Nỗi nhục của Quách Quỳ: Thua trên đất Việt liền bị người Trung Quốc chế giễu 'mang lợn đi đấu voi'

Chuyện đau buồn nhất trong đời Quách Quỳ có lẽ là việc đại bại dưới tay Lý Thường Kiệt và bị người dân Trung Quốc chế giễu về tài cầm quân. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Quách Quỳ là ai?

Quách Quỳ (1022 - 1088) tự là Trọng Thông. Tổ tiên là người gốc Cự Lộc (nay là huyện Trác, Hà Bắc, Trung Quốc), sau đó di cư đến Lạc Dương. Ông là con thứ của Quách Bân - một danh tướng Bắc Tống.

Khoảng 10 năm đầu theo nghiệp cầm quân, Quách Quỳ trấn giữ vùng biên ải phía Tây của nhà Tống, dưới trướng Phạm Trọng Yêm. Ở đây, Quách Quỳ lập được một số công lao, trong đó có việc kiềm chế các cuộc tấn công của nhà Tây Hạ (thời Cảnh Tống Lý Nguyên Hạo). 

Quách Quỳ cũng là người nhìn nhận sáng suốt về việc đánh chiếm Linh Vũ (nay là Linh Vũ, thành phố Ngân Xuyên) cũng như đánh giá đúng về Cát Hoài Mẫn khi cho rằng: Hoài Mẫn là người hữu dũng vô mưu, tất làm hỏng việc triều đình. 

Quả nhiên, sau đó Cát Hoài Mẫn thua trận, toàn quân bị diệt. Nhờ đó, ông được giao làm binh mã giám áp Chân Định, có công dẹp loạn trong vụ nổi dậy của binh sĩ Bảo Châu (nay là 2 huyện Mãn Thành, Thanh Uyển thuộc địa cấp thị Bảo Định) và được giao thêm chức các môn chi hậu, binh mã đô giám Hoàn Khánh. 

vi-sao-quach-quy-bi-nguoi-trung-che-gieu-mang-lon-di-dau-voi-9

Theo Wiki, khi mẹ mất, Quách Quỳ từ quan. Khi hết tang, giữ chức đô giám Kính Nguyên rồi chuyển sang làm thông sự xá nhân, đổi tới Hà Bắc làm Duyên biên an phủ đô giám. Cùng với Ngô Khuê đi sứ nhà Liêu của người Khiết Đan. Đi sứ về, bị giáng xuống làm đô giám Phần Châu (nay là huyện cấp thị Phần Dương thuộc địa cấp thị Lữ Lương, tỉnh Sơn Tây).

Khi Bàng Tịch trấn thủ lộ Hà Đông (nay là tỉnh Sơn Tây), Quách Quỳ là tướng dưới quyền thủ Hãn Châu. Liêu Hưng Tông đi sứ sang đòi cắt đất huyện Thiên Trì với lý do đây là đất tông miếu của các vua Liêu. Bàng tịch không quyết được. Quách Quỳ tra xét sổ sách, văn thư từ niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc (976-984) thời Tống Thái Tông cho thấy khi đó nhà Liêu cắt đất này cho nhà Tống để làm tin nên nhất quyết không trả.

Từ năm Gia Hữu thứ 1 tới thứ 3 (1056-1058) thời Tống Nhân Tông, khi đang là kiềm hạt lộ Kinh Hồ Bắc kiêm tri Lễ Châu (nay là huyện Lễ, địa cấp thị Thường Đức, tỉnh Hồ Nam), ông có công bình cuộc nổi dậy của Bành Sĩ Hi ở Hồ Bắc. Ông được phong làm lễ tân sử, chuyển tới làm binh mã kiềm hạt lộ Kinh Hồ Nam kiêm tri châu Thiệu Châu. Sau đổi làm quan sát sứ Dung Châu, điện tiền đô ngu hậu, phó đô bộ thự lộ Kính Nguyên.

Vào năm Trì Bình thứ 2 (1065) thời Tống Anh Tông, Quách Quỳ được phong làm kiểm hiệu thái bảo đồng thiêm thư xu mật viện. Ông được giao làm Thiểm Tây tuyên phủ sứ, phán quan Vị Châu.

Sau khi Tống Thần Tông lên ngôi, Quách Quỳ được đổi làm Tĩnh Nan quân lưu hậu, cải Tuyên Huy nam viện sử, phán Vận Châu (nay là huyện Vận Thành, địa cấp thị Hà Trạch, tỉnh Sơn Đông). Tới đây được 7 ngày lại đổi sang trấn giữ Phu Châu (nay là huyện Phú, Duyên An, Thiểm Tây).

Đến năm Hi Ninh thứ 9 (1076) đời Tống Thần Tông cùng Triệu Tiết đem 10 vạn quân sang đánh Đại Việt tới sông Như Nguyệt, nhưng không thể tiến quân xa hơn nữa và cuối cùng phải rút về. Ông bị giáng chức xuống thành tả vệ tướng quân. Sau đó bị buộc hưu trí, an cư tại gia khoảng 10 năm. Đến khi Tống Triết Tông lên ngôi (năm 1086) lại được phục chức làm tri Lộ Châu, Quảng Châu quan sát sử, tri Hà Trung. Năm Nguyên Hựu thứ ba (1088) ốm chết, thọ 68 tuổi.

Thua Lý Thường Kiệt, Quách Quỳ bị người Trung Quốc chế giễu

Vào năm 1077, đại quân của Lý Thường Kiệt đại phá quân Triệt Tiết, bao vây quân của Quách Quỳ. Tình cảnh của quân Tống đúng là cá nằm trên thớt vì đánh không được, thoái không xong. 

Trong cuốn "Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử Việt Nam" có mô tả về tình cảnh của quân Tống sau 2 lần tấn công vào phòng tuyến Như Nguyệt thế bại: Trước mặt quân Tống, chiến tuyến của quân ta càng ngày càng trở nên vững vàng và bất khả xâm phạm. Hàng ngày, Lý Thường Kiệt cho quân sĩ khiêu khích, nhưng quân địch không dám liều lĩnh tiến công. Chúng chỉ dùng máy bắn đá từ bờ bắc bắn sang bờ nam.

Sau lưng địch, quân dân ta lại luôn luôn mở những trận quấy rối, tiêu hao quân địch. Trong cuộc kháng chiến chống Tống, các dân tộc thiểu số ở vùng núi rừng phía bắc và đông - bắc giữ một vai trò quan trọng và có nhiều cống hiến xuất sắc. Những đội quân vùng thượng du thực chất là lực lượng vũ trang của các dân tộc thiểu số do các tù trưởng của họ chỉ huy. Trong cuộc tập kích thành Ung Châu, có những tù trưởng đã huy động gần như toàn bộ nhân dân trong vùng đi chiến đấu.

Hai tháng trôi qua, quân Tống càng ngày càng tiêu hao về số lượng và đặc biệt nghiêm trong là càng ngày càng mệt mỏi, hoang mang. Tin tức về niềm hy vọng cuối cùng là thủy quân cũng mịt mờ, lương thảo thiếu thốn, ăn uống không đủ khiến chúng càng rệu rã. Thêm nữa, thời tiết lại bắt đầu chuyển từ xuân sang hè, không thích hợp với người phương Bắc.

Khi đó, nhà Tống đã sai chọn một số bài thuốc để chữa lam chướng chế thành tễ và phái một số lương y chuyên trị bệnh lam chướng đi theo quân viễn chinh. Song khí hậu ẩm ướt, các bệnh nhiệt đới vẫn cứ hoành hành khiến quân Tống ốm đau, một số chết vì bệnh. Vua Tống lo lắng liền sai lập đàn cầu cúng nhưng không ăn thua.

vi-sao-quach-quy-bi-nguoi-trung-che-gieu-mang-lon-di-dau-voi-0

Quá mệt mỏi và căng thẳng, thế lực của quân Tống suy giảm. Quân Tống bị dồn vào một số tình thế khốn quẫn, tiến thoái đều khó. Tiến công thì từ hai tháng trước đây đã là cố gắng tuyệt vọng của quân địch. Rút lui thì nhục nhã và mang tội với triều đình. Đóng quân lại chờ đợi thì thủy binh không thấy tăm hơi mà bộ binh và kỵ binh thì có nguy cơ mòn mỏi, tan rã.

Trước tình thế này, Lý Thường Kiệt đã tung quân đánh một trận làm kiệt quệ ý chí kẻ thù. Trong Đại Việt sử lược thời nhà Trần có chép: "Lý Thường Kiệt biết quân Tống sức lực đã khốn, đang đêm vượt sông tập kích, đại phá được quân Tống mười phần chết đến năm, sáu”.

Sau khi ta phản công, quân dịch bị dồn vào thế cùng lực kiệt. Nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn đang chờ sẵn nếu vẫn cứ ngoan cố đóng quân. Nhưng nếu rút lui thì mất thể diện. Biết rõ ý chí xâm lược của quân thù đã bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt liền chủ động đưa ra để nghị “giảng hòa”, thực nhất là mở ra lối thoát cho quân Tống.

Quách Quỳ lúc này rất lo lắng nhưng vẫn hùng hổ nói: "Ta không thể đạp đổ được sào huyệt giặc (quân ta), bắt được Càn Đức (vua Lý Nhân Tông) để báo mệnh triều đình. Tại trời vậy! Thôi đành liều một thân ta để cứu hơn 10 vạn nhân mạng”.

Tháng 3/1077, quân Tống rút lui trong cảnh hỗn loạn. Quách Quỳ sợ quân ta tập kích nên bí mật của quân lính rút vào ban đêm. Nhưng được lệnh lui quân, kẻ nào cũng chỉ mong thoát chết, nhanh chóng được trở về. Chúng giẫm đạp lên nhau để tranh đường đi. 

Bên trên là những điều ghi chép theo sử sách Việt. Còn với sử sách Trung Quốc, thất bại này của Quách Quỳ được chép trong Tống sử như sau: "Quỳ muốn rút quân về, sợ giặc tập kích bèn bắt quân khởi hành ban đêm, hàng ngũ không được chỉnh tề, tình hình hỗn loạn, giày xéo lên nhau” (Tống sử, truyện Đào Bật).

Các học giả nhà Tống cũng bình luận về việc Quách Quỳ thua đến nơi rồi mà vẫn ra vẻ: "May được lời giặc nói nhũn, liền nhân đó giảng hòa. Nếu không có lời quy thuận của giặc thì lành thế nào” (Trình Di, Trình Hạo, Nhị Trình di thư, xem Tống-Lý bang giao tập lục).

Song có lẽ đau buồn nhất cho Quách Quỳ là sau khi thua trận thì bị người dân Trung Quốc chế giễu về tài cầm quân. Điển hình là truyện "mưu lược của tướng quân Quách Quỳ" trong Cổ kim tiếu sử được nhà văn Phùng Mộng Long thời cuối nhà Minh chép lại. Bộ truyện Cố kim tiếu sử được dịch ra tiếng Việt và nay xin ghi lại hầu quý độc giả:

"Quách Quỳ được lệnh xâm phạm Giao Châu. Quân đội kéo đi không có kỷ luật gì cả. Từ cách xếp đặt cho tới việc làm có nhiều điều thật buồn cười.

Đến ngày quân đội lên đường, mới thấy giao cho tướng dưới quyền một bản văn lớn như bức tranh gồm tất cả những hướng dẫn, mệnh lệnh của chủ tướng. Từ hình vẽ cho tới chữ viết đều nhỏ li ti, các đề mục thì rắc rối, khó hiểu. Lại không quên cảnh cáo các tướng không được để lộ ra ngoài. Các tướng phải ghé sát vào đèn xem cho rõ...

Ghi chép nhiều, đọc 3 ngày 3 đêm mới hết nhưng trong đó có một đoạn như thế này: "Điều thứ nhất, người Giao châu rất hay cưỡi voi. Voi sợ tiếng kêu của lợn. Theo đó, các đơn vị phải nuôi thật nhiều lợn. Mỗi khi thấy voi đi tới, lấy dùi nhọn mà đâm vào lợn. Lợn kêu to, voi tự nhiên sẽ tháo lui"...

Dĩ nhiên không có chuyện voi sợ lợn kêu và cũng chưa thấy đâu khác chép cách đuổi voi bằng lợn cả. Có chăng câu chuyện tiếu lâm này mỉa mai về tài cầm quân, về mưu lược của Quách Quỳ sau khi thất bại trước Lý Thường Kiệt. Nhưng mặt nào đó, qua câu chuyện này chúng ta có thể thấy được người phương Bắc rất kiêng dè với tượng binh của Đại Việt và không nghĩ ra cách đối phó hữu hiệu.

Một điểm khác nữa có thể nhận ra từ câu chuyện này là cách chế giễu quân Tống không có kỷ cương khi hành quân xuống phương Nam nên có thể xảy ra chuyện bắt lợn của dân. Có lẽ vì thế nên dân gian mới nói mỉa việc quân Tống đi gom lợn là theo lệnh của Quách Quỳ để đối phó với tượng binh của người Việt.

Quách Quỳ cũng chẳng có hậu vận tốt sau khi cầm quân sang gây chiến với quân ta. Sau khi dẫn bại binh về nước, Quỳ bị quy tội vì đã trì hoãn không chịu tiến binh. Kể cũng oan cho Quách Quỳ vì lúc đó đã vài lần tiến binh nhưng bị đánh bật lại nên mới phải đóng quân phía Bắc sông Như Nguyệt để chờ viện binh. Chứ nếu Quỳ mà cứ tiến binh thì e rằng quân Tống chẳng còn ai quay về.

Tiếp đó, Quỳ bị đổi đi Ngạc Châu, rồi giáng làm tả vệ tướng quân và an trí ở Tây Kinh. Gọi là an trí nhưng thật ra là bị quản thúc, cư tại gia khoảng 10 năm, đó là cách vua thời xưa xử phạt những quan tướng bất tài. Đến khi Tống Triết Tông lên ngôi (năm 1086) Quỳ lại được phục chức làm tri Lộ Châu, Quảng Châu quan sát sử, tri Hà Trung. Năm Nguyên Hựu thứ ba (1088) ốm chết, thọ 68 tuổi. Vậy mà trải qua cả nghìn năm, câu chuyện "mưu lược của tướng quân Quách Quỳ" đầy tính chế giễu vẫn được nhớ tới.

(Theo Wiki, Một thế giới)

Xem thêm: Bị dồn vào thế chân tường, Lý Thường Kiệt cầm 7 van quân đánh phủ đầu 100 vạn quân Tống

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Được phong làm Chánh sứ, Lê Văn Thịnh đã dùng luật Tống để khiến sứ thần nhà Tống "cứng họng", đòi lại được đất.

Lý lẽ đanh thép đòi lại đất của vị quan Đại Việt Lê Văn Thịnh khiến sứ thần nhà Tống 'cứng họng'
0 Bình luận

Thái sư Trần Thủ Độ là người một tay cáng đáng trọng sự thời nhà Trần, nổi tiếng là một người nghiêm khắc ngay cả với bản thân mình.

Thái sư Trần Thủ Độ: Vị quan nổi tiếng nghiêm khắc Đại Việt xưa, từng ban thưởng cho người tố cáo mình
0 Bình luận

Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển để dẹp thù trong, giặc ngoài. Bên cạnh đó, nhà Trần đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế giúp Đại Việt để khẳng định vị thế.

Nhà Trần đã biến Đại Việt thành 'ông lớn' phương Nam như thế nào?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 giờ trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

PC Right 1 GIF
Đề xuất