Lá số tử vi lý giải tường tận con người Trần Thủ Độ - nhân vật lịch sử "nửa chính, nửa tà, nửa ma, nửa quỷ"

Sử sách nhận xét Trần Thủ Độ là công thần có công chấm dứt là Lý suy yếu, lập nên nhà Trần hùng mạnh. Nhưng người đời sau lại cho rằng, việc làm của ông đại nghịch bất đạo, trái luân thường, khó lý giả...

Đỗ Thu Nga
09:00 06/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trần Thủ Độ là người có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử Đại Việt trong suốt nửa thế kỷ thay triều đổi đại từ Lý sang Trần. Ông theo bác là Trần Lý và anh họ là Trần Tự Khánh giúp nhà Lý đánh dẹp loạn khắp nơi, được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ. Vua Lý Huệ Tông bệnh nặng lại không có con trai, Trần Thủ Độ đã để vua nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng, rồi lại bàn bạc với các triều thần khác để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Từ đó, nhà Lý chấm dứt, nhà Trần lên thay.

Những câu chuyện xoay quanh thân thế của Trần Thủ Độ

Dù là nhân vật lớn song trong các bộ chính sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, An Nam chí lược... lại không ghi rõ nguồn gốc xuất thân của Trần Thủ Độ. Có nhiều nguồn cứ liệu khác nhau về quê quán của ông.

Một số chính sử chép, Trần Thủ Độ (1194-1264), quê làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng, nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổ tiên của ông vốn làm nghề đánh cá, từ Yên Sinh (Quảng Ninh) sau chuyển về Nam Định, rồi tới Thái Bình. Đến đời thân phụ của Trần Thủ Độ và Trần Lý (ông Trần Thái Tông), họ Trần trở nên giàu có, thu nạp được rất nhiều người trong vùng.

Trong cuốn "gia phả họ Trần" có chép, họ Trần khởi nguồn ở Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay) suốt 1000 năm, bắt đầu từ thời Trần Tự Minh, đến thời Trần Tự Viễn thì nổi tiếng bởi dòng võ học. Để tránh dòng võ Đông A của mình xung đột với phái võ Hoa Sơn của nhà Lý (cùng ở vùng Kinh Bắc) nên đến đời Trần Tự Mai họ Trần chuyển võ đường về Đông Triều, Chí Linh. 

tran-thu-do-va-la-so-tu-vi-khong-phai-ai-cung-co-9
Trần Thủ Độ - một tay khởi dựng nhà Trần

Đến đời Trần Tự Kinh thì họ Trần chuyển về Thái Đường nhờ biết vị trí phong thủy tốt. Trần Tự Kinh có con là Trần Tự Hấp và Trần Tự Huy. Con trưởng Trần Tự Hấp là cố của vua Trần Thái Tông. Con thứ là Trần Tự Duy sinh được Trần Thủ Huy.

Sách “Trần Nhân Tông” có viết rằng: Trần Thủ Huy vốn một trang nam nhi tuấn tú và dũng mãnh. Gặp người bị nạn, Thủ Huy đã ra tay cứu giúp. Không ngờ người đó lại là vị thái tử nhà Lý tên là Lý Long Xưởng, con vua Lý Anh tông. Thái tử mang ơn kết tình huynh đệ với Thủ Huy.

Vốn là người giỏi võ thuật và tài lược, Trần Thủ Huy đã có công dẹp loạn trừ gian trong hoàng tộc nhà Lý. Sau này được vua gả con gái là Đoan Nghi cho và trở thành phò mã.

Khi nghe lời gièm pha, vua đã bắt Trần Thủ Huy và công chúa Đoan Nghi đi sứ phương xa tận nước Kim, nước Liêu (Mông Cổ ngày nay). Đường xa xôi, khó đi nên, công chúa Đoan Nghi trở dạ sinh con trai đặt tên con có chữ "đò" để ghi nhớ sự kiện này. Trần Thủ Huy liền đặt tên cho con là Độ có nghĩa là "bến đò". Từ đó, đứa trẻ này tên là Trần Thủ Độ.

Thủ Độ lớn lên ở thảo nguyên Mông cổ nên bị ảnh hưởng văn hóa thảo nguyên. Sau này, sứ của nhà Lý đến Mông Cổ đón phò mã và công chúa về nhưng Thủ Huy thấy nhà Lý bạc với mình nên quyết không trở về. Vậy là công chúa mang theo Thủ Độ về Đại Việt.

Bất hạnh thay, công chúa Đoan Nghi mất trên đường trở về. Đến Đại Việt, Trần Thủ Độ ở với bác của mình là Trần Lý. Đến thời điểm này các sử liệu mới đề cập về Trần Thủ Độ, các giai đoạn tuổi thơ khi ông ở Mông Cổ thì nhiều sách sử đều không hề biết đến.

Có ý kiến cho rằng, vì sống ở thảo nguyên lâu nên văn hóa Mông Cổ ăn sâu vào nếp nghĩ của Trần Thủ Độ. Vậy nên ông đã có những quyết định khó hiểu, thậm chí trái với đạo lý của Trần Thủ Độ bị các nhà sử học kịch liệt phê phán. Không ai biết rằng đó là do ảnh hưởng văn hóa Mông Cổ mà ông đã trải qua từ thuở nhỏ.

Lấy chị họ làm vợ

Chuyện Trần Thủ Độ lấy hoàng hậu nhà Lý (chị họ) làm vợ gây ra nhiều tranh cãi. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thủ Độ coi việc đó là hết lòng trung, lo việc nước, nhưng có biết đâu thiên hạ đời sau chỉ mặt gọi là giặc giết vua, huống chi lại còn làm thói chó lợn.” Hàm ý rằng hành vi của Trần Thủ Độ như là cầm thú súc vật. Nhưng sự việc này lại có nguyên nhân sâu xa hơn nhiều.

tran-thu-do-va-la-so-tu-vi-khong-phai-ai-cung-co-7
Trần Thủ Độ – Cảnh trong phim “Thái sư Trần Thủ Độ”

Còn theo báo Dân Việt, Trần Thị Dung là con gái của Trần Lý, bác của Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ từ nhỏ đã sống ở nhà Trần Lý, lớn lên cùng với Trần Thị Dung nên từ thuở thiếu thời đã để ý đến chị họ của mình. Tập tục của họ Trần khi ấy là anh chị em họ cách nhau 3 đời thì có thể kết hôn. Vì vậy mà hai người thề non hẹn biển nhưng không ai biết.

Sau này, để tránh nạn Quách Bóc, thái tử Sảm (vua Lý Huệ Tông) phải nương nhờ Trần Lý. Thái tử Sảm đem lòng yêu Trần Thị Dung rồi lấy về làm vợ. Khi thái tử lên ngôi vua thì phong cho Trần Thị Dung làm nguyên phi rồi hoàng hậu.

Trần Thủ Độ tuy căm hận vì bị mất người yêu nhưng vẫn theo Trần Lý và Trần Tự Khánh đánh dẹp các loạn đảng chỉ với mong muốn được gần Trần Thị Dung. Vậy nên khi nhà Trần lên nắm chính quyền thay nhà Lý, Trần Thủ Độ đã cưới Trần Thị Dung, bất chấp luân thường đạo lý.

"Diệt cỏ tận gốc" với nhà họ Lý

Sau này khi xem lá số cho Trần Thủ Độ, Huệ Túc phu nhân đã nói rằng: "Thiên hình miếu địa ở mệnh, thì dù tiên sinh chịu ơn ai một bát cơm, sau sẽ trả bằng một kho thóc. Bị ai mắng một câu, sau này tiên sinh sẽ tru di tam tộc nhà người ta".

Cả đời Trần Thủ Độ chỉ biết đến 1 người là Trần Thị Dung. Mối tình này bắt đầu từ thuở nhỏ, thế nhưng thái tử Sảm nhà Lý đã lấy mất người con gái này, Trần Thủ Độ cũng không thể làm gì khi người đó là thái tử, nhưng ông hận trong lòng từ đó.

tran-thu-do-va-la-so-tu-vi-khong-phai-ai-cung-co-0
Trần Thủ Độ bức tử Lý Huệ Tông

Hơn nữa, Thủ Độ viết cha mình là Thủ Huy không muốn về Đại Việt vì hận nhà Lý đối xử bất công. Thủ Huy từng cứu Thái tử Lý Long Xưởng, giúp nhà Lý trừ nội gian trong triều, dẹp yên các loạn đảng. Thế nhưng chỉ vì nghe theo lời của kẻ gièm pha mà phò mã Trần Thủ Huy cùng công chúa Đoan Nghi bị đẩy đến tận vùng Mông Cổ xa xôi.

Đúng như Huệ Túc Phu Nhân nói, “bị ai mắng một câu, sau này tiên sinh sẽ tru di tam tộc nhà người ta”, Trần Thủ Độ đã diệt hoàng tộc nhà Lý bởi hai mối hận lớn trong lòng.

Yêu cầu người cùng tộc lấy nhau

Trần Thủ Độ chủ trương, người trong cùng họ lấy nhau. Các sử gia xưa vẫn cho rằng, nhà Trần thông qua hôn nhân mà lấy được ngôi của nhà Lý, vì thế,  để đảm bảo tránh nạn ngoại thích nên Thủ Độ yêu cầu người trong họ kết hôn với nhau.

Nhưng thật ra cũng có nguyên nhân khác. Thủ Độ từng sống ở thảo nguyên Mông Cổ, nơi đó nah em con chú con bác lấy nhau rất nhiều. Phụ nữ tái giá là bình thường nên đương nhiên các Khả hãn Mông Cổ có nhiều vợ, với ai có công lao với mình thì Khả hãn cũng có thể đem một số phi tần nhường lại cho họ.

tran-thu-do-va-la-so-tu-vi-khong-phai-ai-cung-co-5
Hình ảnh một vị công chúa nhà Trần (tranh minh họa)

Bởi vậy có thể lý giải được tại sao khi hoàng hậu không thể sinh con trai cho vua Trần Thái Tông thì Trần Thủ Độ đưa vợ của anh vua là Trần Liễu đang mang thai 3 tháng đến làm vợ vua. Đây là quan niệm trên thảo nguyên ảnh hưởng.

Điều này cũng được Huệ Túc Phu Nhân đề cập đến khi xem lá số tử vi cho Trần Thủ Độ:

Nhưng tiếc rằng cung quan ngộ Thiên không(*), nên tiên sinh hành sự bất chấp luật pháp, chẳng kể đạo lý. Có lúc tiên sinh thành người nửa chính, nửa tà, nửa ma, nửa quỷ. Tiểu nữ e muôn nghìn năm sau còn bị dị nghị. Nhưng… dù ai dị nghị, thì chỉ dị nghị về cá nhân tiên sinh. Còn đối với đất nước, quả thật công nghiệp cũng như tấm lòng của tiên sinh sáng như trăng rằm, không ai chê trách được.

Như vậy dù không chấp nhận những việc làm loạn luân thường đạo lý của Trần Thủ Độ, nhưng chúng ta có thể hiểu hơn về con người ông, về cuộc đời vốn nhiều bí ẩn của ông.

Được nước tự trời, mất nước tự trời

Nói về việc thay triều đổi đại, ngoài những nhận xét về tình hình rối ren thời bấy giờ và về Trần Thủ Độ, sử thần Ngô Sĩ Liên cũng nhắc hậu thế về một việc khác:

"Tục truyền rằng Lý [Thái] Tổ khi mới được thiên hạ, xa giá về Cổ Pháp ngự chơi chùa ở hương Phù Đổng, có thần nhân đề thơ ở cột chùa rằng: “Nhất bất công đức thủy, Tuỳ duyên hoa thế gian. Quang quang trùng chiếu chúc. Một ảnh nhật đăng san” (Một bát nước công đức [của Phật], theo duyên sinh hoá ở thế gian. Sáng rực hai lần đuốc rọi, mặt trời gác núi là hết bóng). Sư chùa là Vạn Hạnh đem bài thơ ấy dâng lên. Lý Thái Tổ xem xong rồi nói: “Việc của thần nhân thì không thể hiểu được”. Người đời truyền tụng, không ai biết thơ ấy nói thế nào. Đến khi nhà Lý mất, mới cho bài thi ấy là nghiệm. Vì từ đời Huệ Tông trở lên đến Thái Tổ là tam đời mà Huệ Tông tên là Sảm, tức là mặt trời gác núi, hết bóng. Thế thì nhà Lý được nước là tự trời, mất nước cũng là tự trời vậy".

Nên dẫu là “nửa chính, nửa tà, nửa ma, nửa quỷ”, thì âu Trần Thủ Độ cũng ứng vào đại kiếp mất nước của nhà Lý vậy.

Xem thêm: Dấu tích còn sót lại của Hành cung Thiên Trường: Vùng đất phát tích và hiển đạt của nhà Trần

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận