Bị dồn vào thế chân tường, Lý Thường Kiệt cầm 7 vạn quân đánh phủ đầu 100 vạn quân Tống

Dù bị dồn vào chân tường, Lý Thường Kiệt vẫn cầm 7 vạn quân làm chuyện không tưởng, khiến quân Tống phải ngỡ ngàng.

Chi Nguyễn
09:58 22/08/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lý Thường Kiệt (李常傑) là một hoạn quan, nhà quân sự và nhà chính trị nổi tiếng thời Lý. Ông đã làm quan suốt 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ghi nhận nhiều chiến công hiển hách. Nhờ vậy, ông được người đời tôn là một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.

Tình hình nước Đại Việt lúc bấy giờ

Lúc bấy giờ, nước Đại Việt luôn chịu sự khiêu khích và dòm ngó của nhà Tống, nên luôn cẩn thận và chuẩn bị nhiều biện pháp để đề phòng. Lúc bấy giờ, vua Lý Nhân tông còn nhỏ, trọng trách điều hành đất nước do Ý Lan Linh Nhân Hoàng thái hậu và Thái úy Lý Thường Kiệt lo liệu. 

Vốn dĩ Linh Nhân Hoàng thái hậu là người thông minh và có tầm nhìn, từ khi còn là Nguyên Phi đã nổi tiếng về tài trị quốc an dân. Tất nhiên, công lao ấy ngoài tài năng của bản thân Ỷ Lan còn có sự trợ giúp đắc lực của Thái sư Lý Đạo Thành, vị quan văn tài đức bậc nhất Đại Việt thời bấy giờ. Ông giữ chức Thái Sư suốt thời gian trị vì của vua Lý Thánh Tông, nổi tiếng tài kinh bang tế thế, thường được vua tin tưởng giao trông coi chính sự lúc vua bận đi đánh giặc.

Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục triều Nguyễn nhận xét : "Đạo Thành là người thẳng thắn, mỗi khi dâng tấu sớ thì thể nào cũng nói đến sự lợi hay hại ở dân gian. Đối với quan lại nào là người hiền tài, ông đều cất dùng. Đời bấy giờ rất kính trọng ông". Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, theo luân lý Nho giáo, Thái sư tôn Hoàng hậu Dương thị làm Hoàng thái hậu, buông rèm cùng nghe chính sự. Lúc ấy, mẹ đẻ của Nhân Tông là Thái phi Ỷ Lan không được dự việc triều đình, đã dựa vào Lý Thường Kiệt - lúc bấy giờ đang là Đô úy, dưới chức Lý Đạo Thành để nắm quyền nhiếp chính. 

ly-thuong-kiet-cam-7-van-quan-dai-viet-danh-phu-dau-100-van-quan-tong
Lý Thường Kiệt là một hoạn quan, nhà quân sự và nhà chính trị nổi tiếng thời Lý. Ảnh: Họa sĩ Đỗ Thái Thanh

Tháng 6/1072, 4 tháng sau khi Nhân Tông lên ngôi vua, ông ra chỉ phế truất Thượng Dương Thái hậu, giam bà cùng 72 thị nữ trong lãnh cung, bắt chôn theo tiên đế. Đến năm 1073, Lý Đạo Thành bị giáng chức làm Tả Gián nghị đại phu, tri châu Nghệ An. Lúc bấy giờ, Nghệ An vẫn còn là vùng biên thùy hẻo lánh. Không chỉ Lý Đạo Thành, nhiều lão thần phe Thượng Dương Hoàng thái hậu cũng bị cho hưu trí hoặc giáng chức. Theo ý kiến của sử gia, một mình Ỷ Lan không thể thực hiện hết những điều này, mà có sự giúp sức của Lý Thường Kiệt, người nắm quân đội trong tay. Sau khi Lý Đạo Thành bị giáng chức, Lý Thường Kiệt giữ vai trò phụ chính trong triều đình Đại Việt.

Suy cho cùng, tuy có phương pháp tranh chấp quyền lực khá thô bạo,  Linh Nhân Hoàng thái hậu không phải là người vô đức. Bà loại đi các lão thần chống đối, nhưng luôn tránh xa việc giết chóc, chỉ điều họ đi xa hoặc cho về hưu, giáng chức hoặc cô lập. Về sau, dường như vì hối hận với việc giết hại Thượng Dương Hoàng thái hậu và 72 tỳ nữ, bà thường xuyên cho xây dựng chùa tháp, lui tới cửa Phật sám hối, nghe giảng đạo. Bà cũng bỏ nhiều tiền để chuộc thân cho con gái nhà nghèo bị bán làm nô tỳ.

ly-thuong-kiet-cam-7-van-quan-dai-viet-danh-phu-dau-100-van-quan-tong
Thái úy Lý Thường Kiệt

Năm 1074, nhận thấy nguy cơ ngoại xâm từ nhà Tống và Chiêm Thành, Linh Nhân Hoàng thái hậu cho vời Lý Đạo Thành về kinh, tái phong cho ông chức Thái phó Bình chương quốc quân tọng sự. Đây là chức Tể tướng thời Lý, đứng đầu hàng quan văn, phụ trách toàn bộ việc nội trị chỉ trừ quân đội. Sau đó, bà xuống chiếu trọng dụng trở lại các vị lão thần trái ý lúc trước. Đây là hành động mang tính thiết thực, lại mang tính hòa giải của Linh Nhân Hoàng thái hậu, tất nhiên Lý Đạo Thành đã hồi đáp.

Như vậy, bộ ba quyền lực lúc bấy giờ là Ỷ Lan Linh Nhân Hoàng thái hậu, Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái phó Lý Đạo Thành đã đồng lòng ph‌ò tá vị vua trẻ tuổi Lý Nhân Tông. Nhờ sự hóa giải hiềm khích, mâu thuẫn quan trọng ấy, đại đoàn kết dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ được củng cố.

Lý Thường Kiệt cầm 7 vạn quân đánh bại 100 vạn quân Tống

Quan lại nước Tống hết sức dùng tiền bạc, dụ dỗ các tù trưởng biên giới Đại Việt theo Tống. Năm 1073, tù trưởng Nùng Thiện Mỹ tại châu Ân Tình (nay thuộc Bắc Cạn) đã nghe theo lời dụ dỗ, đem 6.000 người theo Tống. Thẩm Khởi lại chiêu dụ cả tù trưởng Lưu Kỷ ở châu Quảng Nguyên, vốn nắm giữ quân lực mạnh và đóng giữ vị trí trọng yếu. Vị này suýt nữa đã theo hàng nước Tống, thế nhưng vua Tống Thần Tông không dám nhận.

Vua Tống biết Lưu Kỷ là viên quan sát Đại Việt ở biên thùy, nắm giữ vai trò trọng yếu. Nhận Lưu Kỷ lúc đó không khác nào tuyên chiến với Đại Việt, trong khi nhà Tống chưa chuẩn bị xong lực lượng, vẫn đang rắc rối với nước Liêu ở biên thùy phía bắc, chiến tranh Tống – Thổ Phồn vẫn chưa dứt. Thẩm Khởi vì hành động quá lộ liễu, đã bị vua Tống bãi chức, cho Lưu Di làm Kinh lược sứ Quảng Tây.

Năm 1073, triều đình Đại Việt chưa nhận diện rõ dã tâm xâm lược của nhà Tống. Ta vẫn gửi thư ngoại giao, phàn nà chuyện cắt đứt thông thương đến vua Tống nhưng các quan chức biên giới Tống không thèm chuyển thư. Lưu Di tập trung đóng chiến thuyền, trưng thu thuyền buôn vào thủy quân và cấm dân hai nước buôn bán. Các thành trì phía nam nước Tóng lại tích cực mộ binh và huấn luyện.

Lúc bấy giờ, người Tống tên Tư Bá Trường vì tư lợi mà ngầm viết thư gửi vua Lý Nhân Tông, tố giác ý định xâm lược, xui quân Đại Việt đánh trước, thậm chí còn xin làm nội ứng. Đại Việt cho tăng cường quân đội gần biên giới đề phòng, năm 1075 sai người vượt biển đưa thư cho vua Tống. Trong thư, triều đình đòi trả bọn Nùng Thiện Mỹ và những người phản Việt theo Tống, vua Tống không trả lời. 

ly-thuong-kiet-cam-7-van-quan-dai-viet-danh-phu-dau-100-van-quan-tong
Lý Thường Kiệt đã tâu lên vua rằng: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc".

Bên ta lại tiếp tục gửi thêm thư từ nữa, nhưng Lưu Di lại dấu thư không chuyển đi, càng ra sức dụ dỗ dân chúng vùng biên giới. Nhờ thông tin ấy, lại thêm tin tức mật thám báo, triều đình Đại Việt nhận ra âm mưu xâm lược hiểm độc của nước Tống. Thái úy Lý Thường Kiệt đã tâu lên vua rằng: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc".

Thái hậu Ỷ Lan liền sai Lý Thường Kiệt cùng Tôn Đản cầm 100.000 quân đi đánh, chia làm hai ngả. Quân đội gồm 60.000 người gồm các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản. Bộ binh tập trung  ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu vàtràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Các cánh quân khác gần biên giới Khâm châu cũng tới đánh các trại của quân Tống, Việt sử lược nhận xét: "Quân ta tới đâu như vào nhà trống không người".

ly-thuong-kiet-cam-7-van-quan-dai-viet-danh-phu-dau-100-van-quan-tong
Lý Thường Kiệt cầm 40.000 quân thủy và voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ mà đánh châu Khâm, Liêm

Còn về phần Lý Thường Kiệt, ông cầm 40.000 quân thủy, cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ mà đánh châu Khâm, Liêm, còn Tông Đản vây châu Ung. Cuối năm 1075, Đại Việt chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân nhà Tống mà không phải giao chiến. Ngày 2/1/1076, Liêm Châu cũng thất thủ. 

Ngay sau khi đi tuần biên giới, đánh bại quân Chiêm Thành trở về, Lý Thường Kiệt liền chuẩn bị cuộc Bắc chinh. Ông nhận chức Đại nguyên soái, thống lĩnh quân đội chuẩn bị một cuộc tấn công phủ đầu quy mô lớn đánh vào nội địa nước Tống. Khi ấy, tổng quân số thường trực nước Tống lên tới 100 vạn quân, còn nước ta chỉ khoảng 7 vạn quân.

Ung Châu vốn là thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cầm 2.800 quân cố thủ. Đô giám Quảng Tây Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu, bị Lý Thường Kiệt đón đầu ở cửa ải Côn Lôn phá tan, chém chết viên tướng kia tại trận. Tô Giám cố thủ không hàng, quân Đại Việt tiến đánh hơn 40 ngày. 

ly-thuong-kiet-cam-7-van-quan-dai-viet-danh-phu-dau-100-van-quan-tong
Đến ngày 42, thành bị hạ, Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Đại Việt

Quân ta dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước nên không thể dập lửa. Đến ngày 42, thành bị hạ, Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Đại Việt. Nhiều thường dân trong thành không chịu hàng, bị quân nhà Lý giết hết, cộng với số người chết tại các châu Khâm, Liêm là hơn 100.000 người.

Lý Thường Kiệt chiếm xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan ở Tân Châu nghe thấy quân Đại Việt kéo gần liền chạy trốn. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về. Sau đó, ông cho bắt sống người ba châu ấy đem về nước, triều đình đem những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).

Dù bị dồn thế chân tường, quân đội Đại Việt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã làm điều không tưởng, khiến người Tống bất ngờ. Thì ra, một đất nước nhỏ bé dám chủ động tấn công một đế chế đông dân, có lãnh thổ lớn hơn gấp hàng chục lần và quân đội thường trực cũng đông hơn mười mấy lần.

Nữ nhi họ Trần mới 9 tuổi đã xin ra trận khiến người đời nể phục, được tôn là công chúa 

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận