Vua Tự Đức thương Ưng Đăng nhưng lại truyền ngôi báu cho Ưng Chân, vì sao vậy?

Vua Tự Đức vốn bị bệnh đậu mùa nên dù có tới 300 bà vợ nhưng không có con. Không có người nối dõi, ông phải chọn 3 con nuôi đều trong hoàng tộc, trong đó có vua Dục Đức sau này.

Đỗ Thu Nga
08:00 10/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vua Tự Đức (tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Bảo, 1825 - 1854), còn gọi là An Phong công. Ông là con trưởng của Nguyễn Hiến Tổ Thiệu Trị hoàng đế. Ông cai trị đất nước 36 năm và cũng là vị vua ngồi trên ngôi báu lâu nhất trong số 13 đời vua nhà Nguyễn.

Tự Đức được biết đến là vị vua hay chữ nhất triều nhà Nguyễn. Theo một số tài liệu, sinh thời ông đã sáng tác hơn 4.000 bài thơ. Ông giỏi văn chương, làm việc siêng năng nhưng trái với giai đoạn trước, triều Nguyễn dưới thời Tự Đức ngày càng suy yếu. Chính trong thời kỳ cai trị của mình, Tự Đức đã để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp.

Sử sách cũng ghi chép, từ nhỏ vua Tự Đức cơ thể hay ốm yếu, mắc bệnh đậu mùa nên không sinh được con dù có tới hàng trăm người vợ. Cũng chính vì căn bệnh này mà ông nhận 3 người con nuôi là Ưng Chân, Ưng Đường và Ưng Đăng/Hổ sử sách đều có chép lại. Vì vậy, việc chọn ai truyền ngôi cũng là “bài toán” đau đầu sau này của ông.

vi-sao-vua-tu-duc-truyen-ngoi-cho-ung-chan-9
Tự Đức là vị vua hay chữ nhất triều Nguyễn và cũng là người con rất hiếu thảo

Trong câu chuyện này của vua Tự Đức, sách Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn của GS Nguyễn Quốc Trị (Khai Tâm và NXB Tổng hợp TP.HCM) cho biết: "Xuân năm 1883, vua phong Hoàng trưởng tử Dục Đức làm Thụy (Thoại) Quốc công để “mở cho ngươi còn đường tu tiến”, và cũng cho phong Hoàng tử thứ hai là Ưng Đường làm Kiên Giang Quận cộng. Nhưng trước đó 5, 6 tháng, vào thu năm 1882 vua có cho dưỡng tử thứ ba là Ưng Đăng, nuôi ở trong cung từ lúc 2 tuổi, lúc đó đã 14 tuổi, ra ở Dưỡng Thiện đường và bổ thầy dạy học riêng cho mau tấn tới hơn. Khác với hai ông Ưng Chân và Ưng Đường hay bị chê trách la rầy, Ưng Đăng, về sau là Hoàng tử Dưỡng Thiện và vua Kiến Phúc, được vua thương quý và khen ngợi, tin tưởng nhiều hơn".

Vua cho rằng, "Ưng Đăng... đã gần trưởng thành, dạy cho đọc sách, tập làm thơ văn, hơi khá biết một hai tý, tính cũng hơi sáng biết sợ, tưởng cũng dễ dạy, nhưng còn học một buổi, nghỉ 10 buổi, nên chưa chóng thông. Nay cho ra ở nhà Dưỡng thiện, để cho gần thầy học sớm tối học dùi mài hầu được tiến đức".

Với những sách liệu có được, giáo sư Nguyễn Quốc Trị từng tiết lộ thêm: "Trong di chiếu làm vào cuối hè năm 1883, trước khi băng hà, vua Tự Đức, sau khi nêu rõ các thói hư tật xấu của hai hoàng tử kia nhưng vẫn để ngôi cho Hoàng trưởng tử Dục Đức (Ưng Chân), có xác nhận, rằng: Duy con út là Ưng Đăng hầu hạ cẩn thận, biết sợ, dạy được chưa thấy có vết gì, nhưng tuổi còn ít, đường học chưa thông, đương lúc khó khăn này. Cho nên trẫm cắt bỏ lòng riêng, theo lẽ công, quyết thi hành mưu kế lớn là vì xã tắc (cho Dục Đức nối ngôi). Nghĩ ơn nuôi nấng đã hết lòng, không nên để cho phân biệt, nhưng chưa kịp làm, nay cho sung làm hoàng tử...”.

Sử quan bộ Thực lục chính biên đệ ngũ kỷ cũng có ghi chép cho rằng Ưng Đăng được vua Tự Đức khen là "thông minh chăm học, giống tính vua cha, tỏ ý yêu dấu khác thường". Và sau khi học tập ở Dưỡng thiện đường, "sau lúc rảnh rang sử sách. Vua lại sai đem các chương tấu ở các nha thuộc các Bộ mà cắt nghĩa giảng giải để tập xem cho quen…Việc vua cha thân hành chỉ bảo về công vụ, chương sớ này, theo truyền thống nhà Nguyễn, thường chỉ dành cho người con nào mà vua muốn truyền ngôi cho, không thấy áp dụng cho hai hoàng tử kia"..

vi-sao-vua-tu-duc-truyen-ngoi-cho-ung-chan-0
Dù thương Ưng Đăng nhưng vua Tự Đức vẫn quyết truyền ngôi cho Ưng Chân

Theo một số cứ liệu khác, năm Tự Đức thứ 36 (1883), khi bệnh đã nan nguy, biết không qua khỏi, vua vời 3 phụ chính đại thần là Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết vào cung để thảo chiếu nhường ngôi cho Nguyễn Phúc Ưng Chân. Các quan Phụ chính là Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết  dâng sớ lên vua Tự Đức xin bỏ mấy đoạn có liên quan trong di chiếu viết không tốt cho Ưng Chân, nhưng vua Tự Đức từ chối.

Sau khi Tự Đức băng hà, Nguyễn Phúc Ưng Chân lên ngôi kế vị ngày 19/7/1883. Vốn là người có tật ở mắt, lại mắc phải một số trọng tội trước đó nên lúc làm lễ lên ngôi, vua Dục Đức sai Trần Tiễn Thành đọc lướt một số đoạn "không cần thiết" viết không tốt về mình. Dù Trần Tiễn Thành đã cố đọc lướt nhưng hai phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đứng sát bên đã tiến lại, hạch hỏi Trần Tiễn Thành rồi sai Nguyễn Trọng Hợp đọc đúng nguyên văn của di chiếu.

Ngay sau khi di chiếu được đọc qua, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã “hỏi tội” Trần Tiễn Thành về làm giả di chiếu. Đúng ba ngày sau, 2 phụ chính đại thần dâng biểu lên bà Từ Dũ, vạch ra 4 tội của nhà vua, trong đó có tội cố tình sửa di chiếu của vua Tự Đức.

Trước sức ép của 2 vị đại thần, bà Từ Dũ không thể làm gì ngoài việc buộc phải đồng ý phế ngôi của Dục Đức. Chỉ 3 ngày làm vua, chưa đặt niên hiệu, Dục Đức đã trở thành kẻ trọng tội. 

Theo Wiki, Ưng Đăng được chuyển ra quán quan xá ngoài Cửu vụ khiêm. Em trai vua Tự Đức là Hồng Dật được lập lên ngôi, tức là vua Hiệp Hòa. Ngày 29/11 năm đó, vua Hiệp Hòa mưu giết các quan Phụ chánh Đại thần thất bại và sau đó bị họ xử tử. Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết họp các quan đại thần, tôn lập Ưng Đăng/Hổ lên ngôi khi tuổi còn rất nhỏ.

Sau khi vua Phúc Kiến (Ưng Đăng) băng hà vào trưa ngày 31/7/1884, hai Phụ chánh là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lặng lẽ cho làm mọi thủ tục đưa vua Hàm Nghi lên kế vị, rồi sáng sớm ngày 1/8 mới thông báo chính thức cho Sứ quán Pháp biết.

Có sách đã dẫn viết về sự kiện này như sau: "Phía Pháp liền phản đối dữ dội và đòi triều đình phải truất phế vua Hàm Nghi và đưa em vua Tự Đức là hoàng thân Hồng Hưu lên ngôi thay thế. Ông này đã được vua Kiến Phúc tấn phong lên tước hiệu là Gia Hưng vương và bổ làm Phụ chánh thân thần, và với các tư cách này có dự vào việc đưa vua Hàm Nghi lên kế vị. Ngày 1.8.1884, quyền Tổng Trú sứ Rheinart đã buộc Triều đình đưa Gia Hưng Vương lên, và đánh điện liền về Pháp giải thích rằng mình không đưa ông Dục Đức lên, như đã dự định trước, vì thấy ông này lúc đó đã bị mất uy tín sau khi bị truất phế. Nhưng sau khi thấy triều đình không chịu Gia Hưng vương và đã làm lễ tấn phong vua Hàm Nghi ngày 2.8, thì ngày 3.8 ông Rheinart lại cho viên chức Văn thân của Sứ quán đến gặp Phụ chánh Tôn Thất Thuyết yêu cầu ông này lên ngôi, hay xếp đặt đưa ông Dục Đức lên rồi giành địa vị cao hơn của Phụ chánh Nguyễn Văn Tường, và Pháp sẽ đưa ông Nguyễn Văn Tường đi đày".

Sau khi vua Tự Đức băng hà, triều đình nhà Nguyễn trở nên rối ren hơn khi hai quan Phụ chánh Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lại làm thủ tục đưa vua Hàm Nghi lên kế vị vua Kiến Phúc, đã làm "mất lòng" đại diện của thực dân Pháp.

Xem thêm: Lời tiên tri kỳ lạ về số mệnh vị Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận