Vì sao mùa mưa bão năm 2022 dồn về cuối năm?

Cơ quan khí tượng dự báo, năm nay mưa lũ diễn biến phức tạp, chủ yếu dồn về cuối năm. Mùa đông năm nay cũng đến sớm hơn.

Đỗ Thu Nga
08:52 17/06/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong nhận định gần nhất, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: Từ nay đến hết 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10 - 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. 

Trong đó có khả năng có từ 4 - 6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ (TBNN một năm khoảng từ 12-14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5-7 cơn). Đề phòng xảy ra bão có hướng di chuyển phức tạp, dồn dập trong các tháng cuối năm 2022.

Trong các tháng mưa (từ tháng 7 - tháng 9/2022), lượng mưa tại Bắc bộ có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN. Trái lại, tại khu vực Tây Nguyên và Nam bộ từ tháng 7-9/2022, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với TBNN. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Ở tháng 7/2022, dự báo, tổng lượng tại Bắc bộ cao hơn TBNN từ 5-10% với xác suất khoảng 60%.

Tháng 10, tổng lượng mưa ở Bắc bộ ở mức cao hơn TBNN từ 10-25% với xác suất khoảng 60%, riêng khu vực Tây Bắc có lượng mưa thấp hơn so với TBNN từ 5-15% với xác suất 65%.

Vi-sao-mua-mua-bao-nam-2022-don-ve-cuoi-nam-8

Các tháng 11-12/2022, tổng lượng mưa tại Bắc bộ ở mức thấp hơn so với TBNN với xác suất khoảng 60-70%.

Đỉnh lũ năm 2022, trên các sông thuộc lưu vực sông Hồng phổ biến ở mức BĐ1-BĐ2, cao hơn năm 2021. Đỉnh lũ năm đến các hồ chứa trên lưu vực sông Đà, sông Gâm và sông Chảy phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN, cao hơn năm 2021.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, theo quyết định số 740/QĐ-TTg, ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ thì quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng sẽ bắt đầu triển khai từ 15/6 hàng năm.

Nhưng năm nay, mưa lớn và diễn biến dị thường. Theo ghi nhận, từ cuối tháng 5, đầu tháng 6 thì lũ đã về và theo đề nghị của các chủ hồ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai đã kích hoạt quy trình vận hành, điều tiết lũ. Còn thông thường hàng năm, công tác vận hành các hồ chứa thường là giữa mùa hoặc cuối mùa mưa lũ.

So sánh với các lần vận hành điều tiết lũ trước đây, ông Trần Quang Hoài cho rằng, trước đó, từ ngày 10 – 13/10/2017, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã phải vận hành xả lũ với lưu lượng gần 16.000 m3/giây. Năm 2017 cũng là lần đầu tiên hồ thủy điện Hòa Bình phải vận hành cả 8 cửa xả nhưng đây là thời điểm đúng mùa lũ

Theo ông Hoài, lũ ở các tỉnh vùng núi phía Bắc ngoài ảnh hưởng do mưa lớn còn có sự cộng hưởng từ lũ chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam. Khi trong thời gian qua, theo ghi nhận, Trung Quốc cũng có mưa rất lớn, cả 5 hệ thống sông của nước này đã vượt mức báo động. Ngoài ra, nhiều hồ chứa của Trung Quốc đã phải xả lũ

Các sông lớn của Việt Nam, trong đó hệ thống lớn nhất đó là sông Hồng và sông Mê Kông chiếm 50% lưu vực và nguồn nước từ các quốc gia thượng nguồn. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã nỗ lực kết nối trao đổi thông tin chia sẻ dữ liệu cơ bản với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Về nắng nóng, khu vực Bắc bộ, nhiệt độ trung bình tháng 7/2022 ở mức xấp xỉ TBNN, tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,5 độ C; từ tháng 10-12/2022 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN khoảng 0,5 độ C. Trong tháng 7/2022 có khả năng tiếp tục xảy ra nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 37 độ C với xác suất 70-80%.

Về không khí lạnh: Dự báo, năm nay không khí lạnh hoạt động sớm trong tháng 10 và tháng 11/2022 và nền nhiệt các tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.

Xem thêm: Dự báo tình hình mưa bão ở miền Bắc từ tháng 6/2022 đến tháng 9/2022

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận