Lời tiên tri kỳ lạ về số mệnh vị Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn
Không ai có thể ngờ được từ một cung nữ nhỏ bé bà Hoàng Thị Cúc lại trở thành Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn. Cuộc đời bà ứng với 1 lời tiên tri kỳ lạ.
Là một nhà nghiên cứu nổi tiếng về cố đô Huế nên những chuyện của Đức Từ Cung - Hoàng thái hậu cuối cùng của Triều Nguyễn, luôn nằm lòng trong "kho tư liệu" của tác giả Trần Đức Anh Sơn. Trong cuốn "Huế triều Nguyễn - Một góc nhìn" (Omega và NXB Thế giới ấn hành), ông đã dành nhiều trang viết về Đức Từ Cung. Từ đó mở ra nhiều thông tin quý về Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn.
Theo ông Sơn, Đức Từ Cung tên thật là Hoàng Thị Cúc, sinh năm 1890. Đức Từ Cung là kết quả cuộc tình giữa viên tri huyện Hòa Đa (tỉnh Bình Định) Hoàng Văn Tích với người chị vợ La Thị Sơn khi bà này từ quê vào Bình Định chăm sóc em gái là La Thị Huân - chánh thất của ông Hoàng Văn Tích. Sau khi sinh nở, bà Sơn giao con gái lại cho vợ chồng viên tri huyện nuôi dưỡng rồi khăn gói đi lấy chồng.
Song vợ chồng viên tri huyện lại vắn số mất sớm, nên cuộc đời đưa đẩy bà Hoàng Thị Cúc gắn bó với người anh trai cả của ông Hoàng Văn Tích là Hoàng Trọng khăn. Do gia cảnh khó khăn nên ông Khanh đã "tiến" bà Cúc vào cung làm thị nữ hầu hạ cho hai vợ góa của vua Đồng Khánh là bà Thánh cung Nguyễn Thị Nhàn và bà Tiên cung Dương Thị Thục.
Nói về quãng đời "1 bước lên mây" của bà Hoàng Thị Cúc, có thuyết kể rằng, từng có một thầy địa lý đi qua làng Mỹ Lợi - nơi đặt mộ tri huyện Hoàng Trọng Tích đã dừng lại ngắm thế ngôi mộ và phán: "Mộ này sẽ phát Hoàng hậu". Đó là câu chuyện khiến dân làng bật cười, không ai tin sẽ thành sự thật. Thế nhưng cuộc đời bà Cúc lại dần trôi theo đúng lời tiên tri kỳ lạ đó.
Khi bà Cúc làm cung nữ phục vụ bà Tiên cung Hoàng hậu, Hoàng tử Bửu Đảo - mỗi lần vào cung thỉnh an mẫu hậu đều để ý đến bà. Hoàng Thị Cúc khi đó có vẻ ngoài nhu mì, hiền lành, nhan sắc dễ dịu, ai nhìn cũng cảm mến. Có lẽ những điều đó đã khiến Hoàng tử rung động.
Thời điểm đó, Hoàng tử Bửu Đảo đang giữ chức Phụng Hóa Công và đã có vợ là con gái của đại quan đầu triều Trương Như Cương. Nhưng họ sống với nhau đã lâu mà không có con, điều này khiến bà Tiên cung rất sầu muộn.
Một thời gian sau, bà Hoàng Thị Cúc có mang và khai ra rằng đó là con của Hoàng tử Bửu Đảo. Trong sách Bảo Đại - hoàng đế cuối cùng, tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang đã trích dẫn ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử để thấy rằng chính hoàng triều đã từng nghi ngờ về long thai của Hoàng Thị Cúc.
Bà Tiên cung đã tìm đủ các tra hỏi tác giả cái thai nhưng bà Hoàng Thị Cúc một mực thú nhận đó là của Phụng Hóa Công. Mãi sau này khi đã tin Hoàng tử Bửu Đảo là cha đứa bé, bà Tiên cung mới để Hoàng Thị Cúc dương thai.
Đến năm 1913, bà hạ sinh Hoàng tử đặt tên là Vĩnh Thụy - chính là vua Bảo Đại sau này. Vĩnh Thụy cũng là con trai duy nhất của vua Khải Định.
Mặc dù sinh Hoàng tử nhưng bà Hoàng Thị Cúc không được nuôi con. Hoàng tử Vĩnh Thụy được Tiên cung đón về cung tự chăm sóc, nuôi nấng. Mãi đến tháng 2/1923, nhân Vĩnh Thụy được phong làm Thái tử, Huệ phi Hoàng Thị Cúc được thăng làm Nhất giai Hậu phi.
Đến năm 1925, vua Khải Định qua đời, Hoàng tử Vĩnh Thụy đang học tập ở Pháp được đưa về nước chịu tang và lên nối ngôi, lấy niên hiệu Bảo Đại. Sau tang cha, ông quay về Pháp học tập thêm 7 năm nữa. Đến năm 1932 thì quay về điều hành việc triều chính.
Đến ngày 20/3/1933, vua Bảo Đại tôn phong cho mẹ mình làm Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, trong cung đình quen gọi bà là Từ Cung Hoàng thái hậu hay giản gọi là Đức Từ Cung.
Và lúc này, lời tiên tri của ông thầy địa lý ngày nào thực sự linh nghiệm. Vì triều NGuyễn giữ quy định không phong Hoàng hậu cho các bà vợ vua, chỉ mẹ vua mới được phong Hoàng Thái hậu.
Xem thêm: Cái chết đầy nghi vấn sau 8 tháng đăng cơ của vị hoàng đế triều Nguyễn
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận