người
Khi nói về đạo làm người, Phật nói về 4 nghiệp mà con người chúng ta tránh phạm phải đó là: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ. Và 4 trường hợp ác mà bất cứ một người nào cũng nên tránh: Tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si.
6 nghiệp hao tổn tài sản: Đam mê rượu chè, cờ bạc, phóng đãng, đam mê kỹ nhạc, kết bạn người ác, biếng lười. Tu lấy thân mình bao gồm thu thân và tu khẩu, hãy cẩn thận với cái miệng của mình.
Lời phật dạy về chữ hiếu
1. Giữa các loài hai chânChánh giác là tối thắngTrong các loài con cáiHiếu thuận là tối thắng.
2. Hiếu thuận đối với cha mẹ, Sư trưởng, chư Tăng, đối với Tam bảo - sự hiếu thuận phù hợp chánh pháp chí thượng, sự hiếu thuận ấy gọi là giới, cũng gọi là năng lực chế ngự, đình chỉ mọi sự tội lỗi”. Cho nên đạo Phật còn gọi là Đạo Hiếu. (Kinh Phạm Võng). 3. Vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, cắt da đến xương, nghiền xương thấu tuỷ, máu đổ thịt rơi cũng không đáp được công ơn cha mẹ 4. Giả như có ai gặp lúc đói khát, phá hoại thân thể, cung phụng cha mẹ cũng không đáp được công ơn cha mẹ. 5. Vì cha mẹ mà trăm kiếp nghìn đời, đâm tròng con mắt, cắt hết tâm can, trăm nghìn dao sắc xuất nhập toàn thâncũng không trả nỗi công ơn cha mẹ.
6. Ai thành tựu thân làm ác với cha mẹ, lời nói ác đối với cha mẹ, ý nghĩ ác đối với cha mẹ; không biết ơn, không trả ơn, sẽ tương xứng rơi vào địa ngục và hiện đời sẽ bị đau khổ. 7. Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu. 8. Vui thay hiếu kính mẹ Vui thay hiếu kính cha Vui thay kính Sa môn Kính bậc thánh vui thay 9. Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển”.
Lời phật dạy về vô thường
Lời phật dạy về vô thường giúp ta hiểu và càng quý trọng cuộc sống:
Phật dạy thân này sinh già bệnh chết không thật, mà lâu nay ta cứ lầm chấp, rồi cố gắng gìn giữ, bảo vệ nó, ai đụng đến là có chuyện.
Tuy thân giả tạm vô thường không thật có, nhưng chúng ta phải biết bảo vệ nó để làm phương tiện tiến tu, như người đi qua sông thì cần có chiếc bè, khi đến bờ rồi mới bỏ bè. Việc chúng ta cần làm là nuôi dưỡng linh hồn mình để chúng trưởng thành qua mỗi ngày vì có những người mấy chục năm đang để tâm hồn mình bỏ đói vì vướng mắc vào thú vui đời thường.
Lời Phật dạy về phước đức
Theo quan điểm của Phật giáo, sự giàu có của bản thân đời này cũng có ẩn chứa luật nhân quả. Chỉ khi bạn hành thiện tích đức, phúc báo và tiền tài đều sẽ theo đó mà đến như nước. Những cách tạo phước đức theo lời Phật dạy: Xem thêm: Lời Phật dạy về cuộc sống: 10 nghiệp lành mang phước đức bền lâu - Hiếu thảo với cha mẹ - Tích đức từ đôi tay - Lòng khoan dung
- Bố thí: Bao gồm Bố thí tài (tiền bạc), bố thí Pháp (giảng pháp cho mọi người), bố thí vô úy (ăn chay, giới cấm không sát sinh). - Từ lời nói: Cẩn thận kẻo nói thẳng, nói thật có thể là khẩu nghiệp không chừng - Cứu người - Phúc đức từ việc biết lắng nghe - Hóa giải hận thù - Lòng lương thiện
Lời Phật dạy về sự vĩnh cửu của cuộc đời
1. Hữu thường giả tất vô thường: Mọi thứ rồi sẽ thay đổi, có sinh rồi ắt diệt, hữu biến thành vô, chẳng gì là có thể bảo trì được trạng thái ban đầu.
2. Phú quý giả tất bất cửu: Giàu có không thể là vĩnh cửu.
3. Hội hợp giả tất biệt ly: Tụ hợp thì ắt có biệt ly, đâu có ai bên nhau mãi mãi.
4. Cường kiện giả tất quy tử: Dù có mạnh khỏe tới đâu, cuối cùng cũng quy về cái chết.
Lời phật dạy về sống có đại khí
Theo lời Phật dạy, đối với người luôn khoan dung, không tính toán chi li. Đồng thời, giữa người với người cần có sự thấu hiểu, quý trọng duyên phận, giúp đỡ nhau, phối hợp với nhau, lấy thành tâm đối đãi nhau. Đối với những mục tiêu chung cần hợp tác, hợp lực, tín nhiệm lẫn nhau cầu tiến bộ.
Đối với sự tình luôn siêu xuất, không bị hãm sâu trong đó. Chớ nên vừa thấy chuyện tốt liền vui mừng hớn hở; gặp chuyện xấu liền đăm chiêu ủ dột, ủ rũ héo úa.
Gặp chuyện lại không dám đảm đương, sao có thể thành đại khí? Đối với những bất công luôn rộng lượng, không mang bụng dạ hẹp hòi Một người sống trong hiện thực của xã hội, sẽ phải chịu những thiệt thòi, phải chịu ủy khuất, đó là chuyện rất bình thường.
Lời phật dạy về những điều không nên nói
1. Cãi nhau được lợi ích gì? Sao không bình tĩnh nhẹ nhàng nói năng?Si mê, nộ khí chẳng tăngNgười khôn mới tạo an bình cho nhau...
2. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?
3. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.
4. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.
5. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
6. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.
7. Hãy vững như bàn thạch để không bị lung lay trước giông bão, những người khôn ngoan cũng không bị ảnh hưởng bởi những lời khen chê theo cách đó.
Đức Phật cũng đã từng nói "Đa số mọi người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối". Hy vọng thông qua bài viết trên đây, chúng ta sẽ tìm thấy được cho mình một hướng đi riêng, buông bỏ sân si phiền muộn cho cuộc đời thêm an nhiên và hạnh phúc hơn.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận